Xăng được dự báo tăng mạnh, nhiều cửa hàng bán xăng dầu đóng cửa
Qua rà soát, nhiều cửa hàng xăng dầu tại Bắc Giang không bán xăng lý do là hết hàng, mất điện, nghỉ bán do đi đám ma…
Nhiều cửa hàng thông báo “hết xăng”. Ảnh LĐO
Dự báo giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày hôm nay (28/5) sẽ tăng tiếp trên dưới 1.000 đồng/lít do giá xăng dầu thế giới gần đây tiếp tục tăng mạnh.
Trước diễn biến này của giá xăng dầu, một số địa phương xuất hiện tình trạng các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa, thông báo tạm ngừng bán xăng, do đó lực lượng quản lý thị trường đã vào cuộc kiểm tra, rà soát các điểm bán xăng dầu trên địa bàn nhiều tỉnh thành phố trên cả nước.
Kết quả sơ bộ được Bộ Công Thương cho biết, tính đến 12h00 ngày 26/05/2020, qua xác minh nhanh thông tin (trên điện thoại), hiện tình hình kinh doanh xăng dầu tại các tỉnh, thành phố Bắc Giang, ĐakLac, Hải Dương, Gia Lai, TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải Phòng, Hà Nam, TP. Cần Thơ, Thanh Hóa cơ bản diễn biến bình thường, tuy nhiên có một vài trường hợp cá biệt.
Cụ thể, tại Hải Dương, chưa có hiên tượng dừng bán hàng, tuy nhiên có phản ánh về nguồn cung ứng xăng dầu nhỏ giọt, khó lấy hàng, lượng cung giảm.
Tại Gia Lai, có 02 cửa hàng tại huyện ĐakĐoa đóng cửa chưa rõ lý do (hiện đang phối hợp Chính quyền địa phương làm rõ)
Video đang HOT
Tại Bắc Giang, có 02 cây xăng đóng cửa do mất điện (hiện cơ quan Điện lực đã có xác nhận về vấn đề này).
Tại ĐakLak, có 03 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng cửa không bán hàng tại Huyện Kroong Năng là: Doanh nghiệp Thắng Thành, doanh nghiệp Quý Điều và Doanh nghiệp Trường Yến. Hiện lực lượng Quản lý thị trường đang phối hợp cơ quan chức năng tiến hành xác minh, làm rõ theo quy định pháp luật.
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác đảm bảo nguồn cung xăng dầu và thực hiện các quy định về kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, Bộ trưởng chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tìm kiếm, có phương án bảo đảm nguồn hàng từ nguồn trong nước và nhập khẩu; tuân thủ nghiêm quy định về dự trữ lưu thông theo tinh thần của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP để bảo đảm nguồn cung xăng dầu đầy đủ và kịp thời, không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh;
Theo dõi sát tình hình thị trường, cung cầu mặt hàng xăng dầu, diễn biến giá xăng dầu trong nước và thế giới để tham mưu điều hành giá mặt hàng xăng dầu phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát;
Phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường rà soát việc thực hiện các điều kiện về kinh doanh xăng dầu của các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu trong việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có;
Khẩn trương phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan hoàn tất việc xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu báo cáo Chính phủ phê duyệt ban hành để tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý kinh doanh xăng dầu.
Chỉ đạo Cục Xuất nhập khẩu rà soát các thị trường nhập khẩu xăng dầu để có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tiếp cận nguồn hàng xăng dầu chất lượng tốt, giá hợp lý, bảo đảm thực hiện kế hoạch cung cấp xăng dầu cho thị trường trong nước;
Phối hợp với Vụ Thị trường trong nước, chỉ đạo, giám sát các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm túc hạn mức nhập khẩu và tổng nguồn xăng dầu tối thiểu đã được Bộ Công Thương giao để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và phát triển sản xuất kinh doanh của cả nước; rà soát và điều chỉnh hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu, tiến độ nhập khẩu của các doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu và diễn biến thị trường hiện nay…
Thủ tướng: Không tăng "sốc" giá xăng, chưa tăng giá điện trong năm 2020
Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều hành giá ổn định hoặc không tăng giá đột biến.
Đồng thời, không tăng giá điện trong năm 2020.
Ngày 13-5, Văn phòng Chính phủ cho biết vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá quý I/2020.
Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% đã được Quốc hội đề ra và căn cứ các nghiên cứu, phân tích, đề xuất kịch bản điều hành giá đã được trao đổi, thống nhất, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường, giá cả phù hợp theo thẩm quyền, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu.
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành theo dõi sát diễn biến thị trường, sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để không tăng giá đột biến
Đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý, các bộ ngành địa phương cần thực hiện nghiêm chủ trương chung của Chính phủ là không thực hiện điều chỉnh giá trong quý II/2020, nhất là các mặt hàng đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp.
Trường hợp cần xem xét điều chỉnh trong năm 2020 thì chủ động tính toán, đánh giá liều lượng, mức độ và thời điểm phù hợp để kịp thời báo cáo Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo, nhất là sách giáo khoa, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế.
Thủ tướng đặc biệt lưu ý với công tác quản lý, điều hành một số mặt hàng thiết yếu.
Cụ thể với xăng dầu, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và bộ, ngành liên quan tiếp tục chủ động theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều hành giá ổn định hoặc không tăng giá đột biến, góp phần bình ổn giá cả thị trường trong nước, hỗ trợ đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng kết luận cơ bản không xem xét điều chỉnh tăng giá điện trong năm 2020. Đối với việc miễn, giảm giá điện trong 3 tháng cho một số đối tượng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục đánh giá, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả, nhất là giảm giá điện đối với đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo.
Đồng thời, hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán, chủ động thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để tránh trường hợp lỗ và treo các khoản lỗ khi thực hiện chương trình giảm giá điện hỗ trợ khách hàng; tránh gây áp lực giá trong năm 2021 và thời gian tới.
Xem xét đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá
Đối với mặt hàng sách giáo khoa, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ sớm hoàn thành các thủ tục để trình Chính phủ xem xét phê duyệt, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa mặt hàng sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, nhằm bảo đảm công bằng trong biên soạn, sử dụng sách giáo khoa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 88 của Quốc hội năm 2014. Đồng thời, giải quyết hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và quyền lợi của phụ huynh, học sinh.
Đối với sách giáo khoa lớp 1 phục vụ năm học 2021-2022, trước mắt thực hiện theo quy định hiện hành, đồng thời đề nghị các Nhà xuất bản rà soát phương án giá đã kê khai, trong đó đề nghị kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm giá, hỗ trợ người tiêu dùng.
Giá xăng giảm sốc: Vừa mừng vừa lo Giá xăng dầu giảm giúp giảm chi phí vận chuyển, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam. Từ chiều 15-3, giá xăng dầu giảm từ 1.300 đến 2.300 đồng mỗi lít. Hiện giá xăng sinh học E5 giảm về mức 16.056 đồng mỗi lít và xăng A95 giảm về mức 16.812 đồng mỗi lít. Đây là mức thấp kỷ lục trong...