Xây cảng nổi… Trung Quốc tham vọng thực hiện vùng cấm bay?
“Xây cảng nổi và hàng loạt các công trình trái phép khác ở Hoàng Sa, Trường Sa sẽ giúp Trung Quốc leo thang thực hiện tham vọng vùng cấm bay…”, tướng Lê Mã Lương nhận định.
Liên quan đến thông tin Trung Quốc đang phát triển nhiều cảng nổi để hỗ trợ cho quá trình cải tạo đất trái phép ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam mà hãng tin IHS Jane’s dẫn lời quan chức từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tàu biển Trung Quốc (CSSRS) cho biết, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam về mục đích và tham vọng của Trung Quốc tại các hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Phiên bản đồ họa của những cảng nổi này được trình chiếu tại triển lãm Shiptec China 2014.
- Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng cảng nổi ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Thiếu tướng nhận định gì về hành động này của Trung Quốc?
- Trung Quốc xây dựng cảng nổi ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy tình hình biển Đông ngày càng nghiêm trọng. Trung Quốc ngày càng lấn tới. Hành động này dẫn đến nguy cơ mà nhiều người không lường trước được. Bởi việc xây dựng cảng nổi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc sẽ thực hiện âm mưu biến các bãi đá san hô thành đảo nhân tạo, thậm chí thành những căn cứ quân sự lớn. Khi hoàn thành, các đảo này sẽ nối với nhau thành hệ thống các đảo quân sự, rút ngắn khoảng cách 1000 km từ đảo Hải Nam đến Trường Sa. Đồng thời, việc làm này tạo điều kiện cho các máy bay trực sẵn thành tổ hợp quân sự cực lớn, khống chế Biển Đông. Hơn nữa, việc triển khai nhiều cảng nổi, Trung Quốc có thể xây dựng hàng loạt các khu định cư ở các đảo do nước này chiếm đóng trái phép ở Trường Sa và Hoàng Sa. Qua đó, Trung Quốc sẽ làm mạnh hơn yêu sách chủ quyền trên Biển Đông. Trung Quốc muốn thao túng, làm những chuyện lớn, chứ không dừng lại ở việc biến các bãi san hô thành đảo nhân tạo.
- Hành động này của Trung Quốc nếu thực hiện thành công thì không chỉ vùng biển chủ quyền của Việt Nam, mà các nước khu vực có chung lãnh hải trên Biển Đông sẽ bị ảnh hưởng nặng nề thế nào?
- Chắc chắn khi hoàn thành, Trung Quốc sẽ khống chế các nước liên quan đến Biển Đông, điều này là rõ ràng bởi bản thân Trung Quốc đang tranh chấp nhiều địa danh với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, trực tiếp là Việt Nam thì chúng ta đã bị mất một số đảo. Những quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc từng chiếm đóng, chứ không phải là các quần đảo tranh chấp. Vì vậy, bất kỳ hành động nào của Trung Quốc trên hai quần đảo này cũng đều là bất hợp pháp. Đó là những hành động phi pháp mà ta đã lên án từ lâu.
Video đang HOT
- Việc xây dựng cảng nổi tại Hoàng Sa, Trường Sa, cùng với hàng loạt các hoạt động xây dựng trái phép ở đảo Gạc Ma bao gồm xây đường băng và trạm radar nhằm kiểm soát toàn bộ Biển Đông, đã chứng tỏ Trung Quốc vẫn đang thực hiện âm mưu độc chiếm bá quyền Biển Đông, Thiếu tướng có thể nói rõ hơn về âm mưu này?
- Từ Gạc Ma vào TP HCM chỉ 800 km, đường bay từ đảo Gạc Ma, Phú Lâm, Chữ Thập có thể khống chế các khu vực phòng thủ của mình. Việc này cực kỳ nguy hiểm. Sau động thái xây dựng sân bay nhân tạo ở Gạc Ma, Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay nhân tạo tại đảo Chữ Thập. Nếu hoàn thành thì sẽ là mối lo ngại của hệ thống phòng thủ quốc phòng của ta. Bởi vì nó sẽ thành một cụm từ Gạc Ma, Phú Lâm, đảo Chữ Thập, từ đây Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến như Su-30, J-11 và J-10, mà không phải tiếp dầu ở trên không. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc lắp đặt các trạm radar để kiểm soát vùng không lưu. Nếu lắp đặt hệ thống radar, Trung Quốc có thể nắm được hoạt động của tàu ngầm Việt Nam và bộ đội của ta trên các đảo của Việt Nam.
Thiếu tướng Lê Mã Lương.
Những hành động trái phép thể hiện sự ngang ngược của Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận quốc tế; phản ánh bản chất cực kỳ nguy hiểm của Trung Quốc; thể hiện tham vọng độc chiếm biển Đông, mở đường ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương để thực hiện mưu đồ đế quốc biển.
Nguy hại hơn, rất có thể, khi thực hiện xong những âm mưu trên, Trung Quốc sẽ thực hiện vùng cấm bay, khi đó chúng ta muốn đi thông qua đường hàng không, lãnh hải này phải xin phép Trung Quốc trên chính vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Hành động này cũng giống như việc Trung Quốc đã từng làm với Nhật Bản ở đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
- Việt Nam cần làm gì trước những hành động trên của Trung Quốc?
- Thời gian qua, chúng ta đấu tranh theo phương pháp mềm mỏng nhưng Trung Quốc lại càng ngang nhiên thực hiện những hành động trên. Chúng ta phải nhìn nhận những hành động của Trung Quốc không phải bình thường mà rất bất bình thường. Việc lấy lại những quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm giữ, bây giờ mà chúng ta không kiên quyết lấy lại thì đến đời con cháu, chúng ta cũng khó mà lấy lại. Việt Nam phải đấu tranh ngoại giao, làm tốt công tác tuyên truyền đối ngoại. Bên cạnh đó, Việt Nam cần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân, quyết liệt trên con đường ngoại giao để Trung Quốc phải chùn bước trong hành trình thực hiện những âm mưu sai trái. Cùng với đó, chúng ta phải chuẩn bị các phương án khi thấy dấu hiệu nguy hiểm, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.
- Xin cảm ơn Thiếu tướng Lê Mã Lương về cuộc đối thoại trên!
Theo Kiến Thức
Trung Quốc điều 400 tàu tuần tra ở biển Đông và Hoa Đông
Trung Quốc triển khai khoảng 400 tàu tuần tra để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền phi pháp tại Biển Đông và biển Hoa Đông, theo tạp chí quân sự Asia Military Review (Thái Lan).
Tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống giàn khoan HD-981 trong thời gian giàn khoan này hoạt động phi pháp trong vùng biển của Việt Nam.
Trọng tải của 400 tàu tuần tra trên biển của Trung Quốc nằm trong khoảng từ 1.150 tấn đến 3.400 tấn, theo tạp chí Thái Lan.
Trung Quốc hiện có một hạm đội tàu tuần duyên lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương, trang tin Want China Times trích dẫn bản tin của Asia Military Review cho biết.
Các cơ quan hành pháp hàng hải Trung Quốc được cho sắp nhận thêm 36 tàu, Asia Military Review cho hay, nhưng không có biết thời điểm cụ thể.
Tạp chí Thái Lan cũng bình luận rằng lực lượng tuần duyên Nhật Bản hiện chỉ có 50 tàu tuần duyên, nhưng chất lượng các tàu này vượt trội tàu Trung Quốc.
Trung Quốc đã đóng 18 tàu hộ tống Type 056 cho lực lượng hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và loại tàu này được cho là thiết kế để đối đầu với Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản trong trường hợp có xung đột tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Kiên quyết phản đối Trung Quốc xây dựng đường băng trên đảo Phú Lâm
Ngày 7.10, mạng Tin tức Hải Nam (Trung Quốc) đưa tin Trung Quốc đã hoàn tất việc mở rộng cảnh quan, xây dựng đường băng có chiều dài 2.000 m cùng các trang thiết bị hỗ trợ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao, ngày 9.10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước hành động nêu trên của phía Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: "Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc ký tháng 10.2011, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình biển Đông thêm căng thẳng và phức tạp, không có lợi cho việc phát triển mối quan hệ giữa hai nước".
Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh hành động nêu trên của Trung Quốc là vô giá trị, không thể làm thay đổi thực tế là Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: "Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không để tái diễn những hành động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông".
Theo Thanh Niên
Tình hình biển Đông không ổn định Hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc không làm thay đổi hiện trạng pháp lý trên biển Đông. "Căng thẳng ở biển Đông: Chiến tranh lạnh châu Á?" là tiêu đề một chương trình phát thanh trên trang asianewsweekly.net. Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc (TQ) ngày 30/10 nhận định "tình hình biển Đông vẫn ổn định". Cùng ngày, trang Eurasia...