Xây cầu 28 tỷ rồi bỏ không: Tỉnh hứa…
Cây cầu được đầu tư 28 tỷ đồng xong rồi để đấy, trong khi người dân địa phương hàng ngày vẫn phải đi qua cây cầu sập sệ trong mùa mưa lũ.
Cầu Nam Trạch bắc qua sông Dinh trên tuyến đường liên xã thuộc xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch ( tỉnh Quảng Bình) được khởi công từ tháng 12/2013 với tổng mức đầu tư 28.392 tỷ đồng.
Sau một thời gian thi công, đến tháng 10/2015, dự án đã cơ bản hoàn thành phần cầu, chỉ còn phần mặt cầu và đường dẫn hai bên cầu thì bị dừng. cho đến nay cây cầu này vẫn chưa thể đưa vào sử dụng.
Cầu Nam Trạch được đầu tư 28 tỷ đồng rồi bỏ không cho đến nay. Ảnh: CAND
Ông Võ Vương Thông – Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án huyện Bố Trạch (đơn vị được giao quản lý dự án) cho biết, dự án bị dừng thi công là do thiếu vốn. Theo ông Thông, để hoàn thành và đưa vào sử dụng, dự án còn thiếu khoảng 9 tỷ đồng.
Để làm rõ hơn vấn đề này, chiều 25/8 Đất Việt đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Quang Hải – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Quảng Bình.
Ông Hải cho biết, đã nắm được thông tin về việc chậm đưa vào sử dụng cây cầu Nam Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình). Phần chính của cầu đã được hoàn thiện, chỉ còn phần mặt chưa thi công xong. Theo chỉ thị 11 của Chính phủ là cấm thi công vượt vốn, đáng ra cầu đã phải thông xe từ cuối năm ngoái.
Video đang HOT
“”Chủ đầu tư (UBND huyện Bố Trạch) đã cho người ra kiểm tra và có báo cáo cụ thể lên UBND tỉnh Quảng Bình xin kinh phí để đáp ứng vốn của năm 2017 rồi triển khai tiếp. Hiện tại, chủ đầu tư cũng đang lên phương án khảo sát, trước mắt xem xét việc thông xe phục vụ cho người dân trong mùa mưa lũ”", Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình nói.
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Trần Công An – Chủ tịch UBND xã Nam Trạch cho hay:
“”Sau khi báo chí thông tin, hôm 24/8 UBND tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở GTVT đã đến kiểm tra và quyết định tiến hành thi công tiếp cây cầu Nam Trạch. Dự tính cuối năm nay sẽ bàn giao cây cầu cho địa phương và chính thức đưa vào sử dụng.
Sau bao ngày chờ đợi, cuối cùng thì tâm tư nguyện vọng của người dân nơi đây cũng đã được đáp ứng. Nếu cầu được thông xe, người dân 2 thôn Đông Thành và Tây Thành đi về trung tâm xã sẽ không phải đi vòng hơn 15km. Sự an toàn của người dân, đặc biệt là các em học sinh sẽ được đảm bảo trong mùa mưa lũ.”"
Người dân xã Nam Trạch cho biết, hàng ngày họ phải di chuyển qua cây cầu cũ đã xuống cấp nghiêm trọng. Nước sông Dinh mùa lũ rất dữ, chỉ cần mưa vừa khoảng 2 ngày là sông mấp mé tràn bờ rồi phủ kín cây cầu. Có khi lũ theo về từ đập Đá Mài và hồ Thác Chuối nhanh đến nỗi người dân không kịp trở tay.
Trước đó, UBND xã Nam Trạch phản ánh, sau năm 2010, cây cầu cũ (được xây dựng từ năm 1989) bắc qua sông Dinh, thuộc địa phận xã Nam Trạch bị xuống cấp nghiêm trọng. Đây lại là một cây cầu đóng vai trò rất quan trọng khi nối liền tuyến đường từ Quốc lộ 1A qua xã Nam Trạch đi Hòa Trạch, thị trấn Việt Trung và đường Hồ Chí Minh.
Vì vậy, UBND huyện Bố Trạch đã trình UBND tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư xây mới ở đây một chiếc cầu nhằm thay thế cây cầu cũ đang chờ sập, góp phần đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông, đặc biệt là trong mùa mưa lũ.
Đến tháng 10/2013, UBND tỉnh Quảng Bình đã đồng ý phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Nam Trạch với tổng mức đầu tư 28.392 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào tháng 12/2013, dự kiến tháng 12/2015 thì hoàn thành. Sau một thời gian thi công, đến tháng 10/2015, dự án đã cơ bản hoàn thành phần cầu, chỉ còn phần mặt cầu và đường dẫn hai bên cầu thì bị dừng cho đến nay.
Thiên An
Theo_Báo Đất Việt
Chồng cũ sát hại vợ ở Thanh Hóa: Chưa tìm được con dao gây án
Một cán bộ công an huyện Thiệu Hóa cho biết, sau khi vụ án mạng xẩy ra lực lượng công an đã thu giữ được một số hung khí nóng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa tìm thấy con dao gây án.
Trước đó vào khoảng 19h ngày 16/3, Lợi mang theo dao, côn, gậy ba khúc tìm đến nhà bố mẹ đẻ người vợ cũ mật phục. Vừa thấy chị T. đi dạy về, gã xông ra đánh đập liên tục.
Chưa dừng lại ở đó, Lợi dùng dao nhọn đâm thẳng vào cổ chị T. khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Sau đó, đối tượng cầm dao bỏ trốn.
Ngôi nhà cũ của vợ chồng Lợi và gia đình bố mẹ vợ chỉ cách nhau vài trăm mét. Được biết, chị T. là con thứ hai trong gia đình có 5 chị em gái. Chị L. vốn là cô giáo xinh đẹp, hiền lành, lại là giáo viên mầm non trong xã. Dù nhiều người theo đuổi nhưng chị đem lòng yêu Lợi, một thanh niên cùng làng.
Từ ngày cưới nhau về, chị luôn chịu những trận đòn nhừ tử của người chồng vũ phu. Cứ mỗi lần rượu say, Lợi về nhà đánh đập người vợ thậm tệ.
Hiện trường nơi xẩy ra án mạng.
Do không chịu nổi những trận đòn của chồng, khi hai đứa con đã lớn, chị T. quyết định làm đơn ra tòa. Tưởng chừng cuộc sống bình yên sẽ đến sau những ngày ly dị người chồng tàn ác, nhưng gã vẫn không chịu buông tha.
Ly dị được ba tháng thì có tới 5 lần người chồng sang nhà tìm chị T. hành hung. Nhiều lần tìm chị T. không thấy, gã chồng vũ phu còn đến trường học của vợ quấy phá.
Theo người nhà nạn nhân kể lại, cách đó một hôm, Lợi cũng đã sang nhà đe dọa và đánh đập chị T. Chiều hôm 16/3, trong người ngấm men rượu, gã lại đến nhà bố mẹ vợ gây sự. Đứa con trai cả vào can ngăn đã bị Lợi đánh trọng thương ở tay.
Thấy vậy, người nhà vợ chống trả thì gã về nhà mang theo dao, côn, gậy ba khúc đến mật phục trước cổng. Khi chị T. vừa đi làm về, gã xông ra đánh gục ngã rồi dùng dao nhọn đâm vào cổ.
"Hôm nay trong làng có đám cưới, anh Lợi uống say rồi đến nhà em gây sự. Đứa con trai cả vào ngăn cản bố, anh ta đã đánh gãy tay phải đi bó bột ngay trong buổi chiều. Bọn em chống trả cũng bị anh ta đánh lại. Sau đó anh Lợi bỏ về mang theo vũ khí đến mật phục ở cổng thì gặp chị gái em đi làm về. Thấy vợ, Lợi xông ra đánh và đâm", anh Dương Văn H. (em trai nạn nhân) kể lại.
Một cán bộ Công an huyện Thiệu Hóa cho biết, sau khi vụ án mạng xảy ra, lực lượng công an đã có mặt khám nghiệm hiện trường đã thu giữ một đôi côn, một chiếc gậy ba khúc (gậy rút) của hung thủ để lại. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa tìm thấy con dao gây án.
Hiện, vụ việc vẫn đang được Công an tỉnh Thanh Hóa mở rộng điều tra.
Thiện Quyền
Theo_Người Đưa Tin
Bản làng như ốc đảo, dân bơi lội vượt sông Bị ngăn cách bởi dòng sông Đặt, bản Hón Cánh (Thanh Hóa) biệt lập như một ốc đảo. Học sinh đến trường, người lớn muốn đi ra ngoài phải liều mình bơi lội qua dòng nước xiết. Nằm cách TP Thanh Hóa gần 100 km về hướng Tây, bản Hón Cánh (xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân) có khoảng 16 hộ dân người...