Xăng sinh học tốt, rẻ, sạch, sao dân không chịu dùng?
Nhiều năm, bằng nhiều nỗ lực, đầu tư rất nhiều tiền… thế nhưng xăng sinh học vẫn rất kén người mua.
Theo Quyết định của Chính phủ, từ 1/12/2014, xăng sinh học E5 sẽ được sản xuất để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tại 7 địa phương: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau đó sẽ chính thức sử dụng trên toàn quốc từ 1/12/2015.
Người tiêu dùng vẫn không mặn mà lắm với xăng sinh học.
Quy chuẩn quốc gia cho xăng sinh học đã có, từ nhiều năm nay, doanh nghiệp đã tính tới xây dựng các vùng nguyên liệu trồng sắn để sản xuất xăng E5 và E10, cơ chế khuyến khích ưu đãi doanh nghiệp cũng có, giá xăng sinh học lại rẻ hơn xăng thông thường. Thế nhưng đến nay, mọi nỗ lực dường như không có biến chuyển.
TS Lê Trần Tiêu, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, việc sản xuất xăng sinh học E5 vẫn còn nhiều vướng mắc, do thị trường tiêu thụ trong nước còn hạn chế nên hiện nay phần lớn sản phẩm của nhà máy phải xuất khẩu với giá thấp, vì vậy các đơn vị đang sản xuất cầm chừng. Hiện tại, xăng E5 chỉ chiếm 1/8 thị phần, mới có 3 trong số 10 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tham gia kinh doanh xăng E5 với tổng số 169/13.000 cây xăng trong cả nước.
“Trong khi người dân chưa thực sự hiểu rõ về xăng sinh học, còn e dè lo sợ ảnh hưởng đến động cơ xe thì chính các điểm bán xăng sinh học cũng còn rất èo uột. Ở một vài cây xăng tôi biết, cột xăng E5 nằm khép nép phía trong cột xăng A92, A95. Rồi một vài cây xăng lác đác bán xăng sinh học, người mua có muốn thì cũng không phải lúc nào cũng mua được. Chuyển đổi một cây xăng thông thường sang xăng sinh học tốn kém từ vài chục triệu tới hàng trăm triệu đồng nếu xây dựng mới hoàn toàn. Chưa kể, còn hàng loạt chi phí kèm theo khác như giá nguyên liệu, vận chuyển…”, TS Lê Trần Tiêu nhận định.
Hiện để thực hiện đúng lộ trình, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) đang lên kế hoạch cải tạo 570 cây xăng, trong đó có 270 cây xăng của PVOil và 300 cây xăng của các đại lý, tổng đại lý trên toàn quốc. Theo TS Lê Trần Tiêu, để xăng sinh học thực sự “chảy”, cần có chính sách dài hạn tổng thể. Người dân không có cớ gì lại quay lưng với một sản phẩm vừa tốt, vừa rẻ, vừa thân thiện môi trường. Mấu chốt còn lại chỉ là các nhà sản xuất cung cấp mặt hàng tốt đó như thế nào thôi.
Video đang HOT
Hà Bình
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 vì sợ... Mỹ?
Trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương 981"không do yếu tố bên ngoài", dư luận lại nghĩ khác...
Ngày 16/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn thông báo từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (CNPC) và Công ty Dịch vụ Mỏ dầu của nước này cho hay, giàn khoan 981 bắt đầu hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa từ ngày 2/5. Công việc khoan thăm dò hoàn tất vào hôm 15/7 theo dự kiến của Bắc Kinh, ông Hồng nói.
Tân Hoa xã dẫn lời ông Hồng Lỗi nói thêm rất ngang ngược rằng, các công ty trên "sẽ phân tích và đánh giá các dữ liệu địa chất thu thập được để quyết định bước đi tiếp theo". Ông ta cũng không quên vu cáo Việt Nam quấy rối các hoạt động của giàn khoan Trung Quốc.
Tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc dịch chuyển giàn khoan là "tuân theo các kế hoạch thương mại và không liên quan đến bất cứ nhân tố bên ngoài nào".
Tàu Trung Quốc hung hăng phun vòi rồng tấn công tàu Việt Nam ở gần khu vực giàn khoan dầu trái phép
Tuy nhiên, trên mạng xã hội và các diễn đàn Trung Quốc, nhiều người lại câu hỏi về thời điểm Trung Quốc rút giàn khoan. Bởi cách đây không lâu, Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết về Biển Đông, bao gồm nội dung yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng hàng hải liên quan, kiềm chế các hoạt động hàng hải trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển, và trở về nguyên trạng như trước ngày 1/5/2014.
Nhiều người băn khoăn việc Trung Quốc lên kế hoạch rút giàn khoan và nghị quyết của Thượng viện Mỹ chỉ là trùng hợp hay Trung Quốc phải chịu áp lực trước sức ép từ phía Mỹ.
Một người viết: "Sao Mỹ vừa nói chúng ta phải di dời, hôm nay đã có tin "hoàn thành thuận lợi công tác thăm dò nên di chuyển giàn khoan"? Điều này dễ làm người ta suy nghĩ về mối liên quan giữa hai việc".
Nghi vấn của dư luận Trung Quốc không phải không có cơ sở khi một sự trùng hợp khác là việc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 cũng diễn ra ngay sau Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung (9-10/7) và việc Tổng thống Mỹ Barack Obama điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về "quan hệ nước lớn".
Đó là chưa kể tới các chuyến thăm đặc biệt của người Mỹ đến Việt Nam thời gian qua. Gần đây nhất, ngay trước sự kiện Trung Quốc rút giàn khoan, Trợ lý đặc biệt của Tổng thống Mỹ, ông Evan Medeiros đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Ông Evan Medeiros đã chuyển thông điệp của Tổng thống Hoa Kỳ Obama về việc cử ông vào Việt Nam cũng như đã trao đổi với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh về những nội dung cụ thể trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và các vấn đề ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cuối tháng 5/2014, nghị sĩ Mỹ do ông Benjamin Cardin, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương, thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ làm trưởng đoàn cũng có tới thăm và làm việc tại Việt Nam. Trong chuyến thăm này, ông Cardin đã khẳng định sự phản đối của Thượng viện Mỹ đối với hành động đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông.
Chưa biết mức độ tác động của hàng loạt động thái trên ra sao, nhưng chắc chắn nó cũng đã khiến Trung Quốc phải "chờn chợn" và việc kéo giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam có thể là một bước lùi tạm thời của Trung Quốc để phục vụ cho những tính toán lâu dài hơn.
Có ý kiến cho rằng, những leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đônghoàn toàn có thể thúc đẩy việc xoay trục của Mỹ diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng hơn. Đây là điều Trung Quốc không hề mong muốn, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang bị các nước láng giềng xa lánh bởi sự hung hăng trong bành trướng lãnh thổ của mình. Chính vì thế, Trung Quốc đành chọn con đường "rút lui chiến thuật" và chắc chắn không thể không tính đến chuyện Trung Quốc sẽ quay trở lại, không chỉ là với giàn khoan Hải Dương 981 mà còn với nhiều giàn khoan khác.
Theo Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, quyết định dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc phản ánh tính toán của Bắc Kinh, đó là hoàn thành các hoạt động của giàn khoan trước mùa bão và không buộc hoạt động của Hải Dương 981 với một cam kết vô hạn. Tuy nhiên giàn khoan này sẽ được tiếp tục sử dụng như một vũ khí của Trung Quốc để "tiếp tục cuộc tấn công về chính trị", ông phân tích.
Theo ông Thayer, sau khi giàn khoan dời đi, một lúc nào đó, Trung Quốc và Việt Nam sẽ bắt đầu những thảo luận tìm cách cải thiện quan hệ song phương. Điều này có thể đồng nghĩa với khả năng Việt Nam sẽ kiềm chế không kiện Trung Quốc nữa, và cũng sẽ kiềm chế trong hợp tác với Mỹ và Nhật Bản.
"Tựu chung, động thái dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc sẽ giúp nước này biện hộ rằng tranh chấp ở Biển Đông chỉ liên quan đến hai nước và loại trừ sự tham gia của bất kỳ nước bên ngoài nào", Thayer cho biết.
Hành động của Trung Quốc cũng được lên kế hoạch để chặn trước những nỗ lực của Mỹ và các đồng minh trong việc đưa vấn đề căng thẳng ở Biển Đông ra Diễn đàn An ninh Khu vực ARF tháng tới tại Myanmar.
Đánh giá về dài hạn, ông Thayer cho rằng, Trung Quốc không từ bỏ tham vọng kiểm soát Biển Đông trong phạm vi đường chín đoạn.
Theo Đất Việt
Đức trao học bổng cho giảng viên và sinh viên Việt Nam Ngày 11/6, tại Trung tâm Việt Đức, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đã diễn ra lễ trao quyết định học bổng của Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) cho các học viên. Các cán bộ và sinh viên được nhận học bổng. (Nguồn: Đại sứ quán Đức) 59 cán bộ và sinh viên Việt Nam sẽ lên đường sang...