Xăng tăng giá kỷ lục: “Chính phủ không vì lợi ích cục bộ của doanh nghiệp!”
Người phát ngôn Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, việc điều hành giá xăng dầu là vì lợi ích chung của toàn xã hội, của nền kinh tế. Quyết định tăng giá vào ngày 28/3 đã được tính toán kỹ lưỡng về sức tác động.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam (ảnh: BD).
Thẩm lậu xăng dầu qua biên giới không phải nguyên nhân tăng giá!
Phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều nay trở nên “ nóng” hơn với đông đảo sự tham dự của báo giới, dồn dập các câu hỏi liên quan đến vấn đề quyết định tăng giá xăng dầu đột ngột ngày 28/03.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, việc chênh lệch mặt bằng giá trong nước so với các nước có cùng chung biên giới, gây thẩm lậu không phải là lý do chính dẫn đến quyết định tăng giá xăng dầu.
Người phát ngôn Chính phủ cho hay, việc tăng giá lần này chủ yếu là do giá xăng dầu đang bán trên thị trường thấp hơn giá cơ sở. Trong khi đó, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được sử dụng hết, không còn công cụ nào hỗ trợ. Nếu tiếp tục giữ nguyên giá thì sẽ chỉ còn cách phải dùng ngân sách bù vào.
“Chúng ta đã thống nhất là sẽ không thể bao cấp mãi được” – Bộ trưởng Đam nói.
Cũng có mặt tại phiên họp báo, đại diện Bộ Tài chính, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho hay, theo tính toán của cơ quan chủ quản, trước thời điểm 20h ngày 28/03, giá cơ sở để tính giá xăng dầu đang thấp hơn giá hiện hành theo các mức cụ thể: xăng là 1.430 đồng/lít, diesel là 362 đồng/lít, dầu hỏa 480 đồng/lít và dầu ma-zút 807 đồng/kg. Do vậy, liên Bộ đã quyết định điều chỉnh giá đúng bằng mức chênh lệch trên.
Ngoài ra, liên Bộ cũng đã tính đến mức thuế nhập khẩu. Hiện tại, mức thuế nhập khẩu áp đối với các mặt hàng xăng là 12%, diesel 8%, dầu hỏa, dầu ma zút là 10%, suất thuế này thấp hơn barem thuế hiện hành là 20%.
Trước báo giới, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói, “Chính phủ khẳng định, điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định, bảo đảm an ninh năng lượng và vì lợi ích chung của cả nền kinh tế – xã hội, của đất nước chứ không vì lợi ích cục bộ của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu”.
Video đang HOT
Sẽ công khai tình trạng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Bộ trưởng cũng đề cập đến một thực tế, đó là “khi giá giảm thì mọi người vui vẻ nhưng nếu giá tăng thì sẽ phức tạp, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, đến sản xuất”.
Theo lời Bộ trưởng, trước khi đi đến quyết định tăng giá, cả 3 Bộ bao gồm Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã cùng ngồi với nhau để tính toán kỹ lưỡng về tác động của chính sách này đến lạm phát.
Tuy nhiên, ông cũng nhận xét rằng, ở Việt Nam, ” tính toán như vậy nhưng thực tế phụ thuộc vào tâm lý người tiêu dùng”.
Hồi tháng trước, trong bối cảnh giá thế giới tăng mạnh, Chính phủ vẫn kiên quyết không tăng giá mà yêu cầu sử dụng Quỹ bình ổn do lo ngại ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, “đến lúc tăng thì phải tăng”.
Theo nhận định của Văn phòng Chính phủ, trong tháng này, lạm phát đã được kiềm chế, thị trường giá cả tương đối ổn định.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 giảm 0,19% so tháng trước, là tháng có chỉ số giảm sau 7 tháng tăng liên tiếp. So với tháng 12/2012, mức tăng CPI hiện ở 2,39%, được đánh giá là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 4 năm qua.
Cũng về nội dung này, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, trong quá trình điều hành giá, liên Bộ luôn cố gắng đảm bảo tính công khai minh bạch. Thời gian tới, dự kiến sẽ công bố về tình trạng Quỹ bình ổn một cách công khai để cơ quan báo chí và nhân dân giám sát và đóng góp ý kiến.
Theo ANTD
Xăng dầu tăng giá chỉ là vấn đề thời gian
Hiện tại, với mức chênh lệch hơn 5.000 đồng/lít với Campuchia, giá xăng dầu Việt Nam luôn cao hơn các quốc gia chung biên giới do vậy, tình trạng buôn lậu càng trở nên trầm trọng. Để giảm chênh lệch, giá trong nước sẽ phải điều chỉnh.
Giá xăng dầu sẽ được điều hành linh hoạt để giảm chênh lệch với các nước.
Tình trạng buôn bán vận chuyển trái phép gia tăng do chênh lệch giá
Theo thông tin được ông Đỗ Thanh Lam - Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đưa ra tại cuộc Họp báo thường kỳ tháng 2 diễn ra chiều nay (4/3/2013), vừa qua, do chênh lệch giá các mặt hàng xăng dầu trong và ngoài nước nên tình trạng vận chuyển lậu qua biên giới lại tái diễn.
Gần đây nhất, ngày 2/3/2013, Cảnh sát biển Vùng 2 (Quảng Nam) đã bắt giữ một vụ mua bán trái phép lớn 10.000 lít dầu diesel trái phép (không có hóa đơn chứng từ) do tàu PVT Dragon của CTCP Vận tải dầu khí vận chuyển, bán cho tàu Quảng Hà 09 thuộc Công ty kinh doanh xăng dầu Dung Quất.
Báo chí cũng đưa tin, một vụ sang mạn trái phép 800m3 dầu diesel trị giá gần 20 tỷ đồng giữa nhiều tàu trên vùng biển Vũng Tàu đã bị Cảnh sát biển 3 phát hiện.
Ông Nguyễn Thanh Lam đánh giá, các đối tượng buôn bán trái phép đã không từ bất cứ thủ đoạn nào để thu được lợi nhuận cao bất chính từ hiện tượng "chảy máu xăng dầu" từ nơi giá rẻ sang nơi giá đắt.
Theo số liệu được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trình lên Bộ Công thương, sau lần điều chỉnh gần nhất vào 28/12/2012, hiện tại, với diễn biến giá xăng dầu trên thị trường thế giới, giá các mặt hàng xăng dầu trong nước vẫn đang cao hơn đáng kể so với mức giá tại 3 quốc gia có chung biên giới với Việt Nam.
Theo đó, tại mặt hàng xăng A92, mức giá đang áp dụng tại Việt Nam là 23.150 đ/lít, cao hơn 4.060 đồng/lít so giá xăng tại Lào, cao hơn giá bán ở Campuchia 5.326 đồng/lít và cao hơn Trung Quốc 1.401 đồng.
Tương tự, giá xăng A95 cao hơn Lào 6.795 đồng/lít, cao hơn Campuchia 5.895 đồng/lít. Giá dầu diesel 0,25S cao hơn Campuchia 5.498 đồng/lít và cao hơn Trung Quốc 4.031 đồng/lít và giá dầu diesel 0,05S cao hơn Lào 2.565 đồng/lít.
Lần điều chỉnh giá gần nhất tại Lào là 8/2/2013, tại Campuchia là 18/2/2013 và tại Trung Quốc là 25/2/2013. Tỷ giá quy đổi ngày 25/2.
Chuyện vận chuyển lậu xăng dầu không phải tới nay mới được đề cập tới mà đã xảy ra nhiều lần, nhất là tại những đợt cao điểm khi khoảng cách chênh lệch giá giữa Việt Nam và các nước khác nới rộng.
Trước đây, cư dân biên giới thường lợi dụng chênh lệch giá giữa Việt Nam và Campuchia để vận chuyển trái phép. Tuy nhiên, ông Lam cho biết, cơ quan quản lý thị trường đã cùng với các lực lượng chức năng địa phương phối hợp để xử lý.
Nếu ở vanh đai biên giới có lực lượng biên giới và hải quan thì nội địa có lực lượng công an và quản lý thị trường để rà soát, kiểm tra và chống buôn lậu.
"Tuy nhiên, cần phải linh hoạt giá xăng dầu, đảm bảo khoảng cách chênh lệch vừa phải để giảm vi phạm" - ông Lam lưu ý. Bên cạnh đó, với những vi phạm phát hiện được, cần xử lý nghiêm nhằm răn đe. Trong thanh tra, kiểm soát phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng; làm tốt công tác tuyên truyền, tạo công ăn việc làm cho người dân biên giới. Hợp tác với các cơ quan chức năng của các nước cùng biên giới.
Ngoài ra, phải xây dựng được những lực lượng chức năng chống buôn lậu đủ mạnh, không tham nhũng, không tiêu cực - lãnh đạo Cục Quản lý thị trường nhấn mạnh.
Quỹ bình ổn xăng dầu đang rất mỏng
Tại cuộc họp báo chiều nay, ông Đỗ Thanh Lam và ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cũng thông tin thêm về Quỹ bình ổn xăng dầu cũng như xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu gần đây.
Giải thích về quyết định không tăng giá xăng và giảm thuế nhập khẩu mà thay vào đó là trích quỹ bình ổn vừa qua, ông Quyền cho hay, do lạm phát tháng 1 và tháng 2 cao so với chỉ tiêu 6,8% của cả năm, nếu tăng giá xăng dầu sẽ tác động nhiều vòng đến giá cả thị trường.
Hơn nữa, dự kiến, giá xăng dầu sau Tết mặc dù cao nhưng sẽ giảm vào tháng 3 và tháng 4. Do vậy, việc trích quỹ bình ổn đã được lựa chọn, khi giá xuống sẽ khôi phục lại quỹ, củng cố niềm tin thị trường trong hiện tại giữa bối cảnh cầu thị trường yếu.
Ông Quyền cũng thừa nhận rằng, tại thời điểm giá thế giới lên cao thường có chuyện găm hàng tại nhiều cây xăng trên cả nước. Bởi lúc đó, doanh nghiệp lỗ, chi phí hoa hồng cho đại lý xuống thấp. Một số cửa hàng xăng dầu trong nước như Tiên Lãng, Bình Thuận, Đăk Lắk... ngừng hoạt động, không bán hàng.
Tiếp thêm câu chuyện này, ông Lam cho hay, ở một vài địa phương, những câu xăng thường viện nhiều lý do để dừng bán hàng, hay không đảm bảo thời gian bán. Trước tình hình đó, Cục đã chỉ đạo trực tiếp đến các Chi cục quản lý thị trường địa phương xác minh và thấy rằng, có vấn đề dây dưa công nợ giữa các cây xăng và các đơn vị cung ứng. Song lúc bị nhắc nhở thì đã trở lại hoạt động bình thường. Theo báo cáo, các doanh nghiệp đầu mối vẫn đảm bảo nguồn dự trữ trong kho cho 30 ngày để cung cấp cho thị trường.
Trả lời câu hỏi Dân trí về tình hình Quỹ bình ổn (sau hai lần sử dụng trước Tết), lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước cho hay, Quỹ Bình ổn trước 26/2 còn rất mỏng nhưng trong quá trình điều hành cũng đã có tiền lệ. Có những thời điểm quỹ này ở trạng thái âm, song được ứng trước bù đắp bằng các chi phí phát sinh nên Quỹ bình ổn vẫn được điều hành theo đúng quy định, khi giá giảm sẽ khôi phục lại.
Theo Dantri
Phí trước bạ ôtô có thể giảm từ 15/3 Trong nghị định sửa đổi vừa trình Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất thời điểm bắt đầu giảm lệ phí trước bạ ôtô sẽ là 15/3. Trả lời VnExpress.net xung quanh kế hoạch giảm lệ phí trước bạ với ôtô theo tinh thần Nghị quyết 02 của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết hôm 26/2, cơ...