Xấu mặt vì Musudan, Triều Tiên “víu” vào tên lửa khác?
CHDCND Triều Tiên tuyên bố nước này vừa phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo có tên là Hwasong-10, hãng thông tấn KCNA đưa tin.
Ảnh minh họa
Tin tức về vụ thử thành công tên lửa Hwasong-10 được đưa ra vài giờ sau khi hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết Triều Tiên vừa thực hiện hai vụ phóng tên lửa thất bại liên tiếp vào buổi sáng ngày hôm qua (22/6). Hai tên lửa đó đều rơi xuống biển Nhật Bản.
“Bình Nhưỡng đã phóng đi một tên lửa không xác định từ khu vực gần Wonsan lúc khoảng 5h58 sáng”, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Hàn quốc hôm qua cho hãng tin Yonhap biết. Hai tiếng sau đó, Triều Tiên tiếp tục bắn đi một tên lửa nữa.
Giới chức quân sự Mỹ và Hàn Quốc cho rằng, hai tên lửa mà Triều Tiên bắn đi sáng ngày hôm qua là thuộc loại tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Vụ phóng đầu tiên đã thất bại. Tên lửa thứ hai đã đạt được một độ cao nhất định theo hướng về phía Nhật Bản trước khi rơi xuống biển, cách vị trí nó được bắn đi khoảng 400km.
Đây là lần thứ 5 liên tiếp Triều Tiên tiến hành một vụ thử thất bại đối với tên lửa Musudan.
Musudan là tên lửa có tầm bắn ước tính lên tới từ 2.500 đến 4.000km. Với tầm bắn như thế này, Musudan có thể đe doạ toàn bộ lãnh thổ của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như các căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam.
Tên lửa Musudan lần đầu tiên được tiết lộ tại một cuộc diễu binh quân sự ở thủ đô Bình Nhưỡng vào tháng 10 năm 2010 và được tuyên bố là một tên lửa do Triều Tiên hoàn toàn tự chế tạo. Giới phân tích an ninh và quân sự cho rằng, đó là một tên lửa tầm trung di động với đầu đạn đơn và nhiên liệu phản lực lỏng. Tên lửa Musudan được thiết kế dựa trên tên lửa R-27 của Nga và sử dụng công nghệ tên lửa Scud có từ thời Xô-viết. Triều Tiên được tin là đang sở hữu trong tay tới 30 tên lửa Musudan và loại tên lửa này lần đầu tiên được triển khai là vào năm 2007 dù cho đến tận năm nay chúng mới thực sự được đưa vào bắn thử.
Video đang HOT
5 vụ phóng thử tên lửa Musudan thất bại liên tiếp nói trên rõ ràng đã khiến chính quyền của Chủ tịch Kim Jong Un mất mặt bởi trong thời gian qua họ đang ra sức tuyên truyền về những bước tiến mạnh mẽ trên con đường phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này. Nhiều nước sẽ có thêm lý do để nghi ngờ về sức mạnh tên lửa, hạt nhân thực sự của Triều Tiên.
Tuy nhiên, Chủ tịch trẻ của Triều Tiên hôm qua tuyên bố, sau khi giám sát vụ phóng thử một tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung, ông này tin rằng, nước ông “chắc chắn có khả năng tấn công” các lợi ích của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Vụ phóng thử đã diễn ra thành công mà không gây ảnh hưởng gì đến an ninh của các nước láng giềng, hãng tin KCNA đưa tin, ám chỉ đến tên lửa có tên là Hwasong-10.
“Chúng ta đã có năng lực chắc chắn để có thể tấn công theo một cách toàn diện và thực dụng nhằm vào các lợi ích của Mỹ ở Thái Bình Dương”, hãng tin KCNA dẫn lời ông Kim cho biết.
Hàn Quốc và Mỹ lên án vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng là một hành động vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc và là điều không thể chấp nhận được. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani tin rằng, vụ thử của Bình Nhưỡng là dấu hiệu cho thấy mối đe dọa mang tên Triều Tiên đối với Nhật Bản đang ngày càng tăng lên.
Từ đầu năm đến giờ, Triều Tiên liên tục gây sóng gió trong khu vực. Hôm 6/1, Triều Tiên đã gây rúng động thế giới bởi một vụ thử hạt nhân mới – vụ thử hạt nhân thứ tư đầy bất ngờ. Và những tháng tiếp sau đó, Bình Nhưỡng liên tục bắn đi hàng loạt tên lửa, cả tầm ngắn và tầm trung, khiến khu vực bán đảo Triều Tiên luôn trong tình trạng “ nóng như lửa”, sẵn sàng bùng cháy bất kể lúc nào.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_Xã hội thông tin
Hậu quả của việc Triều Tiên thử thành công tên lửa Musudan
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố Triều Tiên đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan, mặc dù nó chỉ bay cách điểm phóng có 400 km.
Hôm 22/6, CHDCND Triều Tiên đã phóng thử hai tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan (Hwasong-10) sử dụng nhiên liệu lỏng. Đây là vụ phóng thử tên lửa Musudan thứ 5 và ths 6 trong năm nay. Các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan bắt đầu vào giữa tháng tư, trùng với dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch lập quốc Kim Il-sung, ông nội của nhà lãnh đạo hiện nay Kim Jong-un. Tất cả 4 vụ phóng thử trước đó đều thất bại vào lúc khởi động hoặc ngay sau khi phóng.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan trong cuộc diễu binh ở Bình Nhưỡng. Ảnh EPA
Vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan lần thứ 5 trong ngày 22/6 cũng thất bại, mặc dù tên lửa đã bay xa hơn so với các vụ thử rước đó.
Chỉ có vụ thử Musudan thứ 6 mới được cho là thành công. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani ghi nhận tên lửa Musudan đã bay lên tới độ cao hơn 1.000 km và với "tầm bắn" cách bãi phóng gần thành phố Wonsan khoảng 400 km.
Việc tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan leo lên tới độ cao trên 1.000 km là một cột mốc đáng lo ngại, đặc biệt khi Bình Nhưỡng lắp các đầu đạn hạt nhân thu nhỏ mới vào tên lửa.
"Tầm bắn" 400 km khiến người ta dễ hiểu nhầm vì nếu tên lửa Musudan được phóng lên với góc độ nhỏ hơn, tầm bắn tối đa của nó sẽ là 3.500 km.
Thật vậy, vào sáng 23/6 - một ngày sau các vụ phóng thử hai tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố vụ thử tên lửa thành công mỹ mãn và nhấn mạnh rằng Bình Nhưỡng giờ đây đã có thể tấn công các mục tiêu của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương như ở Guam và những nơi khác.
Có vẻ như nhà lãnh đạo Kim Jong-un rất hài lòng với việc tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan có thể leo lên đến độ cao hơn 1.000 km, trong phạm vi 400 km.
Tuyên bố ngày 23/6 của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng giúp giải thích lý do vì sao CHDCND Triều Tiên quyết tâm phóng thử tên lửa Musudan, mặc dù đã nhiều lần thất bại trong năm nay. Ông Kim Jong-un cần chứng minh rằng Triều Tiên có thể chế tạo được các loại tên lửa đạn đạo không chỉ có thể tấn công Guam ở Thái Bình Dương mà còn tấn công vào sâu trong lãnh thổ Mỹ.
Có tin nói, Triều Tiên đã có trong tay các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08 và KN-14 có khả năng tấn hầu hết các lục địa Mỹ. Chỉ có điều, hai loại tên lửa đạn đạo này chỉ được đem ra diễu binh nhưng chưa một lần được phóng thử.
Chuyên gia Jeffrey Lewis, một nhà quan sát Triều Tiên tại Trung tâm không phổ biến vũ khí hạt nhân Martin lưu ý: "Nếu chúng ta không làm gì cả, điều này sẽ dẫn đến việc Bắc Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08 ".
Vụ Bình Nhưỡng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan chính là một lời nhắc nhở cho các nhà hoạch định chính sách ở Hoa Kỳ và trong khu vực về việc CHDCND Triều Tiên tiếp tục tiến bộ vững chắc trong các chương trình tên lửa-hạt nhân của nước này.
Tuyên bố ngày 23/6 của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho thấy việc thử nghiệm tên lửa Musudan đã được hoàn tất thành và Bình Nhưỡng có thể tiếp tục thử nghiệm các loại tên lửa "khủng" hơn trong kho vũ khí của nước này.
Kịch bản ác mộng đối với thế giới là Bình Nhưỡng sử dụng các thành tựu đạt qua các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan vào việc thử nghiệm tên lửa liên lục địa ICBM KN-08 , với một vụ nổ hạt nhân trong khí quyển.
Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ Trung-Triều "cơm chẳng lành, canh không ngọt" như hiện nay, Bình Nhưỡng có thể chỉ giới hạn trong việc thử tên lửa Musudan, sau khi chứng minh được khả năng tấn công các căn cứ quân sự Mỹ ở Guam bằng vũ khí hạt nhân. Vào thời điểm nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn vì các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc và nông nghiệp thất bát, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có nhiều rất lý do để tập trung ưu tiên và các nguồn lực hạn hẹp cho lĩnh vực kinh tế.
Minh Châu (Theo The Diplomat)
Theo_Kiến Thức
Mỹ cảnh báo Trung Quốc ngừng gây hấn sau phán quyết Washington tuyên bố sẽ duy trì cam kết an ninh ở khu vực, đối phó với bất cứ hành động gây hấn nào của Trung Quốc. Reuters đưa tin, Mỹ hôm 22-6 đã kêu gọi Trung Quốc tránh gây thêm các hành động khiêu khích sau khi tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền...