Xấu hổ vì vợ sống 2 mặt
Tôi cảm thấy chán nản vì cách cư xử của vợ mình. Bố mẹ tôi vợ cũng khéo, người thân của tôi vợ cũng khéo, người ngoài thì khỏi phải nói làm gì.
Cứ hỏi cái này có đẹp không, cái kia có đẹp không là y như rằng họ nhìn nhau cười. Vì vợ tôi chắc chắn sẽ khen, không bao giờ có một lời chê… (ảnh minh họa)
Mỗi lần vợ cất lời là tôi cảm thấy nổi cả da gà vì cái sự khéo léo đến lạ của vợ. Người ta khéo thì khéo ở cái tâm, nhưng đây vợ mình chỉ được cái miệng, khen ngợi người ta hết lời nhưng mà sau đó thì lại bĩu môi dài thườn thượt, chê bai đủ kiểu với chồng.
Cái chuyện vợ khéo thì chồng được nhờ, nhưng mà khéo lộ liễu kiểu vợ tôi thì thiên hạ họ nhận ra hết. Chỉ người nào chưa thân quen, mới gặp vài lần đầu thì thích thú. Thế nên, vợ tôi có rất nhiều bạn thân, thân đến mức mà chỉ thấy hai người ấy tâng bốc nhau trong một cuộc hẹn hò cà phê.
Ngày yêu nhau, tôi thấy vợ là một người biết cư xử. Nói chung, dù mới gặp bạn bè tôi lần đầu nhưng lúc nào em cũng tỏ ra vui vẻ, hồ hởi, gần gũi. Đó là điều tôi cảm thấy rất hài lòng. Tôi cũng yêu vợ bởi chính những điều đó. Bạn bè tôi ai cũng hết lời khen ngợi em, nói em dễ gần, biết ăn nói, tiếp xúc rất dễ chịu.
Chúng tôi cưới nhau sau hơn hai năm tìm hiểu. Tình yêu thật đẹp và cũng nhiều điều đáng nói. Thật ra, tôi cũng biết sự khéo léo của vợ từ khi yêu nhau nhưng nghĩ vợ khéo như vậy với người ngoài để thể hiện sự thân thiện của mình cũng không sao. Với lại, lúc yêu chưa được chứng kiến nhiều như khi cưới nhau.
Ngày yêu nhau, tôi thấy vợ là một người biết cư xử. Nói chung, dù mới gặp bạn bè tôi lần đầu nhưng lúc nào em cũng tỏ ra vui vẻ, hồ hởi, gần gũi. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Ngày về làm vợ chồng, được nửa năm thì đúng là, tôi không thể nào chịu được cái tính hay nói của vợ. Vợ khéo léo một cách giả tạo, khiến tôi sởn hết da gà. Người ngoài không nói làm gì, ngay cả với người thân của tôi, vợ cũng dở trò như vậy, tôi phiền lòng lắm.
Có lần, chị họ của tôi tới nhà chơi, vợ tôi bảo: “Ôi chị, hôm nay nhìn chị xinh quá cơ. Chị làm kiểu tóc này ở đâu đấy, trẻ ra mấy tuổi?”. Chị họ của tôi có vẻ thích thú lắm, vì đàn bà mà, ai chẳng thích được khen, được nịnh. Thậm chí họ biết chỉ là câu nịnh thì họ cũng sẽ rất hài lòng. Tôi cười khen vợ khéo léo, biết làm chị họ tôi vui. Thế mà tôi ấy tôi bảo vợ tôi là &’mai em làm kiểu tóc như chị L, nhìn xinh và trẻ ra còn gì’. Vợ tôi đùng đùng bảo &’ai làm tóc như bà ấy, nhìn như bà già. Điên à mà làm như vậy mới tí tuổi. Đẹp cái gì cho cam, già khú, em chỉ khen vậy cho chị ấy vui lòng thôi, mất gì câu nịnh’.
Nghe vợ nói, tôi choáng luôn. Tôi không nghĩ vợ lại như vậy. Thật ra, sự khéo léo có thể chấp nhận được nhưng khi được tôi đề cập chuyện làm tóc như vậy, vợ không nên nói toạc ra thế để chồng biết bản chất của mình. Có thể cũng là sự khéo léo nhưng mà không nên dùng những lời lẽ đay nghiến, nói là xấu như ma, già khú này kia để nói về người chị họ của tôi. Tôi có chút thất vọng về vợ…
Rồi, có hôm đi với bạn bè tôi, vợ cũng hồ hởi khen. Cái gì vợ cũng khen, khen hết lời đến bạn tôi còn nhìn nhau. Có lẽ lâu ngày họ biết tính vợ tôi. Cứ hỏi cái này có đẹp không, cái kia có đẹp không là y như rằng họ nhìn nhau cười. Vì vợ tôi chắc chắn sẽ khen, không bao giờ có một lời chê…
Mấy cô bạn mẹ chồng tới nhà chơi, vợ ra chào hỏi đon đả &’cháu chào các cô các bác, các bác đến nhà chơi ở lại ăn cơm với bố mẹ cháu ạ’. Các cô khen con dâu của mẹ tôi nhanh nhẹn này nọ, vợ tôi cười tít mắt. Vào trong nhà vợ bảo &’mấy bà ấy mà ở lại ăn thì có mà chết à, thóc đâu mà đãi…’. Tôi thấy hơi buồn, nhìn vợ một cách khó hiểu. Tôi cau mặt &’bạn của mẹ, ở lại thì vui với mẹ, có gì đâu mà em nói thế. Lần sau nếu em không thích thì đừng ra vẻ hồ hởi mời chào người ta. Nhỡ người ta ở lại thì em tính sao?’. Vợ tôi im lặng không nói gì.
Em bị cái bệnh hay tâng bốc, nên cái gì mua biếu bố mẹ chồng là cũng khen nấy khen để &’mẹ ơi, cái này đẹp quá, con mua tận bên nước ngoài, nhờ bạn đặt hộ’. Em bảo nói vậy cho người già thích, vì nói hàng rởm thì bố mẹ lại không vui, hay là lại nghĩ con thế này thế kia. Tính ra, vợ tôi cũng chịu khó chăm sóc bố mẹ chồng nhưng mà cách vợ đối xử như vậy, tôi không đoán được thật ra trong tâm vợ nghĩ gì. Nhỡ đâu một ngày nào đó, vợ lại lật mặt, nói mẹ tôi không ra gì thì có mà chết dở….
Tôi không buồn nói chuyện với vợ. Tôi cảm thấy chán nản vì cách cư xử của vợ mình. (ảnh minh họa)
Những câu khen của vợ, câu ca ngợi của vợ giờ đây với tôi không còn giá trị gì nữa. Tôi cảm nhận toàn là sự giả tạo, toàn là những lời nói sáo rỗng, nịnh nọt, tôi cảm thấy ái ngại vô cùng.
Tôi không buồn nói chuyện với vợ. Tôi cảm thấy chán nản vì cách cư xử của vợ mình. Bố mẹ tôi vợ cũng khéo, người thân của tôi vợ cũng khéo, người ngoài thì khỏi phải nói làm gì. Vợ khéo léo để lấy lòng họ, tốt với họ thì không sao nhưng sau vợ lại quay ra đay nghiến, xúc phạm họ thì thật tình, cái sự khéo của vợ làm tôi cảm thấy xấu hổ với thiên hạ.
Lần này, tôi quyết định về nói chuyện với vợ, nói hết những gì tôi suy nghĩ. Mong vợ bỏ ngay cái tính đó đi chứ tôi không thể nào chấp nhận được cái kiểu như vậy. Đó là một người xấu, sống hai mặt, bằng mặt nhưng không bằng lòng…
Theo Eva
Người đàn bà và nỗi sợ bé sơ sinh
Chuyện hiếm muộn, vô sinh xuất hiện nhan nhản khắp các bệnh viện. Và bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng không có con, mang thai sảy thai chưa chắc là tại mẹ... Ấy vậy mà, dòm đi ngó lại, ở biết bao ngóc ngách cuộc sống, áp lực phải đẻ hoặc ly hôn (hoặc hậu quả gì nữa)... vẫn đè nặng lên vai người phụ nữ.
Niềm hạnh phúc của người cha khi nhận lại đứa con bị bắt cóc. Ảnh: Hà Minh
Đã có hai vụ bắt cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện xảy ra. Ngoài cái lo lắng lớn nhất của các bà mẹ là con mình có thể bị bắt mất bất cứ lúc nào dù đang nằm viện thì còn một nỗi buồn tội nghiệp hơn vậy nữa, khi những "tay bắt cóc" này khai ra nguyên nhân của họ: là để có một đứa con cho chồng/gia đình chồng hài lòng.
Có thấy hai người phụ nữ ấy phải liều mình, nghĩ ra đủ chiêu trò, đổi xe ôm, lân la bắt bé... cuối cùng chỉ để hiện ra một mục đích là... bắt một em bé làm con mình vì bị sảy thai/không có thai, sợ người đàn ông mình yêu bỏ.
Chuyện cứ như đùa này khoảng 10 năm về trước ai cũng nghe quen thuộc. Trong xóm có ông chồng này bỏ bà kia vì bà không sinh được con. Ngoài phố có cô con dâu này bị mẹ chồng ép ly dị vì mãi không đẻ cháu trai cho bà bế mà toàn đẻ cháu gái.
Có chuyện ở làng nghe như tiểu thuyết, hai anh chị lấy nhau không đẻ được con, bố mẹ chồng ép chia tay để anh kiếm vợ mới có cháu nối dõi tông đường, chia tay xong hai người hai ngả, ai lấy chồng lấy vợ cũng đẻ ra con, chỉ tiếc một mối duyên không thành. Cộng thêm cả chuyện "hình sự" kiểu vào bệnh viện cướp con này nữa mới thấy sau 10 năm giàu có hiện đại bình đẳng qua rồi, thân phận đàn bà vẫn nhọc nhằn khủng khiếp.
Chuyện hiếm muộn, vô sinh xuất hiện nhan nhản khắp các bệnh viện. Và bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng không có con, mang thai sảy thai chưa chắc là tại mẹ mà có khi tại cả cha, tại gien, tại bệnh... tại biết bao nguyên do từ môi trường, cuộc sống, stress. Ấy vậy mà, dòm đi ngó lại, ở biết bao ngóc ngách cuộc sống, áp lực phải đẻ hoặc ly hôn (hoặc hậu quả gì nữa)... vẫn đè nặng lên vai người phụ nữ.
Đến ngày 8/3, người ta ca ngợi những người đàn ông quỳ xuống dâng hoa tặng vợ. Phụ nữ khắp nơi nói rằng đi du lịch, sống tự do... mới là bình quyền. Vậy mà ai cũng quên mất rằng, ngay cả với nỗi buồn hiếm muộn, chưa có con, xã hội cũng cần phải bình đẳng hơn với người muốn làm mẹ mà chưa may mắn.
Xã hội (hay gần nhất là mẹ chồng) thay vì tìm cách ném đứa con dâu "không biết đẻ" ra ngoài đường bằng những lời thóa mạ hoặc đồn thổi, lẽ ra là người mẹ nên chia sẻ nỗi buồn hay thậm chí là nhiệt tình cổ động con trai mình cùng vợ đến bệnh viện tìm hiểu xem sự hiếm muộn là do ai? Làm sao để cặp đôi con mình có thể có em bé sớm?
Trong trường hợp buồn nhất là họ không có con hẳn đi nữa, thì sự yêu thương và gắn bó của một cặp vợ chồng không con hạnh phúc chắc cũng tốt chứ không cần phải đến mức xua đuổi con dâu "kém cỏi" đi bằng một cuộc ly hôn ép buộc.
Người đàn ông không sinh ra với thân phận mang bầu thì cũng nên hiểu rằng chưa có con được hoặc không có con không phải là điều vợ mình thích thú gì. Nó là một nỗi buồn như trăm ngàn nỗi buồn khác mà một đời vợ chồng, khi đeo nhẫn kết hôn vào tay, người ta thề là sẽ chia sẻ và nâng đỡ nhau để vượt qua khổ nhọc. Vậy tại sao vẫn còn những người đàn ông buông lời đe dọa kiểu: "Tôi sẽ bỏ cô nếu cô vô sinh!" hay "Không đẻ được thì cô làm vợ để làm gì?" Chưa kể đến trường hợp "tê tái" nhất là có khi đi khám bệnh đã đời thì lòi ra nguyên nhân hiếm muộn lại là do... anh chồng hùng hồn ấy chứ không phải vợ.
Cuộc sống hiện đại thêm trăm bề cũng là thêm nhiều nỗi khổ. Có em bé bây giờ đâu có dễ như ông bà ngày xưa, môi trường trong sạch, ít áp lực, ít nỗi lo lắng bời bời.
Cái chuyện buồn của một cặp đôi yêu thương nhau là chưa có con được, bây giờ, có lẽ cũng xin đàn ông mở rộng vòng tay mà chia sẻ với phụ nữ. Đừng để những phụ nữ đã khổ sở vì chưa có được em bé, nay lại phải thêm cái áp lực đối phó với dư luận đồn thổi là "đồ không con", phải đối phó với mẹ chồng soi mói từng ngày từng tháng, rồi bi kịch nhất là đối phó với cả người chồng đầu gối tay ấp với mình từng đêm. Cứ thế thì những người đàn bà phạm tội bắt trộm con người khác để giữ được chồng và gia đình cứ thế sẽ tăng lên mất thôi.
Có những chuyện buồn chẳng ai muốn cả - nhưng để bớt buồn hơn thì người ta cần phải độ lượng với nhau hơn là đe dọa nhau...
Theo VNE
"Ngày hạnh phúc" hoảng hồn vì "của quý" đổ máu Hai vợ chồng đang mặn nồng, cảm xúc đang đến đỉnh cao thì chồng bỗng nhiên tái mặt, đau buốt vì "của quý" chảy máu. Bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá Hưng - Phòng khám nam khoa Bệnh viện Vinmec Hà Nội cho biết: "Tôi đã từng cấp cứu cho nhiều trường hợp bị đứt phanh hãm ở "của quý". Trong khi trước...