Xăng dầu vừa tăng giá 650 đồng/lít
Saigon Petro cho biết, tăng giá xăng từ 18h ngày hôm nay (28-8), trong đó xăng sẽ tăng 650 đồng, dầu DO tăng 300 và dầu hỏa tăng 450 đồng. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex) cũng điều chỉnh tương tự, riêng mazut không tăng, tuy nhiên thời điểm tăng giá là 18h30.
Trước đó, tại cuộc họp báo do Bộ Tài chính tổ chức, Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) – Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, do giá xăng dầu trên thị trường thế giới tiếp tục tăng dẫn tới giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu đã tăng cao hơn so với giá bán hiện hành. Mức chênh lệch giữa giá bán và giá cơ sở của mặt hàng xăng hiện tại là 1.428 đồng/lít, của diezel là 947 đồng/lít, dầu hỏa là 1.088 đồng/lít và mazut là 704 đồng/kg.
Để hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, Liên Bộ Tài chính – Công Thương sẽ quyết định cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá bán lẻ. Căn cứ vào mức chênh lệch, giá xăng có thể được điều chỉnh tăng khoảng 700 đồng/lít (bằng 50% mức chênh lệch giữa giá bán và giá cơ sở). Các mặt hàng khác tăng với mức bằng 50% so với chênh lệch giá cơ sở. Như vậy, Nhà nước và doanh nghiệp sẽ gánh vác 50%.
Bộ Tài chính cũng quyết định tiếp tục sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, trong đó xăng được sử dụng 500 đồng/lít (tăng thêm 200 đồng so với trước) và mặt hàng dầu được sử dụng quỹ ở mức 300 đồng/lít.
Phương án điều hành thị trường xăng dầu được Bộ Tài chính công bố tại cuộc họp báo vừa diễn ra chiều nay (28-8). Ông Thỏa cho biết: “Cùng thời điểm với cuộc họp báo, chúng tôi đã có văn bản gửi tới doanh nghiệp để các doanh nghiệp có hướng điều chỉnh giá bán”.
Về ý kiến đề xuất giảm thuế nhằm chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng, Ông Thỏa cho biết: “Điều hành thị trường xăng lúc này vẫn nhất quán nguyên tắc chia sẻ lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thuế duy trì mức thấp hơn nhiều barem. Liên bộ quyết định tạm thời chưa tính lợi nhuận định mức 300 đồng mỗi lít vào giá cơ sở. Điều này cũng có nghĩa, giá bán lẻ của doanh nghiệp nếu có tăng sẽ không được cộng thêm định mức lợi nhuận 300 đồng mỗi lít này”.
Video đang HOT
“Nếu tính đúng thì phải cho điều chỉnh giá bám sát giá cơ sở. Song để bù đắp cho doanh nghiệp và ngăn giá không tăng cao quá, liên bộ thống nhất cho tăng mức sử dụng quỹ bình ổn với xăng từ 300 đồng một lít hiện nay lên 500 đồng. Mặt hàng dầu, sau nhiều năm không được bù lỗ, cũng sẽ được trích 300 đồng từ quỹ bình ổn giá. Doanh nghiệp bắt đầu được sử dụng quỹ bình ổn giá phù hợp với thời điểm điều chỉnh giá bán lẻ. Tính toán với các phương án này, giá bán lẻ xăng sẽ tăng không quá 700 đồng mỗi lít”, ông Thỏa nói.
Như vậy, tính từ đầu năm tới nay, sau 5 lần điều chỉnh giảm và 5 lần điều chỉnh tăng thì mức giảm tổng cộng chỉ là 3.200 đồng mỗi lít trong khi mức tăng tổng cộng lên tới 5.400 đồng/lít.
Theo ANTD
Cục trưởng kinh tế:"Đã báo cáo Thủ tướng vụ bắt bầu Kiên"
Đại tá Nguyễn Đức Thịnh (Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế) cho biết, trước khi khởi tố, tạm giam ông Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo liên ngành Tư pháp trung ương đã họp và thống nhất cao đồng thời đã báo cáo Thủ tướng.
Khi có thông tin bắt Nguyễn Đức Kiên thì người dân nghĩ đến Ngân hàng ACB, Cục trưởng có thể nói gì về việc này?
Đại tá Nguyễn Đức Thịnh (người đứng) chỉ đạo chuyên án.
Thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra và phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ: Chúng tôi khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên do vi phạm trong quản lý, điều hành của 3 công ty do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hiện Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng ACB.
Chúng tôi cũng đã nói rõ là Lãnh đạo Bộ Công an và cơ quan CSĐT Bộ Công an nhận được rất nhiều đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến vi phạm của 3 công ty do Nguyễn Đức Kiên điều hành và báo cáo đồng chí Bộ trưởng Trần Đại Quang và đồng chí Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo.
Trước khi khởi tố, bắt giam Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo liên ngành Tư pháp Trung ương đã họp và thống nhất cao. Quá trình bắt, khám xét và tổ chức điều tra đảm bảo đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng Chính phủ.
Bị can Nguyễn Đức Kiên là người có vị trí trong xã hội, quá trình điều tra, Cơ quan điều tra Công an có chịu áp lực gì không?
Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, vì vậy chúng tôi không chịu áp lực nào trong điều tra vụ án này và quá trình chỉ đạo điều tra vụ án chúng tôi phải thực hiện nghiêm túc, khách quan các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Thưa Cục trưởng, một trong những lĩnh vực kinh tế mà người dân, Nhà nước và dư luận trong và ngoài nước quan tâm là tội phạm trong lĩnh vực Ngân hàng, thì Cục Cảnh sát kinh tế đã triển khai như thế nào?
Quán triệt Nghị quyết 11 năm 2011 của Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Công an, Cục Cảnh sát kinh tế đã chủ động phối hợp với các lực lượng tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an và chỉ đạo lực lượng Cảnh sát kinh tế các tỉnh, thành phố làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh với các tội phạm kinh tế nói chung và vi phạm, tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng để góp phần làm cho "mạch máu" kinh tế của đất nước hoạt động lành mạnh, vì lợi ích của người dân, quốc gia phải được đặt lên hàng đầu.
Việc này chúng tôi đã có kế hoạch và báo cáo lãnh đạo Bộ Công an triển khai mạnh mẽ nên sau khi Nghị quyết 11, lực lượng Cảnh sát kinh tế đã tập trung chống mua bán trái phép vàng, ngoại tệ, rồi chống vi phạm trần lãi suất.
Hiện nay chúng tôi tập trung quan tâm đến hồ sơ, thủ tục cho vay, sử dụng vốn huy động... để phòng ngừa, phát hiện tội phạm, vi phạm.
Cục trưởng đánh giá như thế nào về tình hình tội phạm kinh tế trong thời gian vừa qua?
Do nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, do đó, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế nước ta, làm cho kinh tế nước ta gặp khó khăn nhất định.
Cùng với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có thắt chặt tín dụng làm cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn, nhất là vốn vay gặp nhiều khó khăn và qua đó cũng bộc lộ, phát hiện ra nhiều vụ vi phạm pháp luật về kinh tế với hậu quả lớn.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, lực lượng Cảnh sát kinh tế cả nước đã chủ động, quyết liệt ra quân để phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm, do đó số vụ phạm tội kinh tế phát hiện nhiều hơn 6,1% so với cùng kỳ năm 2011.
Theo VNN
'Chúng tôi không bị áp lực khi điều tra vụ bầu Kiên' Đại tá Nguyễn Đức Thịnh (Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế) cho biết, trước khi khởi tố, tạm giam ông Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo liên ngành Tư pháp trung ương đã họp và thống nhất cao. Việc bắt đã báo cáo Thủ tướng. - Khi có thông tin bắt Nguyễn Đức Kiên, người dân nghĩ đến Ngân hàng ACB, ông có...