Xăng lỡ nhịp về giá 20.000 đồng/lít
Nếu theo giá nhập khẩu, xăng hôm nay sẽ về khoảng 20.000 đồng/lít. Thế nhưng, do việc điều chỉnh giá trong nước theo chu kỳ 10 ngày vẫn khiến thị trường xăng dầu trong nước khó “bắt nhịp” theo giá thế giới.
Thế nên, người tiêu dùng càng bị thiệt thòi hơn khi giá dầu thế giới lao dốc, trong nước buộc “đứng yên” chờ…
Thị trường xăng dầu cần cơ chế cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Xăng giảm, phải chờ tới ngày điều chỉnh giá
Giá xăng dầu bán lẻ tại thị trường Singapore theo cập nhật của Bộ Công thương đến ngày 8.9 tiếp tục lao dốc về dưới mốc 100 USD/thùng, thấp nhất trong vòng 8 tháng. Xăng RON 95-III về mức 98,83 USD/thùng, xăng E5 RON 92 về 94,11 USD/thùng, dầu diesel cũng về 130,81 USD/thùng.
Bên cạnh đó, giá dầu thô thế giới liên tiếp trong 5 ngày qua cũng giảm hơn 4% so tuần trước. Lúc 14 giờ chiều qua (ngày 9.9, theo giờ VN), giá dầu thô WTI của Mỹ về giá 83,7 USD/thùng, dầu Brent chuẩn toàn cầu dao động quanh mức 89,4 USD/thùng. Trong phiên trước, nhiều thời điểm dầu WTI về 81,5 USD/thùng, dầu Brent rớt xuống 87,5 USD/thùng.
Theo tính toán của các thương nhân đầu mối xăng dầu, hiện giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong nước đang cao hơn giá tham chiếu từ thị trường Singapore. Cụ thể, xăng đắt hơn khoảng 600 – 800 đồng/lít, dầu đắt hơn 900 – 1.000 đồng/lít. Giả sử nếu được điều chỉnh hằng ngày theo biến động giá thế giới, hôm qua (9.9), xăng dầu trong nước ít nhất đã được giảm tiếp với mức giảm tương đương.
Đặc điểm của mặt hàng xăng dầu là hợp đồng giao sau, mất thêm thời gian vận chuyển, nhà nhập khẩu phải có kho lưu trữ, không thể mua về bán ngay. Bản chất của thị trường này là có một độ trễ nhất định. Thế nên, không cần thiết bàn đến bao nhiêu ngày thì điều chỉnh giá, bởi giá đi theo thị trường. Thị trường thế nào thì sẽ có chính sách giá, quản lý giá như vậy. Chuyên gia Vũ Đình Ánh
Hiện giá xăng nhập khẩu đang ở mức thấp tương đương giá nhập khẩu ngày 17.1.2022. Tại thời điểm đó, xăng E5 RON92 trong nước bán lẻ ở mức 23.159 đồng/lít, xăng RON 95-III 23.876 đồng/lít. Nếu trừ đi 3.300 đồng thuế bảo vệ môi trường được giảm trên một lít xăng trong 2 lần (ngày 1.4 và ngày 11.7 – PV), thì giá xăng trong nước chỉ đang ở ngưỡng 20.000 đồng/lít.
Video đang HOT
Tuy nhiên, do quy định 10 ngày điều chỉnh 1 lần, nên dù giá thế giới giảm thế nào đi chăng nữa, biến động liên tục, người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng phải chờ đến kỳ điều chỉnh giá sau. Dự kiến, ngày 12.9 tới mới đến kỳ điều chỉnh giá mới. Lúc đó, có thể giá thế giới đã tăng trở lại, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng mất cơ hội được hưởng giá xăng dầu giảm mạnh trong mấy ngày qua. Chưa kể, ngoài quy định đến 10 ngày mới điều chỉnh giá, việc cho “linh hoạt” thời gian điều chỉnh giá “tránh” đi những ngày nghĩ lễ, tết, đã và đang khiến thị trường xăng dầu trong nước luôn xảy ra tình trạng bất ổn. Nếu xảy ra vào thời điểm giá thế giới biến động như trong thời gian qua (tháng 2 và cuối tháng 8 – PV), việc chậm trễ điều chỉnh giá khiến thị trường xăng dầu trong nước xảy ra tình trạng bát nháo kéo dài.
Phải có cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá, cho rằng vấn đề “bao nhiêu ngày thì nên điều chỉnh giá xăng dầu” được bàn đi, bàn lại, thay đổi, tính toán, cân nhắc, đong đếm… từ bao lâu nay. Vấn đề chúng ta cần là một thị trường cạnh tranh đúng nghĩa của nó.
Ông nói trước kia theo Nghị định 84, chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu là 30 ngày, sau đó theo Nghị định 83 rút xuống 15 ngày và hiện Nghị định 95 (sửa đổi Nghị định 83) quy định là 10 ngày, trong khi dự thảo trước đó được đề nghị là 7 ngày.
“Thời gian điều chỉnh cách xa so với diễn biến giá thế giới do thị trường xăng dầu VN có những doanh nghiệp thống lĩnh, buộc nhà nước phải quy định giá, không để cho doanh nghiệp tự định giá, gây bất lợi cho người tiêu dùng. Việc rút ngắn thời gian điều chỉnh giá không dễ bởi các hợp đồng mua bán theo hợp đồng giao sau, cần có độ trễ nhấn định, phải vận chuyển, nhập kho lưu trữ… Thế nên, trong thực tế, VN khó có khả năng điều hành giá xăng dầu theo từng ngày được, theo tôi, 10 ngày vẫn là quá dài trước nhiều biến động, nên điều chỉnh từ từ, xuống 7 ngày, 5 ngày, rồi 2 – 3 ngày một lần là đẹp”, ông Long nhận xét.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhấn mạnh quan trọng nhất của thị trường là cần có cơ chế quản lý điều hành giá xăng dầu đúng bản chất của thị trường chứ không phải là mấy ngày sẽ điều chỉnh giá một lần. Giá cả phụ thuộc vào bản chất của thị trường. Trong khi hiện tại, chúng ta đang xây dựng thị trường xăng dầu chưa cạnh tranh đúng nghĩa của nó. Ở đây, không phải cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đầu mối mà là cạnh tranh giữa các cửa hàng bán lẻ cuối cùng.
“Khi tạo ra thị trường thực sự cạnh tranh, giá bán buôn và bán lẻ chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh một cách bình đẳng. Hiện cơ chế của chúng ta đang dung túng cho một thị trường xăng dầu có sự độc quyền, có sự thống lĩnh thị trường của một số đầu mối, thậm chí có dấu hiệu các đầu mối sẵn sàng bắt tay nhau làm giá…”, chuyên gia này nhấn mạnh.
Nghiên cứu giảm thuế TTĐB và GTGT đối với xăng dầu
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái đối với mặt hàng xăng dầu. Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới. Đồng thời, sử dụng hợp lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu với liều lượng thích hợp theo quy định, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân; chủ động thực hiện các biện pháp để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống.
Đặc biệt, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ động nghiên cứu hoàn thiện trình các cấp có thẩm quyền xem xét các phương án giảm thuế thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và giá trị gia tăng (GTGT) đối với nhóm mặt hàng xăng dầu trong trường hợp giá thế giới tiếp tục tăng cao. Ngoài ra, với các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu như dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, logistic, Bộ GTVT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các cơ quan có liên quan tăng cường chỉ đạo, đề nghị, tuyên truyền đơn vị kinh doanh vận tải, cơ quan chuyên môn rà soát chặt chẽ mức giá kê khai, đảm bảo mức giá kê khai phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá, đặc biệt là yếu tố xăng dầu.
Thế nên, theo vị này, quan trọng hơn là phải thiết lập chuỗi bán lẻ xăng dầu bình đẳng, các cửa hàng bán lẻ là khâu phân phối cuối cùng trước khi đưa xăng dầu đến người tiêu dùng, có thể chọn mua hàng từ nhiều đầu mối. Không thể buộc ký kết với “ông” nào, mua hàng từ mỗi ông đó. Nếu hết hàng, hoặc chiết khấu thấp là chịu thiệt thòi. Chẳng hạn, các cửa hàng bán lẻ có thể lấy nguồn hàng từ nhiều đầu mối khác nhau, ông đầu mối A hết hàng, mua hàng từ ông B. Hay ông A bị rút giấy phép kinh doanh, dù bán hàng cho cả 1.000 cửa hàng xăng dầu thì đại lý nhỏ vẫn có thể chuyển sang mua của hàng từ ông đầu mối B, hay ông C…
“Chính quy định buộc phải lấy hàng chỉ từ doanh nghiệp đầu mối ký kết đã thủ tiêu tính cạnh tranh trong bán lẻ, từ đó thủ tiêu cạnh tranh về giá bán đến người tiêu dùng. Thị trường bất thường, người tiêu dùng bất lợi. Tình trạng hiện nay là các thương nhân gắn bó với nhau quá chặt, một vài doanh nghiệp đầu mối dừng lại thì lập tức thị trường xăng dầu bát nháo. Trong thực tế, nếu cho vận hành đúng cơ chế thị trường, ngay cả khi có cây xăng gian lận, bán hàng giả… chính người tiêu dùng tẩy chay cửa hàng đó trước khi cơ quan quản lý “đụng” đến họ. Hiện tại, 80% nguồn cung xăng dầu được chủ động từ trong nước, việc thiết lập thị trường xăng dầu vận hành theo quy luật cạnh tranh là hoàn toàn cần thiết và có thể chủ động được. Bộ Công thương đang quản lý hệ thống từ sản xuất, cấp giấy phép cho nhập khẩu, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp đầu mối đến thương nhân phân phối, tổng đại lý, rồi ra đến tận cây xăng cuối cùng thì họ hoàn toàn có quyền hay nói đúng hơn có trách nhiệm thiết kế lại thị trường xăng dầu theo đúng quy luật cạnh tranh”, chuyên gia Vũ Đình Ánh phân tích.
Giá dầu cao hơn giá xăng, doanh nghiệp vận tải như 'ngồi trên lửa'
Nhiều doanh nghiệp vận tải bày tỏ lo lắng trước việc giá dầu diesel liên tục tăng cao, thậm chí đắt hơn cả giá xăng, điều chưa xảy ra trên thị trường xăng dầu.
Tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 5/9, cơ quan điều hành điều chỉnh giá xăng trong nước giảm 366 - 439 đồng, xuống còn 23.359 - 24.230 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel tăng 1.430 đồng/lít lên 25.180 đồng/lít, vượt giá xăng. Đây là điều chưa từng có trên thị trường xăng dầu trong nước vì giá xăng thường cao hơn giá dầu.
Dữ liệu cập nhật mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, giá dầu diesel tại thị trường Singapore hiện là 134,6 USD/thùng, trong khi giá xăng RON95 chỉ là 102,9 USD/thùng. Với mức giá này, khả năng dầu có thể tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 11/9.
Chia sẻ với VTC News, ông Nguyễn Văn Quýnh, đại diện hãng Vận tải Bắc Nam, cho hay giá dầu tăng sẽ tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là giao thông vận tải. Theo ông Quýnh, doanh nghiệp của ông chủ yếu chở hàng hóa nông sản từ Nam ra Bắc và ngược lại bằng container hoặc xe tải. Nhu cầu sử dụng dầu diesel rất lớn, nếu giá dầu tiếp tục tăng cao, doanh nghiệp sẽ phải đau đầu để cân đối giữa doanh thu và lợi nhuận.
"Đội xe vận tải hàng hóa trọng tải lớn của chúng tôi đa phần sử dụng nhiên liệu dầu. Theo tính toán, mỗi xe tiêu hao 40 - 45 lít dầu cho 100km đường. Do vậy, giá dầu tăng sẽ khiến giá vận chuyển tăng, kéo theo đà tăng của cước vận tải hàng hóa", ông Quýnh nói.
Doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hóa lo lắng trước diễn biến nóng của giá dầu diesel. (Ảnh minh họa)
Theo ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát, chủ thương hiệu xe Sao Việt, về cơ bản giá xăng hay dầu tăng đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ cấu phương tiện vận tải hiện nay của Sao Việt, tỷ lệ xe chạy dầu chiếm số lượng lớn, chỉ có một số ít taxi chạy xăng, nên khi giá dầu tăng, chi phí vận hành cũng tăng theo. "Việc giá dầu tăng cao chắc chắn ảnh hưởng đến chi phí vận hành của doanh nghiệp", ông Bằng nói.
Vẫn theo ông Bằng, về nguyên tắc, giá dầu tăng thì các doanh nghiệp có xe khách chạy bằng dầu sẽ phải tính toán tăng giá vé để thêm chi phí. Tuy nhiên, mức giá hiện tại vẫn nằm trong biên độ giá cước mà doanh nghiệp vận tải đã tính toán để xây dựng giá vé trước đó nên chưa tác động đến việc tăng giá cước vận tải. Thêm nữa, trong bối cảnh giá hiện tại, hầu hết các nhà xe vẫn đang cố gắng duy trì họa động và hy vọng giá dầu giảm trong kỳ điều chỉnh tới.
Ông Tô Quang Học, nhà xe chuyên tuyến Hà Nội - Thái Bình, cho biết giá cước vận tải bao gồm nhiều chi phí đầu vào, ngoài xăng dầu tác động trực tiếp còn có các yếu tố cung cầu, cân đối hàng hóa chiều đi, chiều về. Trường hợp xe đầy tải, cả hai chiều đều có hàng thì giá cước sẽ rẻ hơn chỉ chở hàng một chiều.
"Dầu tăng trong ngưỡng chịu đựng của doanh nghiệp thì chúng tôi vẫn cố gắng duy trì hoạt động chờ diễn biến mới. Hy vọng từ giờ đến cuối năm, giá dầu ổn định, doanh nghiệp dễ thở hơn", ông Học nói.
Ngoài lĩnh vực vận tải, theo đánh giá của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) việc giá dầu vượt giá xăng sẽ khiến người tiêu dùng có thể phải đối diện với áp lực chi tiêu do giá cả hàng hóa khó hạ nhiệt. Nguyên nhân, giá dầu tăng sẽ kéo theo đà tăng của cước vận tải hàng hóa. Thêm nữa, nhiều thiết bị máy móc, động cơ, dây chuyền sản xuất cũng hoạt động bằng dầu. Chi phí vận tải hay chi phí sản xuất sẽ được phản ánh vào giá nhiều loại mặt hàng và dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng
"Vì vậy, việc giảm giá xăng nhưng giá nhiều mặt hàng khó giảm sẽ tiếp tục là bài toán nan giải cho thị trường hàng hóa trong thời gian tới", báo cáo của MXV nêu.
Vì sao giá dầu cao hơn giá xăng?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, từ trước đến nay, chúng ta đã quen với việc giá bán lẻ dầu diesel và dầu hoả luôn thấp hơn giá xăng. Tuy nhiên, tại kỳ điều hành 5/9, lần đầu tiên giá bán lẻ dầu diesel, dầu hỏa lại cao hơn giá xăng.
Nguyên nhân là tại thị trường thế giới, từ đầu năm 2022 đến nay, sau xung đột giữa Nga - Ukraine, nguồn cung khí đốt cho thị trường châu Âu và Mỹ giảm, nhu cầu đối với dầu diesel và dầu hỏa tăng. Điều này dẫn đến giá các sản phẩm dầu tăng cao, ở mức tương đương hoặc cao hơn giá xăng. Đến những tháng gần đây, để chuẩn bị cho nhu cầu tăng vào mùa lạnh, người dân lại đang dần chuyển sang dùng dầu khi giá năng lượng tăng cao, giá dầu tiếp tục tăng khá mạnh, cao hơn nhiều so với giá xăng.
Thứ trưởng cho biết thêm, hiện nay, bình quân giá xăng trên thế giới là 105 USD/thùng, trong khi giá dầu đang ở mức 143 USD/thùng.
Hầu như ở các nước châu Âu, giá dầu đều cao hơn giá xăng, ví dụ Italy, Hungary, Đức, Pháp, Đan Mạch, Áo, Cộng hoà Séc, Bỉ, Anh, Bồ Đào Nha. Hay như tại Mỹ, giá xăng hôm nay là 4,5 USD/gallon, còn giá dầu là 5,059 USD/gallon.
Trong nước, do cơ cấu giá xăng dầu, các mức thuế, chi phí kinh doanh dịch vụ rất khác nhau. Đối với các loại dầu, thuế nhập khẩu chỉ ở mức 0 - 0,72%, thuế tiêu thụ đặc biệt là 0%. Còn đối với các loại xăng, thuế nhập khẩu bình quân là 9,7%, thuế tiêu thụ đặc biệt là 8-10%. Do đó, giá bán lẻ xăng trong nước từ trước đến nay vẫn cao hơn giá dầu.
"Tuy nhiên, tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 5/9 vừa qua, do giá xăng thế giới và giá dầu thế giới có sự chênh lệch lớn, giá dầu cao hơn giá xăng khoảng 30 - 35 USD/thùng nên giá bán lẻ dầu trong nước đã lần đầu tiên cao hơn giá xăng", ông Hải nói.
Sau 5 lần giảm, giá xăng hôm nay 22/8 sẽ tăng trở lại, lên mức 24.000-25.000 đồng/lít? Giá xăng, dầu trên thế giới trong những ngày qua tăng nhẹ so với chu kỳ trước, vậy giá xăng, dầu trong nước lần này liệu có tăng khi giá thế giới tăng không? Nếu tăng thì giá xăng hôm nay 22/8 sẽ tăng bao nhiêu tiền 1 lít? Sau 5 lần giảm, giá xăng hôm nay 22/8 sẽ tăng trở lại, lên...