Xăng dầu tăng giá: Sức mua thấp nên hàng hóa chưa thể tăng giá ngay được
Nhiều doanh nghiệp cho biết với việc giá xăng tăng gần 2.000 đồng/lít chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nhưng vì nhiều lý do, nhất là sức mua trên thị trường còn thấp nên doanh nghiệp chưa thể tăng giá theo giá xăng dầu được.
Theo doanh nghiệp, sức mua thực phẩm trên thị trường đang thấp nên giá bán chưa thể tăng để kích cầu – Ảnh: Đình Quân
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Food, khẳng định với mức tăng khá cao gần 2.000 đồng/lít của giá xăng chắc chắn sẽ khiến chi phí của hàng hóa tăng theo bởi xăng dầu tăng sẽ kéo theo chi phí vận chuyển, phân phối tăng theo.
“Chắc chắn những đơn hàng của công ty ở phía bắc sẽ phải tăng giá do chi phí phân phối tăng. Tuy nhiên giá xăng mới vừa tăng nên công ty chưa tính cụ thể tăng bao nhiêu”, bà Lâm nói.
Theo bà Lâm, thường các hợp đồng vận chuyển được ký dài hạn với doanh nghiệp vận tải nhưng đó không phải là “hợp đồng chết” mà vẫn điều chỉnh theo thị trường để chia sẻ khó khăn cho cả hai bên gồm sản xuất và vận tải. Tuy nhiên, nếu giá tăng vẫn giữ nguyên thì phải 3 tháng sau giá hàng hóa mới tăng theo.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Ánh Hồng, chủ chuỗi siêu thị Maximark, cho biết chưa có nhà sản xuất hay phân phối nào đề nghị tăng giá bán sau khi giá xăng tăng. Theo quy định, trường hợp chi phí sản xuất, vận chuyển tăng thì phải 1 tháng sau nhà sản xuất hay phân phối mới đề nghị tăng giá bán. Và việc tăng giá bán này phải hợp lý, được siêu thị kiểm soát chứ không thể muốn là tăng ngay.
“Kinh nghiệm những lần trước thì tác động giá xăng không bằng tác động tỷ giá USD tăng. USD tăng giá ảnh hưởng rất lớn tới nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu từ đó việc tăng giá bán xảy ra nhanh hơn. Còn điện và xăng tác động tương đối chậm”, bà Hồng nói.
Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt, doanh nghiệp sản xuất trứng, cho biết vận tải chỉ chiếm 5% chi phí sản xuất của trứng nên việc tăng giá xăng không ảnh hưởng nhiều đến giá trứng trên thị trường.
“Sức mua đang thấp, giảm hơn 20% so với dịp bình thường nên có muốn cũng khó điều chỉnh tăng giá trứng được”, ông Thiện khẳng định.
Cùng quan điểm, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan, cho biết vận tải chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong chi phí sản xuất mặt hàng liên quan đến thịt heo nên doanh nghiệp chưa thể tăng giá sau khi giá xăng tăng được.
“Về lâu dài nếu 1-2 tháng nữa giá xăng vẫn giữ nguyên thì sản phẩm thịt heo có thể nhích giá lên chút đỉnh. Tuy nhiên, trong tình hình sức mua đang thấp như hiện nay, nếu sản phẩm này tăng thì sản phẩm kia sẽ giảm để thu hút khách hàng”, ông Mười nói.
Theo Thanhnien
Giá USD chợ 'đen' lên mức 21.800 đồng
Sáng 6.5, USD trong nước tiếp tục đà tăng giá và đã chính thức chạm trần quy định 21.673 đồng/USD. Ngoài chợ "đen", USD liên tục nhảy múa, giá mua vào cập nhật mới nhất lúc sát giờ trưa nay đang giao dịch quanh mức 21.800 đồng/USD.
Trên bảng niêm yết, các ngân hàng thương mại tiếp tục nâng giá USD cả chiều mua vào và bán ra. Tại ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), giá mua 1 USD được điều chỉnh tăng thêm 20 đồng so với ngày 5.5, lên 21.630 đồng. Chiều bán ra được Vietcombank niêm yết ở mức 21.670 đồng, tăng 10 đồng so với hôm trước.
Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) điều chỉnh mạnh tay hơn, khi nâng mức giá bán ra lên kịch trần cho phép: 21.673 đồng/USD. Ngoài chợ "đen", USD liên tục nhảy múa, giá mua vào cập nhật mới nhất lúc sát giờ trưa nay đang giao dịch quanh mức 21.800 đồng/USD.
Tỷ giá tăng do yêu tố tâm lý, không có đột biến cung cầu - Ảnh: Ngọc Thắng
Do tâm lý?
Trong thông cáo vừa phát đi hôm nay, Ngân hàng Nhà nước nhận định, trong tháng 4.2015, hệ thống tổ chức tín dụng mua ròng ngoại tệ từ khách hàng, trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng được cải thiện đáng kể so với cuối tháng 3.
Sau kỳ nghỉ lễ dài 30.4 và 1.5, nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng tăng gần gấp đôi so với mức trung bình các ngày trước đó. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng đều đáp ứng đầy đủ và tỷ giá vẫn quanh mức 21.600 VND/USD. "Trong 2 ngày vừa qua, nhu cầu mua, bán ngoại tệ với khách hàng không có gì đột biến, tỷ giá tăng là do yếu tố tâm lý", Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Đánh giá thêm về diễn biến, theo Ngân hàng Nhà nước, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh trong ngày 4.5, nhưng khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng trên trên thị trường chứng khoán (ngày 4.5 trên 2 sàn mua ròng 237 tỉ đồng (tương đương 11 triệu USD). Sáng 5.5, trên sàn HNX mua ròng 7 tỉ đồng cho thấy, các nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng và tin tưởng sự ổn định của kinh tế vĩ mô cũng như sự ổn định của thị trường ngoại hối, tỷ giá.
Trên thị trường tài chính quốc tế, Ngân hàng Nhà nước nhận định từ ngày 19.3, USD có xu hướng giảm giá, đặc biệt, từ ngày 29.4, USD tiếp tục giảm giá sau cuộc họp chính sách ngày 28 - 29.4 của Fed, khi Fed nhận định tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm lại, việc làm chưa được cải thiện...
Thị trường dự báo Mỹ ít có khả năng tăng lãi suất USD trong tháng 6 mà đợi ít nhất đến quý 3.2015. Cụ thể, đến ngày 5.5, so với cuối tháng 3.2015, USD giảm giá 3,2% so với EUR, 2,07% so với GBP và hầu như không đổi so với JPY. USD index giảm 2,93% so với 31.3.
Anh Vũ
Theo Thanhnien
Hàng Nhật đắt gấp 3 vẫn mua: Đừng vội chê sính ngoại? Khoảng 20% dân số Việt Nam có thu nhập cao và khá cao, chiếm tới 80% lượng chi tiêu, nhưng chỉ thích dùng hàng ngoại, quay lưng với hàng nội. Đây là cảnh báo với các doanh nghiệp Việt có thể thua đau ngay trên sân nhà. Sẵn sàng chi tiền cho hàng ngoại Một địa chỉ bán hàng Nhật Bản vừa khai...