‘Xanh vỏ, đỏ lòng’ trong chiến lược an ninh của Thụy Điển
Việc thỏa thuận cho phép NATO sử dụng lãnh thổ, Thụy Điển đã tiến thêm một bước rất dài và với ý nghĩa chính trị cũng như pháp lý rất đáng kể để trở thành một thành viên không chính thức của NATO.
Quân đội Thụy Điển. REUTERS
Với việc phê chuẩn thỏa thuận cho phép NATO sử dụng lãnh thổ, quốc hội Thụy Điển không chỉ làm cho quan hệ của quốc gia Bắc Âu này với NATO trở nên rất đặc biệt mà trong thực chất đã làm cho Thụy Điển tiến thêm một bước rất dài và với ý nghĩa chính trị cũng như pháp lý rất đáng kể để trở thành một thành viên không chính thức của NATO.
Tuy vẫn quả quyết duy trì chính sách trung lập và không liên kết cũng như không có ý định gia nhập NATO, nhưng với việc để cho khối này sử dụng lãnh thổ của mình để huấn luyện, tập trận và sử dụng căn cứ trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở khu vực, Thụy Điển trong thực chất đã định hướng chính sách không tương thích với những quả quyết nói trên.
Bản thân NATO cũng có lợi ích thiết thực trước mắt và chiến lược lâu dài trong việc lôi kéo các nước Bắc Âu. AFP
Cách hành xử như thế của Thụy Điển không khác gì nhiều so với Đan Mạch, Na Uy và Iceland. Tất cả đều muốn lôi kéo NATO vào việc đảm bảo an ninh cho mình. Tất cả đều lợi dụng chuyện xảy ra ở Ukraine để thổi phồng mối đe dọa an ninh từ Nga đối với mình để buộc NATO phải xòe ra cái ô bảo hộ an ninh.
Video đang HOT
Không phải NATO không nhận ra là bị các đối tác này lợi dụng, nhưng bản thân NATO cũng có lợi ích thiết thực trước mắt và chiến lược lâu dài trong việc lôi kéo các nước này. NATO cần tác dụng thực chất chứ không coi trọng ý nghĩa danh nghĩa. Nga phản đối quyết liệt việc NATO mở rộng ra sát biên giới Nga và không thể không cảm thấy bất an khi NATO lôi kéo được những quốc gia Bắc Âu vốn vẫn coi chính sách trung lập là một trong những bản sắc chính trị nổi bật nhất của đất nước. Cái cách xanh vỏ, đỏ lòng này tiện lợi cho NATO và Thụy Điển về mọi bề.
La Phù
Theo Thanhnien
Thụy Điển "bốc" cả thành phố đi xa 3km
Điều tưởng như chỉ có trong truyện cổ tích đang xảy ra tại một thành phố ở Thụy Điển.
Một phần quy hoạch thành phố Kiruna ở nơi mới
Hơn 10 năm trước, thành phố mỏ Kiruna ở Thụy Điển với 23.000 dân đã ra một quyết định không tưởng.
Sau khi khai thác thành công quặng sắt, Kiruna đối mặt với vấn đề lớn. Phần đất ngầm bắt đầu dịch chuyển, tạo nên những khe nứt khổng lồ đe dọa nuốt trọn toàn bộ mọi thứ. Giải pháp duy nhất để tránh thảm họa là di chuyển tất cả về phía Đông khoảng 3km.
Năm 2004, đơn vị khai thác thuộc chính phủ Luossavaara-Kiirunavaara Aktiebolag (LKAB) đã đề xuất và chi tới 2 tỷ USD để "di dời" thành phố và tiếp tục việc khai thác. Phó chủ tịch Kiruna cho biết việc đóng cửa mỏ không hề khả thi, vì nó đóng vai trò quan trọng trong kinh tế địa phương.
Mỏ quặng tại Kiruna
LKAB có thể đền bù người dân giá trị nhà cộng thêm 25%, để họ có thể mua nhà mới ở đâu đó. Hoặc LKAB có thể xây dựng luôn theo toàn bộ cấu trúc cũ và người dân chỉ việc chuyển tới. Tất cả đã thống nhất chọn phương án 2.
Ban đầu, có một số người dân phản đối, nhưng đa số đều tỏ ra khá lạc quan và đồng tình với cách xử lý này của LKAB, bởi lẽ tính cộng đồng cao khiến họ khó mà chọn việc bị chia cắt và khởi đầu lại cuộc sống ở nơi xa lạ.
Chính quyền Kiruna và đơn vị kiến trúc White Architects lập tức bắt tay vào xây dựng kế hoach. Sau khi có được lựa chọn khả thi, chính phủ Thụy Điển đã đã đăng video chính thức nhằm thông báo, mô tả lý do và quy trình di chuyển Kiruna.
Sơ đồ địa điểm mới và cũ của Kiruna
Trong video có đoạn phỏng vấn Johanna, sở hữu cửa hàng truyền thống gia đình kể từ năm 1933 tới nay. Cô không hề có ý định từ bỏ căn nhà đó. "Chúng tôi chuyển chỗ ở, nhưng sẽ mang cả thành phố theo. Tôi đi đâu, cửa hàng theo đấy.", Johanna nói.
Cửa hàng của Johanna, cùng phần lớn kiến trúc tại Kiruna sẽ được phá dỡ và xây dựng lại. Sẽ có khoảng 21 tòa nhà lớn không bị phá hủy, mà được lựa chọn để tháo dỡ cẩn thận và xây lắp lại ở vị trí mới. Trong số đó bao gồm Nhà thờ Kiruna, được bình chọn là kiến trúc đẹp nhất Thụy Điển.
Cha xứ Lars Jarlemyr cho biết: "Thành phố không chỉ là những tòa nhà mà còn có linh hồn con người đưa vào đó. Phá hủy chúng cũng là phá hủy cộng đồng. Người dân chuyển đi, làm mới mọi thứ sẽ tốn kém hơn nhiều."
Mô hình quy hoạch thành phố ở nơi mới
Tuy nghe đơn giản, nhưng thực chất việc này vô cùng phức tạp. Kiến trúc sư Mark Szulgit nhận xét thách thức lớn nhất là đảm bảo thành phố 'mới' bền vững và thu hút cho cả trăm năm tới, vì phải giữ nguyên không gian văn hóa của người dân và "linh hồn" của toàn thể khối kiến trúc.
"Đây là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Việc bảo toàn không gian và quang cảnh xung quanh như ban đầu rất quan trọng", Johanna tỏ ra đồng tình.
Sau khi thực hiện các bước cơ bản như đóng cửa phương tiện công cộng vào năm ngoái, dự án đang được triển khai dần dần. Dự kiến khu mua sắm, nhà hàng và giải trí sẽ được dựng lại nguyên vẹn vào tầm năm 2018 hoặc 2019 ở một địa điểm khác. Riêng việc tái định cư cả căn hộ và nhà ở có thể mất thêm 10 năm nữa. Toàn bộ Kiruna với bộ mặt khác sẽ sẵn sàng vào năm 2040.
Theo Danviet
Siêu du thuyền lớn nhất thế giới ra khơi Cuối tuần qua, Harmony of the Seas (Hòa âm biển cả) du thuyền lớn nhất thế giới thuộc Tập đoàn tàu biển Royal Caribbean đã rời cảng Southampton (Anh) thực hiện hành trình tới Bắc Âu. Các tàu du lịch thường được mô tả như khách sạn nổi, nhưng "Hòa âm biển cả" thì được ví với một thành phố nổi. Con thuyền...