Xăng pha “quá tay” sẽ phá hỏng bình chứa và động cơ xe
Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia hóa dầu cho rằng, khi pha chất Acetone, Methanol, Ethanol… với xăng quá nồng độ cho phép sẽ gây tác dụng phụ dẫn tới hỏng đường ống và động cơ. TPHCM từng xuất hiện hiện tượng này với 10.000 tấn xăng pha Acetone lên đến 10%, năm 2006.
Xăng pha phụ gia
Theo TS. Đào Quốc Tùy, Trưởng bộ môn Công nghệ Hữu cơ – Hóa dầu (Đại học Bách khoa Hà Nội), mục đích quan trọng nhất của việc pha các chất phụ gia chứa ô xi như Acetone, Methanol, Ethanol vào xăng là làm tăng khả năng cháy, khả năng bay hơi và chỉ số octan của xăng. Hiện nay, Bộ Công thương và Tổng cục Đo lường đã đưa ra bộ tiêu chuẩn khi pha các chất vào trong xăng và buộc các đơn vị sản xuất, bán xăng phải tuân thủ, như tiêu chuẩn Việt Nam về xăng E5.
Hàng loạt ô tô, xe máy cháy trong thời gian qua nhưng chưa rõ nguyên nhân
Xe để trong nhà tắt khóa điện cũng có thể cháy Theo TS Đào Quốc Tùy ngay cả xe để trong nhà tắt khóa điện vẫn có thể bị cháy bình thường như khi đang nổ máy. “Trường hợp xe để trong nhà tắt khóa nhưng hệ thống điện 12V vẫn hoạt động ổn định để cung cấp điện cho hệ thống báo động an toàn và nuôi các hệ thống điện tử khác. Do vậy, để xe trong nhà nếu chập điện vẫn có thể cháy xe”, TS Tùy phân tích.
Nếu pha đúng tiêu chuẩn cho phép thì sẽ giảm được nồng độ các chất có hại trong khí thải của động cơ do quá trình cháy diễn ra hoàn toàn hơn. Tuy nhiên, nếu pha “quá tay” có thể dẫn đến tình trạng hỏng hóc các chi tiết trong xe như ăn mòn, trương nở các chi tiết cao su…
Còn theo PGS.TSKH Lưu Văn Bôi, chủ nhiệm khoa Hóa học trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), nhà sản xuất pha Ethanol vào xăng để giảm giá thành (hiện nay trên thị trường Ethanol có giá thành khoảng 10.000đồng/lít). Việc pha Ethanol đúng kỹ thuật và quy chuẩn sẽ không gây ảnh hưởng đến động cơ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm giảm lượng khí thải ra ngoài môi trường (khả năng đốt cháy hết nhiên liệu trong động cơ cao nên giảm hàm lượng khí ô nhiễm ra môi trường- PV). PGS. Lưu Văn Bôi cho biết, hiện nay ở Việt Nam mới chỉ dùng xăng pha 5% ethanol nhưng ở nhiều nước khác đã pha hàm lượng này lên đến 10%.
“Cũng phải lưu ý Ethanol có tính bay hơi tốt nên quá trình hình thành hỗn hợp nhiên liệu – không khí dễ dàng và quá trình cháy theo đó cũng tốt hơn. Chính vì thế Ethanol pha xăng phải là Ethanol 99,5% trở lên (gần như là cồn nguyên chất). Nếu Ethanol nồng độ thấp, với đặc tính ngậm nước, rất có thể nước sẽ gây tác hại đến động cơ”, PGS. Bôi cho biết thêm.
Xăng từng bị pha “quá tay”
“Năm 2006, hệ thống dẫn xăng ô tô, xe máy trong Thành phố Hồ Chí Minh bị hỏng hàng loạt. Từ những hỏng hóc đó cơ quan chức năng phát hiện ra 10.000 tấn xăng bị pha với Acetone “quá tay” lên đến 10%”, TS. Tùy nói và cho biết, mặc dù thời điểm đó xăng pha “quá tay” đã được bán ra thị trường nhưng không thấy hiện tượng cháy nổ. Còn hiện nay chưa phát hiện xăng kém chất lượng nhưng hiện tượng cháy nổ xe máy diễn ra phổ biến. Theo TS. Tùy để kết luận nguyên nhân những vụ cháy gần đây có phải do chất phụ gia hay do động cơ thì cơ quan chức năng phải vào cuộc, phân tích kỹ càng mẫu xăng của xe bị cháy có dấu hiệu bất thường hay không.
Chiếc xe Attila đang đi bỗng nhiên cháy giữa đường
Trưởng Bộ môn Công nghệ Hữu Cơ – Hóa dầu cũng hoài nghi khi đặt vấn đề cháy xe là do nhiên liệu không đảm bảo chất lượng. “Nếu do nhiên liệu thì số lượng nhập khẩu phải rất lớn vì tình trạng cháy xe rải đều khắp từ Bắc đến Nam. Còn các đơn vị nhỏ lẻ không thể làm được cháy xe ở nhiều nơi đến vậy khi họ cung cấp xăng chỉ ở một huyện hay một tỉnh”, TS Tùy nói.
Ngoài 3 chất Acetone, Methanol, Ethanol, theo TS. Tùy nhà sản xuất còn pha thêm nhiều loại phụ gia khác vào trong xăng như phụ gia chống ô xi hóa, chống ăn mòn, chống lắng và phụ gia mầu… Khi pha vẫn phải tuân theo quy chuẩn nhất định của Nhà nước. “Quy định là vậy, tuy nhiên họ pha thế nào thì cần kiểm tra phân tích mới kết luận được” – TS Đào Quốc Tùy nói.
Theo kết quả phân tích thì với hàm lượng xăng pha Ethanol 5-10% thì hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới các động cơ của xe. “Hàm lượng quá lớn sẽ làm tăng khả năng ăn mòn gây ảnh hưởng cho động cơ bởi đây là một chất phân cực nhưng nêu hàm lượng etanol quá nhiều trong xăng cũng dẫn đến việc khó nổ máy động cơ”, PGS Lưu Văn Bội cảnh báo.
Quang Phong – Nguyễn Hùng
Theo Dân trí
Liên tiếp các vụ cháy nổ xe: Tầm ngắm ở xăng không đúng quy chuẩn
Thời gian gần đây, người dân lo lắng rất nhiều khi hàng loạt xe máy, ô tô thuộc nhiều hãng xe bốc cháy khi đang đi hay dừng đỗ, trong nhà hay ngoài phố... Điều này dẫn đến một suy luận: Không phải lỗi kỹ thuật mà là nhiên liệu có vấn đề?
Suy luận này không phải không có căn cứ khi gần đây tại TP Hồ Chí Minh có hơn 11 doanh nghiệp bị rút giấy phép kinh doanh vì bán xăng kém chất lượng ra thị trường.
Ngoài ra, các vụ cháy xe không còn tập trung vào một nhãn hiệu Honda mà đã xuất hiện cả ở các thương hiệu khác như SYM, Yamaha, Loncin... và cả ở các mẫu xe ô tô.
Trong các vụ cháy xe máy, những điểm nghi vấn tập trung vào nguồn phát lửa (điện cao áp, ăc quy) và vật liệu cháy (xăng, nhựa, cao su, tạp chất ở cổ ống xả...). Và đến thời điểm này, việc sử dụng xăng kém chất lượng đã trở thành một trong những mối nghi vấn hàng đầu của các vụ cháy, khi mà các hãng sản xuất đồng loạt công bố các yếu tố kỹ thuật vẫn trong điều kiện an toàn.
Ảnh minh họa
Xăng kém chất lượng - có thể hiểu là xăng không đạt các quy định về chỉ số octal trong xăng. Ví dụ như xăng A95 nhưng thực tế chỉ đạt tiêu chuẩn của xăng A92, 90 hoặc thậm chí là 85. Nhưng đây chỉ là những gian lận về thương mại, không thể hiểu là có yếu tố tác nhân gây cháy. Vấn đề kém chất lượng ở đây, đáng lưu ý nhất, là xăng bị pha thêm phụ gia, thủ phạm được nhắc đến nhiều nhất phải kể đến cái tên: Methanol. Loại phụ gia này khi pha vào xăng không làm thay đổi nhiều lắm công năng của xe, hoặc nếu có thì người tiêu dùng cũng khó mà phát hiện ra được.
Xăng pha thêm methanol với mục đích trục lợi cá nhân khiến người bán không màng đến sự nguy hiểm cho cộng đồng hay sự bất ổn xã hội mà nó mang lại. Một lít methanol trên thị trường hiện có giá khoảng 11.000đ, nếu pha vào xăng với tỉ lệ khoảng 20-30%, người bán có thể lãi từ 4.000 đồng/lít trở lên, tùy loại xăng mà họ bán ra cho người tiêu dùng, mà quan trọng là người dân không thể phát hiện được nếu sử dụng loại xăng pha này.
Khi dùng xăng pha methanol, nguy cơ cháy nổ tăng lên rất nhiều bởi methanol là một loại dung môi hòa tan cực mạnh, có thể ăn mòn các ống gioăng tại các chi tiết máy, các đường ống cao su dẫn nhiên liệu... Chính điều này dẫn đến rò rỉ nhiên liệu, chảy tràn ra ngoài. Và nếu tia lửa điện (đầu bugi, các mối nối dây điện bị hở...) hay nguồn nhiệt lớn như cổ ống xả, việc bắt cháy là không thể tránh khỏi.
Hiện tại, khi mà các vụ cháy xe máy không còn khu biệt tại một hãng xe nhất định mà xảy ra với rất nhiều hãng xe, kể cả xe mới lẫn xe cũ, lý do dẫn đến hỏa hoạn càng được tập trung vào nhiên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Chính vì thế, trong khi các cơ quan chức năng chưa đưa ra được kết luận cuối cùng về nguyên nhân các vụ cháy nổ xe, người tiêu dùng nên chủ động sử dụng nhiên liệu từ những đại lý xăng dầu lớn, có uy tín về chất lượng, tránh các nguồn cung cấp xăng dầu không đảm bảo, không đủ độ tin cậy để đảm bảo an toàn cho chính mình và người thân.
Methanol là một loại cồn công nghiệp (có công thức hoá học CH3OH, còn gọi là methyl alcohol), là một chất lỏng, trong suốt, dễ bay hơi, cùng trọng lượng riêng với xăng. Ngoài ra, một số luồng thông tin còn đặt nghi vấn vào chất Ethyl acetate (có công thức hóa học C2H5COOCH3) cũng là một chất dung môi dễ hòa tan, không màu, có mùi hoa quả ngọt... Nhưng chất phụ gia này được loại trừ khả năng pha trong xăng bởi giá thành của nó hiện tại vào khoảng hơn 30.000đ/lít, nếu pha vào xăng thì không mang lại hiệu quả kinh tế cho người bán.
Việt Hưng
Theo Dân trí
Honda Việt Nam phải giải trình về xe máy cháy Theo yêu cầu của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, Honda Việt Nam vừa giải trình về các vụ cháy, nổ xe Honda xảy ra trong thời gian gần đây. Ngày 28/12, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, trong số các vụ nổ xe máy trong tháng 12 vừa qua, có sự góp mặt của nhiều sản phẩm của...