Xăng tăng giá 275 đồng/lít
Theo tin từ Bộ Công thương, kể từ 15 giờ chiều nay 19.6, giá xăng được điều chỉnh tăng 275 đồng/lít.
Giá xăng tăng từ 15 giờ chiều nay – Ảnh: Ngọc Thắng
Cụ thể, theo Bộ Công thương, sau 15 ngày kể từ ngày điều chỉnh giá xăng, dầu lần trước, theo chu kỳ tính giá nêu trong cơ chế điều hành giá xăng dầu theo Nghị định 83/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Công thương đã thống nhất với Bộ Tài chính điều chỉnh tăng giá xăng RON 92 thêm 275 đồng/lít, giá xăng sinh học (E5) cũng tăng 275 đồng/lít.
Cũng theo quyết định của liên bộ Công thương-Tài chính, giá một số mặt hàng dầu được điều chỉnh giảm. Cụ thể, giá dầu diesel 0,05 S giảm 287 đồng/lít; giá dầu hỏa giảm 275 đồng/lít; giá dầu ma dút 3,5S giảm giá 423 đồng/kg.
Như vậy, sau các mức tăng, giảm như trên, giá xăng bán ra sau 15 giờ chiều nay sẽ không được cao hơn mức 20.711 đồng/lít; giá xăng E5 không quá 20.381 đồng/lít; giá dầu diesel không được bán quá 16.077 đồng/lít; giá dầu hỏa không quá 15.099 đồng/lít; giá dầu ma dút không quá 12.730 đồng/kg.
Video đang HOT
Cùng với quyết định trên, liên bộ Công thương-Tài chính đồng ý giữ nguyên mức chi bình ổn giá xăng dầu với mặt hàng xăng là 1.047 đồng/lít và xăng E 5 là 882 đồng/lít.
Mạnh Quân
Theo Thanhnien
Trẻ em Việt đang phải uống sữa giá cao so với khu vực
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, giá sữa của Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới. Cụ thể, giá sữa tại Việt Nam đều đang cao hơn khoảng 14% so với Thái Lan, 24% so với Philippines, 46% so với Malaysia và 60% so với Indonesia.
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF), bà Sherry Boger - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam cho rằng, trong điều hành giá sữa, việc Chính phủ tiếp tục kéo dài thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ tác động tiêu cực đối với sự phát triển của ngành và các doanh nghiệp.
Theo bà Sherry Boger, giá cả ở lĩnh vực này đã tương thích với mặt bằng giá thế giới và thị trường khá cạnh tranh, đa dạng. Nhưng cách điều hành bằng các biện pháp hành chính đi ngược lại cam kết tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh của doanh nghiệp, mâu thuẫn với quy định của WTO, TPP, thông lệ quốc tế và không phù hợp với định hướng kinh tế thị trường.
Phản biện lại ý kiến trên, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, giá sữa của Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới. Cụ thể, tính trung bình giá 1kg sản phẩm thì giá sữa của tất cả nhãn hàng tại Việt Nam đều đang cao hơn khoảng 14% so với Thái Lan, 24% so với Philippines, 46% so với Malaysia và 60% so với Indonesia.
"Doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh riêng nhưng không thể có mức chênh lệch lớn như vậy. Việt Nam hiện có trên 10 triệu trẻ em dưới 6 tuổi, đây là đối tượng rất nhạy cảm và cần được quan tâm. Thêm vào đó, thu nhập người dân cũng chưa cao so với khu vực và thế giới", Bộ trưởng nói.
Do đó, theo Bộ trưởng Dũng, thị trường mở nhưng Nhà nước vẫn phải tham gia quản lý bằng các biện pháp hành chính là "cực chẳng đã". Bộ trưởng cũng cho rằng, các doanh nghiệp, hiệp hội nước ngoài cần có giải pháp phù hợp đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Cách đây hơn 1 năm, trước sự phản ánh của dư luận rằng, giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, Bộ Tài chính đã tổ chức thanh tra 5 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam.
Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện một số sai phạm có tác động làm giá sữa của Việt Nam tăng lên. Trước tình hình đó, căn cứ quy định của pháp luật về giá, Bộ Tài chính kiến nghị và trong Nghị quyết số 29/NQ-CP cũng đã nhấn mạnh, việc bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện theo biện pháp đăng ký và xác định giá tối đa.
Chia sẻ tại một buổi giao lưu trực tuyến diễn ra mới đây, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục quản lý giá cho hay, quá trình thực hiện bình ổn giá sữa thời gian qua đã có sự đồng thuận của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, sự vào cuộc của các cơ quan quản lý có liên quan từ Trung ương đến địa phương, giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đã được giữ ổn định liên tục trong 12 tháng. Giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi đã giảm từ 0,1- 34% thời điểm sau khi thực hiện bình ổn giá.
Tuy nhiên, kết quả bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn còn chưa chắc chắn và tiềm ẩn nhiều dấu hiệu biến động bất thường. Trong đó đáng chú ý nhất là giá nguyên liệu thế giới giảm nhưng giá sữa thành phẩm tiêu thụ trong nước không giảm hoặc giảm ít; giá bán trung bình trên kg của các sản phẩm sữa công thức cho trẻ dưới 6 tuổi bước 1 - bước 4 (tất cả các nhãn hàng) của Việt Nam đang cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
"Thời hạn áp dụng giá tối đa bắt đầu từ ngày 1/6/2014 và kết thúc vào ngày 31/5/2015, nhưng tiếp tục thực hiện bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn luôn là đòi hỏi chính đáng của cả xã hội. Do đó, Chính phủ đã thống nhất với đề xuất của Bộ Tài chính về việc tiếp tục bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi bằng biện pháp xác định giá tối đa từ ngày 1/6/2015 đến hết 31/12/2016", vị đại diện từ Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân kéo dài thời gian áp dụng biện pháp bình ổn giá sữa.
Phương Dung
Theo Dantri
Xăng tăng giá 2 ngày, thực phẩm đã nhích tăng theo Mặc dù giá xăng mới chỉ tăng được 2 ngày (từ ngày 20/5), nhưng theo phản ánh của nhiều người dân, khảo sát PV Dân Trí giá thực phẩm, rau xanh tại nhiều chợ trên Hà Nội đã được tiểu thương "nhanh nhảu" tăng giá. Bà Nguyễn Thị Then, người tiêu dùng tại chợ Cổ Nhuế (Từ Liêm) cho biết: "giá tăng rồi,...