Xây cầu cao nhất cả nước nối TP.HCM với 2 tỉnh
Cầu rộng 21,7m cho bốn làn xe, trong giai đoạn 1 cho xe chạy với vận tốc 80 km/giờ và giai đoạn hoàn chỉnh cho xe chạy với tốc độ 100 km/giờ. Vốn xây dựng cầu là 3,9 tỷ yen Nhật và hơn 2.844 tỷ đồng.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Liên danh Công ty TNHH Xây dựng Sumitomo MitsuiTổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Liên danh Sumitomo Cienco4) vừa ký kết hợp đồng Gói thầu xây lắp J3 cầu Phước Khánh thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức Long Thành (hợp phần do JICA tài trợ).
Cầu Phước Khánh có tổng chiều dài là 3,1 km; gồm cầu Phước Khánh qua sông Lòng Tàu và cầu cạn qua huyện Cần Giờ, TP HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Phối cảnh cây cầu Phước Khánh cao nhất nước hiện nay.
Cầu rộng 21,7m cho bốn làn xe, trong giai đoạn 1 cho xe chạy với vận tốc 80 km/giờ và giai đoạn hoàn chỉnh cho xe chạy với tốc độ 100 km/giờ. Vốn xây dựng cầu là 3,9 tỷ yen Nhật và hơn 2.844 tỷ đồng.
Mô hình cầu Phước Khánh có độ tĩnh không lớn nhất cả nước sắp được xây dựng.
Cầu Phước Khánh được thiết kế là loại cầu dây văng và là cầu dây văng thứ 2 và có tĩnh không 55 mét (tương đương với cầu Bình Khánh, nối huyện Nhà Bè huyện Cần Giờ, dự kiến tháng 7/2015 thi công), cho luồng hàng hải tàu biển vào cập cảng TP. HCM, là cầu cao nhất nước hiện nay. Dự kiến công trình thi công trong tháng 8/2015 và hoàn thành sau 42 tháng.
Công trình cầu Phước Khánh thuộc gói thầu xây lắp J3 Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành. Dự án có chiều dài 57,1km, đi qua các tỉnh Long An: 2,7km (huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc); TP. Hồ Chí Minh: 26,4km (huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ) và tỉnh Đồng Nai: 28km (huyện Nhơn Trạch và huyện Long Thành).
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h cùng 16 hạng mục cầu, 6 nút giao trong giai đoạn I và 2 nút giao trong giai đoạn II, các cống hộp dân sinh, cống thoát nước và các công trình ngầm, hệ thống ITS toàn tuyến.
Do dự án qua vùng địa chất phức tạp nên dự án có 20,1km cầu và cầu cạn, trong đó có 2 cầu lớn có kết cấu dây văng là cầu Bình Khánh và cầu Phước Khánh với khổ tĩnh không thông thuyền cao 55m, chiều dài nhịp chính tương ứng là 375m và 300m.
Video đang HOT
Tổng mức đầu tư (Giai đoạn I) là 31.320 tỷ đồng (tương đương 1.607 triệu USD), trong đó vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 636 triệu USD, vốn vay của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 635 triệu USD và vốn đối ứng ngân sách nhà nước là 337 triệu USD.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức Long Thành có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế Đông Nam Bộ; khai thác thế mạnh và phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và du lịch của TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Long An và tỉnh Đồng Nai.
Dự án hoàn thành giúp cho giao thông liên vùng phía Tây và phía Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP. Hồ Chí Minh, nối trực tiếp với mạng đường cao tốc quốc lộ, với hệ thống cảng biển Hiệp Phước, Thị Vải Cái Mép và với Sân bay quốc tế Long Thành.
Dự án góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, giảm thiểu tai nạn giao thông; rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa; rút ngắn hành trình từ tỉnh Long An đến TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và ngược lại từ đó thúc đẩy phát huy hiệu quả đầu tư các khu công nghiệp do các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư tại các tỉnh phía Nam.
Bên cạnh đó, đường cao tốc Bến Lức Long Thành sẽ kết nối với đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh Vũng Tàu (dự kiến) tạo thành một phần của tuyến Hành lang kinh tế phía Nam thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) từ Bangkok qua Phnom Penh, TP.Hồ Chí Minh Vũng Tàu.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Sân bay Long Thành sẽ 'không có đối thủ trong khu vực'
100% ĐBQH phát biểu tại hội trường đồng ý với chủ trương xây dựng sân bay quốc tế Long Thành trong phiên thảo luận sáng ngày 4.6.
Góp ý về dự án này, các đại biểu TP.HCM đều đồng ý xây dựng sân bay Long Thành để kết nối toàn bộ khu vực phía Nam.
Xây Long Thành là đúng đắn
"Chủ trương xây dựng sân bay Long Thành trong giai đoạn 1 là nhu cầu bức xúc, cần thiết. Còn bàn chuyện trung chuyển quốc tế thì nên dành cho QH nhiệm kỳ sau", ĐB Trần Du Lịch nói.
Đại biểu Dương Trung Quốc thảo luận tại hội trường về dự án sân bay Long Thành. Ảnh: Lê Phi
ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) thì cho rằng lựa chọn cảng hàng không quốc tế Long Thành là đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ.
ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) tán đồng xây dựng cảng hàng không Long Thành vì "là một cơ hội, nếu bỏ qua cơ hội lần này là rất tiếc", ông Cương nói.
ĐB Cương đề nghị Chính phủ cần quan tâm tới nhất là vấn đề tiến độ dự án tránh đội vốn, vấn đề bố trí tái định cư cho người dân và ổn định cuộc sống tránh khiếu kiện sau này.
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, dự án xây dựng sân bay Long Thành là dự án sinh lợi, tác động đến hội nhập đầu tư tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển bền vững. Việc xây dựng cảng hàng không là cần thiết là bước đột phá của Đảng, chủ trương của Chính phủ để đưa Việt Nam thành nước công nghiệp.
ĐB này đề xuất, cần tập trung quản lý chất lượng công trình, tránh lãng phí, thâm hụt thất thoát ngân sách. Cần tránh việc luồn lách lợi ích của một số đối tượng. Phải xem xét lại tiến độ xây dựng để tránh quá tải, có thể rút ngắn xuống từ 2016 mà không cần phải cứ 2018, chu kỳ xây dựng cũng không nên quá dài mà phải rút ngắn xuống.
"Long Thành có vị thế trời cho"
Theo ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), việc mở rộng nâng cấp sân Tân Sơn Nhất là không khả thi vì đầu tư lớn, tốn kém, đền bù lớn... so với xây Long Thành. Việc nhanh chóng thông qua chủ trương xây Long Thành là cần thiết. Tuy nhiên, để hoàn thiện chủ trương đầu tư cần lưu ý đến tổng mức đầu tư, huy động vốn, phân kỳ, nợ công...
"Tôi đề nghị Chính phủ nên đưa ra một số phương án huy động vốn, phân tích sâu... để các ĐBQH phân tích cho ý kiến. Ngoài ra phải tính toán tới yếu tố trượt giá trong phân kỳ đầu tư, kiểm tra giám sát chặt chẽ tránh lãng phí. Nếu để lãng phí là có tội với dân. Phải để cử tri tin tưởng là chúng ta đi vay về là đầu tư có hiệu quả. Phải đảm bảo người dân di dời có cuộc sống ổn định, có nghề nghiệp việc làm. Nghiên cứu làm rõ hơn về tác động dự án đối với nhân dân xung quanh cảng hàng không, giảm tối đa tác động xấu đến người dân. Cần tính toán cạnh tranh của cảng hàng không Long Thành với cảng hàng không trong khu vực và quốc tế", ĐB Trần Ngọc Vinh kiến nghị
Theo ĐB Vinh, tính đi tính lại thì trước sau gì cũng phải xây sân bay mới. "Nên tôi đề nghị sớm thông qua chủ trương xây dựng sân bay Long Thành, nếu chậm sẽ mất cơ hội vàng", ĐB Vinh nhấn mạnh
Trong khi đó ĐB Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) cho rằng, trên bản đồ hàng không quốc tế, thì Long Thành là tâm điểm của các đường bay và có lợi thế nhất so với các sân bay trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. "Long Thành sẽ là sân bay không có đối thủ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Với vị thế trời cho như thế, Long Thành sẽ là sân bay bận rộn nhất khu vực trong tương lai gần. Sân bay Long Thành sẽ biến Việt Nam là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính, bảo dưỡng máy bay, du lịch...của cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương...", ĐB Bình nói.
ĐB Trần Hoàng Ngân băn khoăn về việc giải quyết quá tải sân bay Tân Sơn Nhất vào năm 2017 và tác động của dự án đối với nợ công.
ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) lại băn khoăn về việc chúng ta giải quyết quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất như thế nào vào năm 2017. Ngoài ra, chưa lường hết biến động kinh tế chính trị thế giới và nợ công thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng. "Tôi đồng ý thông qua chủ trương đầu tư sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Còn giai đoạn 2-3 thì để Quốc hội khóa XIV và XV biểu quyết", ĐB Ngân nói .
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) thì đề nghị cần công khai minh bạch dự án, Quốc hội phải giám sát trong quá trình thực hiện để tạo lòng tin cho người dân. Tránh tình trạng tham nhũng lãng phí trong quá trình triển khai dự án. "Đây là dự án lớn được triển khai trong quá trình kinh tế khó khăn vì vậy cần tăng cường trách nhiệm của Chính phủ, Bộ GTVT. Nếu làm được như vậy thì tôi nghĩ rằng kết qủa sẽ thành công", ĐB Học góp ý.
Theo Lê Phi (Pháp luật TP.HCM)
Cục trưởng Hàng không xin lỗi ông Trần Đình Bá vụ "truy" học vị Tiến sỹ Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam vừa lên tiếng xin lỗi ông Trần Đình Bá vì đã đề cập đến vấn đề học vị Tiến sỹ trong công văn phản hồi của Bộ GTVT vụ "tố" sân bay Long Thành "đạo" thiết kế của sân bay Chek Kap Lok - Hồng Kông. Trong thư xin lỗi gửi tới ông Trần Đình Bá...