Xăng giảm, hàng hóa không giảm: “Không nên làm ăn chộp giật!”
Một tháng qua, dù giá xăng dầu đã giảm từ mức cao kỷ lục gần 33.000 đồng/lít xuống mốc 25.000 đồng/lít nhưng các mặt hàng hóa đều không có chiều hướng giảm, thậm chí một số còn có xu hướng tiếp tục tăng.
Giá xăng liên tiếp giảm trong vòng 1 tháng qua . (Ảnh minh họa)
Kinh doanh phải có đạo đức
Mới đây, tại phiên họp thường kỳ về tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM lý giải, tình trạng giá xăng giảm sâu nhưng giá các loại hàng hóa, sản phẩm vẫn không chịu giảm theo giảm.
Giám đốc Sở Công thương cho rằng, trong cơ cấu giá cả hàng hóa, xăng dầu chỉ chiếm tỷ trọng không lớn. Việc giảm giá xăng dầu chỉ là điều kiện để điều chỉnh giá cả hàng hóa. Trong khi đó, nhiều hàng hóa đầu vào khác (như thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu…) đều tăng mạnh trong hai năm qua đã ảnh hưởng đến việc tăng giá chung. Do đó, để giữ ổn định thị trường thì các doanh nghiệp đang phải điều chỉnh nhằm tiết giảm chi phí giá thành.
Bà Đinh Thị Nương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, trước hết, do một số mặt hàng chịu ảnh hưởng tác động của giá xăng dầu, khi điều chỉnh giá giảm có thời gian, độ trễ để các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là các đơn vị có mặt hàng chịu tác động trực tiếp bởi giá xăng dầu, phải rà soát lại các yếu tố chi phí hình thành giá từ đó mới xác định giá bán giảm theo giá xăng dầu giảm thời gian vừa qua.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, đồng tình với quan điểm độ trễ, nhưng ông cho rằng cũng có một số nguyên nhân khác khiên tình trạng giá xăng giảm mà giá hàng hóa không giảm. Bởi, giả sử doanh nghiệp giảm ngay giá mặt hàng khác có liên quan thì lại sợ rằng, sau này tăng lên lại cực kỳ khó, người dân có khi lại phản đối, không đồng tình.
Video đang HOT
“Tôi cho rằng đó là sự thận trọng nhưng không đủ thuyết phục, bởi rõ ràng là “nước lên thì thuyền lên, nước xuống thì thuyền xuống”. Tôi đồng ý có độ trễ nhưng không thể là hàng tháng hay là đến mấy tháng được, mà rõ ràng chỉ sau một vài tuần, ta phải điều chỉnh ngay”, chuyên gia Cấn Văn Lực nói.
Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, đến nay giảm giá xăng dầu khá mạnh, nhưng tình hình trên thị trường, giá cả đứng yên hoặc chỉ giảm đôi chút, thậm chí có mặt hàng còn lên. Vấn đề giá hết sức quan trọng, động chạm đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.
“Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ cần xây dựng thương hiệu của mình, trong đó có thương hiệu về đạo đức, giao dịch, chia sẻ lợi nhuận hợp lý, không giành phần thắng cho mình. Các doanh nghiệp không nên làm ăn chộp giật”, ông Phú nhấn mạnh
Tổng kiểm tra chuyên đề có khiến giá tiêu dùng “mềm” theo giá xăng?
Về vấn đề này, mới đây Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã có Công điện gửi Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công điện nêu thực trạng những ngày qua, mặc dù giá xăng dầu trong nước đã bước đầu giảm nhưng giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân vẫn ở mức cao gây ảnh hưởng đến cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và cuộc sống của nhân dân.
Bộ Trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, triển khai đợt tổng kiểm tra chuyên đề đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về giá từ nay cho đến hết năm 2022.
Xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội trên địa bàn được giao quản lý.
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường trong cả nước tăng cường công tác giám sát, quản lý theo địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch, theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, tổ chức nắm bắt tình hình thực hiện của các tổ chức, cá nhân kinh doanh để có các biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp.
Triển khai đợt cao điểm kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý, từ nay cho đến hết năn 2022.
Kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình biến động của giá cả thị trường hàng hoá nói chung và hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân nói riêng, đặc biệt là những mặt hàng lương thực, thực phẩm, thịt lợn, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, vật liệu xây dựng và trang thiết bị y tế phòng chống dịch, qua đó có những kiến nghị, đề xuất cụ thể về kiểm soát và bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu.
Bộ Công Thương đề nghị cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp cùng phối hợp chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để lực lượng quản lý thị trường triển khai kịp thời có hiệu quả đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá. Tổng cục Quản lý thị trường và các đơn vị thuộc, trực thuộc khẩn trương, nghiêm túc thực hiện và báo cáo kịp thời.
Giá dầu trở lại ngưỡng 100 USD/thùng
Giá dầu thô thế giới trở lại mốc 100 USD/thùng sau khi tổng thống Mỹ không đạt được cam kết dầu khí trong chuyến thăm Trung Đông.
Theo dữ liệu của Trading Economics hôm 17/7, giá dầu Brent tiêu chuẩn thế giới hiện ở mức 101 USD/thùng, tăng hơn 2 USD/thùng, tương đương 2,08% so với 24 giờ trước đó.
Vài ngày trước đó, giá dầu đã lao dốc xuống dưới ngưỡng 100 USD/thùng và ghi nhận mức thấp nhất trong vòng 4 tháng hôm 14/7. Nguyên nhân là lo ngại suy thoái ở các nền kinh tế lớn và khả năng FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) mạnh tay nâng lãi suất.
Trong khi đó, giá dầu WTI tăng 1,89% lên 97,59 USD/thùng.
Giới quan sát cho rằng giá dầu quay đầu tăng khi lo ngại về tình trạng khan hiếm nguồn cung vượt nỗi sợ suy thoái. Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa kết thúc chuyến thăm tới Saudi Arabia nhưng không thể thuyết phục nước này tăng sản lượng ngay lập tức.
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng hy vọng OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh) sẽ tăng sản lượng tại một cuộc họp ngày 3/8.
Giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu trở lại ngưỡng 100 USD/đồng sau nhiều ngày ở dưới mức này. Ảnh: Trading Economics.
Trong khi đó, theo The National của UAE, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Arab Saudi hôm 16/7, Thái tử Arabia Mohammed bin Salman cho biết nước này sẵn sàng tăng sản lượng dầu lên tối đa 13 triệu thùng/ngày, nhưng không có khả năng tăng thêm.
Thị trường dầu cũng hưởng lợi sau các phát biểu của FED. Cụ thể, hôm 14/7, ngay cả những quan chức ủng hộ việc thắt chặt chính sách nhất của FED cũng chỉ ủng hộ một đợt nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 7.
Trước đó, sau khi lạm phát tháng 6 của Mỹ lập đỉnh 40 năm, giới quan sát đã cho rằng FED có khả năng tăng lãi suất 1 điểm phần trăm.
Khả năng FED quyết liệt hơn trong việc nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát đã tác động tiêu cực lên các thị trường hàng hóa, trong đó có dầu.
Giá xăng sắp giảm hơn 1.500 đồng/lít? Lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu dự báo giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ giảm mạnh trong kỳ điều hành giá ngày 11/7. Dữ liệu từ Bộ Công Thương cập nhật đến ngày 5/7 cho thấy giá bán lẻ tại thị trường Singapore với xăng RON 92 (dùng để pha chế xăng E5 RON92) là 138,39 USD/thùng,...