Xăng sinh học và cái giá phải trả cho môi trường
Quyết định bán xăng sinh học E15 với giá rẻ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không được lòng các nhà khoa học đang quan ngại về tác hại của ethanol tới môi trường.
Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định dỡ bỏ các quy định hạn chế pha trộn ethanol, cho phép bán xăng E15 trong mùa Hè. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP, xăng E15 là xăng sử dụng hỗn hợp 15% ethanol trong khi phần lớn xăng được phép bán ở Mỹ pha trộn với 10% ethanol.
Ethanol của Mỹ thường được sản xuất bằng cách lên men đường từ tinh bột ngô. Năm 2011, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã phê duyệt sử dụng xăng E15 sau khi hoàn thành nghiên cứu về tác động ô nhiễm của nó.
Do ethanol dễ bay hơi và góp phần tạo ra ô nhiễm khói bụi trong thời tiết nóng bức, nên xăng E15 thường bị cấm bán trong 3 tháng Hè. Hiện loại xăng này chỉ được bán tại 2.300 trạm xăng của cả nước.
Video đang HOT
Phát biểu tại một nhà máy sản xuất xăng sinh học thuộc bang Iowa, Tổng thống Biden ngày 12/4 thông báo EPA đã dỡ bỏ lệnh cấm bán xăng E15 từ ngày 1/6 đến ngày 15/9.
Trước đó, vào năm 2018, cựu Tổng thống Donald Trump cũng có ý định tương tự, như một động thái nhượng bộ cho nông dân trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, ý tưởng này của Tổng thống Trump đã bị phán quyết tòa án lật ngược.
Theo Nhà Trắng, với mức giá hiện nay, E15 có thể tiết kiệm trung bình 10 xu cho mỗi gallon xăng.
Mặc dù xăng sinh học đã vượt qua các bài đánh giá về khả năng giảm phát thải hiệu ứng nhà kính xong các nhà khoa học khẳng định cần phải nghiên cứu thêm về phát thải khí nhà kính liên quan ngay từ công đoạn trồng vụ sản xuất.
Theo ông Tyler Lark – một nhà khoa học tại Đại học Wisconsin-Mandison, “tỷ lệ cân bằng carbon của ethanol với xăng không tốt như kỳ vọng ban đầu”.
Chỉ từ năm 2008 đến 2016, đã có thêm 2,8 triệu hecta ngô được gieo trồng. Nghiên cứu của ông Lark chỉ ra hậu quả của việc chuyển đổi đất sang trồng ngô vào thời điểm đó còn bị đánh giá thấp. “Khi chuyển đổi và cày xới những loại đất khác, hiện tượng cô lập carbon (tích trữ carbon trong khí quyển) xảy ra. Thêm vào đó, người trồng phải bón thêm phân đạm để ngô phát triển. Một số loại phân bón sử dụng để trồng ngô thải ra nitơ oxit (N2O), một loại khí nhà kính rất mạnh”, nhà khoa học Lark giải thích.
Không chỉ vậy, việc chuyển đổi đất sang trồng ngô để lấy ethanol còn khiến phân bón ngấm vào mạch nước ngầm và phá hủy môi trường sống của động vật hoang dã để nhường chỗ cho những cánh đồng ngô.
Khi được đưa vào trong bể chứa, so với nhiên liệu truyền thống, xăng sinh học thải ra ít CO2/lít hơn. Tuy nhiên, do hỗn hợp ethanol chiếm 15% nên loại xăng sinh học này sẽ không đậm đặc bằng xăng thông thường và người tiêu sẽ cần mua thêm nhiều hơn.
Ngoài ra, “ethanol còn tạo ra acetaldehyde và formaldehyde là 2 chất gây ung thư. Cả hai chất này đều năm trong số 5 chất tạo ra hiện tượng ô nhiễm sương mù quang hóa”, Mark Jacobson, giáo sư kỹ thuật môi trường tại Đại học Stanford, giải thích. Hiện tượng này gây ra nhiều vấn đề về hô hấp bao gồm cả bệnh hen suyễn.
“Xăng sinh học gây hại cho cả khí hậu và sức khỏe con người. Việc dồn tiền vào nó đang lấy đi nguồn ngân sách các giải pháp thực tế khác, chẳng hạn như xe điện”, giáo sư Jacobson kết luận.
Sinh viên Indonesia xuống đường biểu tình quy mô lớn trên toàn quốc
Có ít nhất 1.000 cuộc biểu tình của các sinh viên ở nhiều địa phương khác nhau trên toàn Indonesia diễn ra ngày hôm nay (11/4) để yêu cầu chính phủ lắng nghe nguyện vọng của tầng lớp thanh niên và nhân dân.
Theo Ban điều hành sinh viên toàn Indonesia (BEM SI), đơn yêu cầu biểu tình đã được gửi tới cảnh sát và cam kết sinh viên sẽ tuân thủ quy định về thời gian biểu tình và hành động trong hòa bình.
Sinh viên Indonesia đưa ra các yêu cầu trong cuộc biểu tình với chính phủ bao gồm: yêu cầu Tổng thống Joko Widodo hành động quyết đoán, phù hợp trước các tuyên bố trì hoãn tổng tuyển cử dự kiến tổ chức vào năm 2024 hoặc kéo dài thành 3 nhiệm kỳ Tổng thống do đi ngược với Hiến pháp năm 1945, yêu cầu Tổng thống xem lại Luật Thủ đô quốc gia trong đó có nhiều điều khoản ảnh hưởng đến môi trường, luật pháp, xã hội, sinh thái, chính trị, kinh tế, và thảm họa.
Sinh viên biểu tình tại thủ đô Jakarta
Sinh viên Indonesia cũng yêu cầu Tổng thống ngay lập tức thực hiện bình ổn giá cả và kiểm tra sự sẵn có của các mặt hàng cơ bản, đảm bảo an ninh lương thực vốn đang là vấn đề ảnh hưởng tới người dân.
Cuộc biểu tình diễn ra đồng loạt trên toàn Indonesia. Tại thủ đô Jakarta, 1.000 sinh viên từ các trường đại học tập trung trước của Hạ viện để giám sát việc thực hiện Hiến pháp, nhiệm vụ chính của cơ quan lập pháp này. Bộ trưởng Điều phối các Vấn đề Chính trị và An ninh Indonesia Mahfud MD nhắc nhở quân đội và cảnh sát không được có những hành động đàn áp với người biểu tình, không được mang vũ khí sắc nhọn để giữ trật tự biểu tình. Giao thông khu vực trung tâm thành phố cũng đã được điều phối, nhiều tuyến đường bị chặn đường, các tuyến xe buýt nội đô cũng được chuyển hướng để đảm bảo an toàn giao thông.
Đây là cuộc biểu tình lớn nhất của sinh viên Indonesia trong vòng 2 năm qua khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại nước này. Cuộc biểu tình diễn ra bất chấp việc Tổng thống Indonesia, Joko Widodo ra lệnh cho các Bộ trưởng ngừng nói về việc kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống và khẳng định sẽ không hoãn cuộc bầu cử năm 2024. Chính phủ Indonesia cũng đang đưa ra các trợ cấp lương thực, tiền mặt cho dân nghèo trong 3 tháng khi tình hình lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng nhu xăng dầu, thực phẩm, dầu ăn đang tăng dần.
Túi, ví làm từ nấm mang tiềm năng 'đánh bật' da động vật Đối với giới mộ điệu, túi da động vật có thể được coi là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, vật liệu mới thân thiện môi trường làm từ nấm đang mang nhiều tiềm năng thay thế da động vật trong sản xuất túi và ví. Nấm có thể "biến hình" thành vật liệu thay thế da động vật trong sản xuất túi...