Xăng dầu tăng giá quá mạnh, hàng trăm tàu đánh bắt cá biển ở Khánh Hòa “đắp chăn” nằm bờ
Những ngày qua, hàng trăm tàu cá của ngư dân trên địa bàn phường Vĩnh Trường,TP.Nha Trang ( Khánh Hòa) không thể vươn khơi bám biển do giá xăng dầu tăng quá cao.
Theo tìm hiểu của PV, mọi năm, vào thời điểm sau Tết, các tàu thuyền ở phường Vĩnh Trường, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) lại tất bật với những chuyến khơi xa. Tuy nhiên, năm nay, do giá xăng dầu tăng cao, ngư dân không thể vươn khơi để đánh bắt. Trước thực trạng trên khiến cho nhiều tàu cá phải liên tục nằm bờ.
Giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh bắt xa bờ của các ngư dân và bạn thuyền phường Vĩnh Trường, TP.Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: Công Tâm
Ông Nguyễn Tánh (43 tuổi, trú ở phường Vĩnh Trường, TP. Nha Trang, Khánh Hòa) xót xa cho biết, gần 1 tháng nay do chi phí xăng dầu tăng cao hơn so với mọi năm nên 2 tàu cá của gia đình ông phải rơi vào tình trạng nằm bờ.
Theo ông Tánh, giá dầu thời điểm này năm trước chỉ giao động từ 320.000 – 330.000đồng/thùng nhưng hiện nay đã hơn 400.000 đồng/thùng. Vì không đủ khả năng lo chi phí nên từ Tết đến nay, 2 chiếc tàu của ông chưa một lần vươn khơi.
Video đang HOT
Hàng trăm tàu cá có công suất nhỏ tại khu vực phường Vĩnh Trường phải nằm bờ, trước thực trạng trên các chủ tàu rất lo lắng. Ảnh: Công Tâm
Tương tự, ngư dân Nguyễn Xuân Quang (47 tuổi, trú tại phường Vĩnh Trường, TP. Nha Trang) buồn rầu, cho hay: “Tàu của tôi có công suất 317 CV, mỗi chuyến ra khơi tầm 3 ngày phải bơm khoảng 900 lít dầu, tương đương 19 đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra, còn phải lo chi phí ăn uống, tiền thuê bạn tàu nhưng chuyến đi gần đây nhất tôi chỉ thu về được gần 18 triệu đồng. Như vậy xem như không có lãi và bạn thuyền cũng bỏ nghề đánh bắt để tìm công việc khác kiếm thêm thu nhập”.
Nhiều bạn thuyền tại phường Vĩnh Trường phải tìm công việc khác để mưu sinh. Ảnh: Công Tâm
Cũng theo ông Quang, do những chuyến đi gần đây thất bát, thu nhập của anh em bạn tàu cũng giảm theo, họ không đủ chi phí để lo cho gia đình nên đa số bỏ nghề để làm công việc khác. Vì vậy, cùng với việc xăng dầu tăng, thiếu lao động cũng là một trong những lý do mà tới đây anh phải cho neo tàu.
Đi biển là nghề chính của bà con ngư dân nơi đây, với giá cả xăng dầu tăng vọt đã khiến họ không thể ra khơi, ảnh hưởng lớn đến kinh tế gia đình.
Trước tình hình đó, nhiều ngư dân mong muốn cơ quan chức năng cần có chính sách bình ổn giá xăng dầu và những hỗ trợ để tạo điều kiện cho họ tiếp tục vươn khơi đánh bắt thủy sản và đồng thời bảo vệ thiêng liêng của tổ quốc.
Chùm ảnh: Độc đáo nghề soi gỗ ra thứ trầm hương hảo hạng ở Khánh Hòa
Hàng chục năm qua, làng nghề soi trầm hương ở thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) được nhiều du khách biết đến, bởi sản phẩm trầm nơi đây rất đa dạng, phong phú và chất lượng.
Nhờ nghề gia công soi trầm mà nhiều hộ gia đình thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) từng bước thay đổi đời sống kinh tế gia đình, vươn lên trở thành hộ khá giả, nuôi con cái ăn học và xây dựng nhà cửa khang trang. Ảnh: Công Tâm
Nghề soi trầm không những tạo công ăn việc làm cho thanh niên mà còn giúp cho các phụ nữ ở địa phương có thêm nguồn thu nhập. Mặc dù ảnh hưởng dịch Covid-19 kéo dài. Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn cố gắng vuợt qua khó khăn bám trụ với nghề. Chị Lê Thị Thủy (33 tuổi, ở thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) trước kia vốn là thợ làm tóc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chị chuyển sang phụ chồng soi trầm để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Công Tâm
Nghề soi trầm trước đây chỉ có vài hộ làm trầm nhỏ lẻ, nguồn nguyên liệu cây gió bầu để làm chủ yếu thu mua, vận chuyển từ núi rừng Vạn Ninh và các huyện lân cận. Sau nhiều năm nguồn gió bầu khan hiếm, cây gió bầu được mua ở các tỉnh, thành miền trung và phía bắc. Nhờ phát triển rầm rộ nên nghề soi trầm cũng giúp nhiều hộ có công việc làm ổn định. Ảnh: Công Tâm
Theo lãnh đạo UBND xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), làng nghề trầm hương hình thành rất lâu rồi đến khoảng năm 2004 - 2005 các hộ mua bán nhộn nhịp trở lại. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng phải cần những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân và nghề này đã được truyền lại qua nhiều năm. Ảnh: Công Tâm
Năm nay, do dịch Covid- 19 nên hàng nội địa bán chậm, xuất khẩu sang các nước như: Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia... đều bị chững lại. Ảnh: Công Tâm
Người dân địa phương kỳ vọng hết dịch thì nghề này sẽ được tiêu thụ mạnh hơn. Các nghệ nhân chỉ bằng dụng cụ thô sơ như vậy, qua bàn tay tỉ mỉ, điêu luyện của các nghệ nhân xoi trầm đã tạo nên nhiều sản phẩm trầm hương có giá trị. Ảnh: Công Tâm
Ông nông dân Bình Định đem thứ trái to bự này ươm thành cây giống bán cho resort, ai ngờ lại trúng Đến xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định), hỏi ông Chín Cang bán dừa xiêm giống thì hầu như ai cũng biết. Hơn 10 năm trong nghề làm dừa giống, ông Lê Văn Cang, ở thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa là người đã đưa giống dừa xiêm Mỹ Hòa đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Ông Cang, xã Mỹ...