Xăng sinh học “khốn đốn” vì khó bán
Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí VN ( PVN) cho biết, xăng sinh học sản xuất ra đang trong tình trạng xuất khẩu thì lỗ, trong khi trong nước tiêu thụ được rất ít.
Tại hội thảo về nhiên liệu sinh học do Bộ Công thương và PVN tổ chức sáng nay 24.10, ông Hoàng Công Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, dự án Nhà máy ethanol của PVN tại Phú Thọ đang chậm tiến độ hơn 1 năm so với dự kiến, gây mất niềm tin cho nông dân, đặc biệt người dân tại khu vực bị thu hồi đất làm dự án, cũng như người dân trồng sắn.
“Người dân ngồi trên đống sắn mà khóc vì không có đầu ra”, ông Thủy chia sẻ.
Về phía tập đoàn, theo ông Phùng Đình Thực, lý do dự án Ethanol Phú Thọ chậm triển khai do nhà đầu tư không muốn bổ sung thêm vốn phát sinh trong quá trình xây dựng.
“Quan trọng hơn là các nhà đầu tư cho rằng nhà máy xây ra cũng bỏ đó, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, càng làm càng lỗ nên không muốn bỏ tiền thêm vào. Nhà máy xăng sinh học Bình Phước làm xong rồi nhưng nhà đầu tư nước ngoài đang rao bán, không muốn làm nữa”, ông Thực cho hay.
Chủ tịch PVN dẫn chứng, 9 tháng đầu năm, PVOil tiêu thụ được 15.000 m3 xăng E5, tức khoảng 750 m3 ethanol trên sản lượng khoảng 200.000 tấn sản xuất ra. Do lượng tiêu thụ trong nước quá thấp, nên các nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu đang phải xuất khẩu sang các nước lân cận như Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong khi đó, dù giá thành sản xuất từ 15.000 – 18.000 đồng/lít, nhưng giá tại nhà máy xăng sinh học Dung Quất xuất khẩu chỉ 13.000 đồng/lít nên vẫn lỗ.
Video đang HOT
Ông Thực kiến nghị nhà nước cần có thêm chính sách hỗ trợ về thuế cho chủ đầu tư, chính sách hỗ trợ về vùng nguyên liệu cho người nông dân. Ngoài ra, ông Thực cũng đề nghị không nên kéo dài tới lộ trình 2014 – 2015 mới bắt buộc sử dụng xăng E5, mà Chính phủ cần sớm có chủ trương bắt buộc sử dụng xăng sinh học 5% và lộ trình tiến tới 10% (E10).
Theo dự thảo của Bộ Công thương, lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học tại VN: với xăng E5 tới 1.12.2014 xăng tiêu thụ cho phương tiện cơ giới đường bộ ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu phải là xăng E5 và tới 1.12.2015 xăng E5 bắt buộc tiêu thụ trên toàn quốc.
Lộ trình xăng E10 là năm 2016 – 2017.
Hiện tại, cả nước có 6 nhà máy sản xuất xăng sinh học, trong đó PVN có 3 nhà máy. Tuy nhiên, sau nhiều vụ cháy xe máy, ô tô liên tiếp thời gian qua, người dân vẫn nghi ngại với việc sử dụng xăng E5 do lo ngại về tính an toàn của loại nhiên liệu này.
Theo TNO
100% người dân sẽ phải dùng xăng sinh học
Theo dự thảo của Bộ Công thương, xăng sinh học (E5) sẽ phải bắt buộc sử dụng trên thị trường Việt Nam kể từ năm 2014.
Bộ Công thương dự báo, đến năm 2015, nhu cầu xăng sinh học tại Việt Nam là 6,88 tỷ lít, năm 2020 là 8,313 lít và năm 2025 sẽ tăng lên là 9,258 tỷ lít.
Theo đó, từ ngày 1/12/2014, xăng này sẽ được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho các phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố lớn bao gồm:
Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Từ 1/12/2015, E5 là xăng duy nhất phục vụ cho tất cả các loại phương tiện cơ giới đường bộ, áp dụng trên toàn quốc.
Từ 1/12/2016, xăng E10, có hàm lượng ethanol cao hơn là 10% cũng sẽ bắt đầu lộ trình sử dụng bắt buộc, ban đầu áp dụng cho 7 tỉnh, thành phố trên.
Sau 1 năm, từ 1/12/2007, cơ chế sử dụng bắt buộc xăng E10 cũng sẽ áp dụng toàn quốc.
Hình minh họa.
Theo Viện Cơ khí động lực học, Đai học Bách Khoa:
Các thử nghiệm vừa qua đã chứng minh, nhiên liệu E5 do trong nước sản xuất hoàn toàn có thể sử dụng an toàn trên các động cơ xăng đang lưu hành ở Việt Nam.
Việc sử dụng E5 không cần phải thay đổi kết cấu hay vật liệu chi tiết, sẽ giúp cải thiện công suất động cơ, suất tiêu hao nhiên liệu, giảm phát thải HC, CO.
Tại Việt Nam, nguồn nhiên liệu để pha chế ra xăng E5 là ethanol nhiên liệu được sản xuất từ tinh bột sắn. Đây là loại nhiên liệu thân thiện môi trường.
Hiện nay, Việt Nam có 3 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng E5 là PV Oil, Petec và SaigonPetro.
Bộ Công thương cho rằng, việc bắt buộc sử dụng xăng sinh học sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam.
Trên thế giới, có khoảng 60 quốc gia đang sử dụng phổ biến các loại xăng sinh học E5, E10 và cũng có các chương trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học như trên.
Theo Tinngan
EVN đang nợ PVN 14.000 tỷ đồng Trong phiên họp thường kỳ quý III, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) Phùng Đình Thực cho biết: EVN hiện đang nợ PVN 14.000 tỷ đồng, chủ yếu là nợ tiền mua điện của Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) - đơn vị trực thuộc PVN. Vị Chủ tịch này cho biết thêm,...