Xăng dầu lãi to vẫn kỳ kèo chuyện nộp thuế
Buộc phải nộp ngay thuế trước khi thông quan hàng hóa vào Việt Nam khiến các DN xăng dầu kêu ca vì không lo đủ tiền nộp ngay, hoặc bị phạt chậm nộp nếu hàng về cảng rơi vào ngày nghỉ lễ, Tết.
Xin nộp thuế từng phần
Cục Hải quan Cần Thơ vừa phản ánh, nhiều DN xăng dầu đang đề nghị chi cục hải quan cửa khẩu cảng Cần Thơ cho phép nộp thuế từng phần nhưng các Thông tư, Nghị định và luật sửa đổi Luật Quản lý thuế lại chưa có quy định này.
“Số tiền thuế mà DN nộp cho lô hàng nhập khẩu là rất lớn. Trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn, DN tập trung một lần nguồn lực tài chính để được thông quan toàn bộ lô hàng cũng sẽ gặp nhiều bất lợi”, hải quan Cần Thơ bày tỏ.
Cơ quan này còn phân tích: “nếu thực hiện khi nộp đủ tiền thuế thì mới thông quan toàn bộ lô hàng mà không thực hiện thông quan từng phần tương ứng với số tiền mà DN thực nộp thì Ngân sách Nhà nước gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế. Vì chưa được thông quan thì không có hàng để bán, DN không có tiền để nộp ngân sách…
Bên cạnh đó, xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, liên quan đến an ninh năng lương. Số DN nhập khẩu xăng dầu trên cả nước là ít, đa phần là DNNN hoặc DN cổ phần do Nhà nước chi phối, sở hữu 95% cổ phần.
Do vậy, Cục Hải quan Tp Cần Thơ đồng tình và kiến nghị cần chấp nhận cho thông quan từng phần, giải phóng các lô xăng dầu nhập khẩu tương ứng với số thuế mà doanh nghiệp đã thực nộp cho ngân sách.
Không có ngoại lệ
Trên thực tế, áp lực lo tiền nộp thuế ngay lập tức còn chưa lớn bằng nguy cơ, DN sẽ luôn bị phạt tiền nếu hàng hóa về cảng đúng ngày nghỉ lễ, hoặc do chính đặc thù của nhập khẩu xăng dầu.
Phản ánh điều này tới Bộ Tài chính, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex) cho biết, khi khai báo hải quan, lô hàng nhập khẩu xăng dầu thường chưa có đơn giá chính thức.
Đến tận ngày tàu cập cảng, vẫn chưa đủ các yếu tố để xác định giá mua bán chính thức theo hợp đồng, vì thời gian hay số ngày để tính giá lớn hơn là thời gian hành trình tàu xếp hàng từ cảng nước ngoài về cảng Việt Nam.
Video đang HOT
Do đó, doanh nghiệp cũng chưa có đủ dữ liệu để tính giá trị thuế xăng dầu phải nộp chính xác, nộp đủ nộp đúng.
Theo thông lệ quốc tế, giá mua bán xăng dầu theo “giá nổi” trong khu vực và trên thế giới, tức là giá bình quân giao dịch trên thị trường dầu trong một khoảng thời gian nhất định.
Để khắc phục tình trạng này, Petrolimex cho biết nhiều chi cục hải quan địa phương đã cho phép các DN kê khai, nộp thuế theo trị giá thuế tạm tính. Khi có hóa đơn, trị giá chính thức từ người bán, thường là trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai thì hải quan sẽ xác định lại chính thức số thuế phải nộp cho doanh nghiệp.
Petrolimex cho rằng đây là cách giải quyết phù hợp với thực tiễn nhập khẩu xăng dầu và thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ, các DN sẽ bị phạt chậm nộp thuế, nếu như số thuế tính lại lớn hơn so với số thuế tạm tính đã nộp ban đầu.
Vì vậy, Petrolimex kiến nghị Bộ Tài chính, cục hải quan không thu phí chậm nộp thuế trong các trường hợp phát sinh chênh lệch thuế như vậy.
Một đặc thù khác trong nhập khẩu xăng dầu cũng được Tập đoàn này phản ánh tới Bộ Tài chính. Theo Tập đoàn, có một số trường hợp hàng về cảng rơi vào đúng ngày lễ, Tết, kéo dài 5-10 ngày, khi khai báo hải quan thì chưa có khối lượng theo vận đợn B/L và chưa có đơn giá mua hàng chính thức. DN chỉ có thể đăng ký tờ khai hải quan, do cơ quan hải quan vẫn tiếp nhận nhưng không thể khai, nộp thuế ngay như luật quy định vì Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng nghỉ làm việc.
Kết quả là, DN không thể nộp thuế, các lô xăng dầu cũng không thể thông quan, DN không cung ứng hàng kịp thời để bình ổn thị trường, nhất là khi nhu cầu thường tăng cao trong dịp lễ, Tết. Chưa kể, DN còn phát sinh chi phí phạt chậm dỡ hàng, đọng vốn.
Do đó, Tập đoàn này kiến nghị cho phép doanh nghiệp tạm kê khai, tạm nộp thuế cho lô hàng trước kỳ nghỉ Tết dựa trên số lượng nhập khẩu và đơn giá tự khai báo ở hợp đồng. Khi có đủ khối lượng, trị giá chính thức thì hải quan xác định lại thuế phải nộp.
Hoặc giải pháp thứ 2 là, hải quan cho phép DN xăng dầu được nợ thuế và vẫn được thông quan trong dịp nghỉ lễ, Tết. Ngày làm việc đầu tiên sau các kỳ nghỉ lễ, Tết, doanh nghiệp và hải quan sẽ tính toán lại số thuế phải nộp. Các trường hợp này cũng sẽ không phạt doanh nghiệp vì chậm nộp thuế, chậm dỡ hàng.
Hiện nay, các quy định của Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế vẫn đang được Tổng cục hải quan chỉ đạo thực hiện nghiêm, chưa có sự linh động đặc biệt nào.
Chẳng hạn như đối với đề nghị của Hải quan Cần Thơ, Tổng cục Hải quan mới đây đã bác đề xuất xin nộp thuế dần dần cho doanh nghiệp.
Tổng cục dẫn chứng Điều 42 Luật quản lý thuế sửa đổi đã nêu rõ, Hàng hóa phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế theo quy định. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan…”
Theo Phạm Huyền
Vụ nổ súng bắn 5 cán bộ ở Thái Bình thể hiện độ phức tạp của việc thu hồi đất
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc liên hệ vụ đối tượng nổ súng làm 5 cán bộ địa chính thương vong ở Thái Bình với vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng để khẳng định công tác thu hồi đất thực sự phức tạp, bức xúc...
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: "Giải quyết không thỏa đáng khi thu hồi đất người dân dễ bức xúc dẫn tới hành vi chống đối".
Thảo luận về dự luật Đất đai sửa đổi sau lần chỉnh sửa mới nhất, các ý kiến trong UB Thường vụ QH đều tập trung vào những thay đổi trong quy định về thu hồi đất.
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đồng tình với quan điểm vẫn quy định việc thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế-xã hội nhưng kiến nghị, để tránh việc thu hồi tràn làn cần quy định hạn mức đất được thu hồi theo từng cấp như Quốc hội được quyền thu hồi đến mức nào, Thủ tướng đến mức nào, HĐND đến mức nào.
Ông Hiển chỉ rõ sự bất thống nhất lâu nay như lúc thì quy định chặt chẽ, động đến vài ba hecta đất lúa cũng phải xin ý kiến Thủ tướng, lúc lại rất lỏng như có dự án dùng đến hàng ngàn hecta đất rừng cấp dưới vấn có thể quyết định.
Trong khi đó, nhắc đến vụ nổ súng làm thương vong 5 cán bộ địa chính tại UBND tỉnh Thái Bình vừa xảy ra hôm qua, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc liên hệ lại vụ chống đối cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn để khẳng định công tác thu hồi đất thực sự phức tạp. Như vụ ở Tiên Lãng, ông Phúc nhắc lại bài học khi thu hồi đất của người dân cần phải tính tới công sức quai đê lấn biển để hạn chế bớt những bức xúc của người dân.
"Khi thu hồi đất, dù chưa đủ giấy tờ, thủ tục vẫn cần có hình thức đền bù nào nào đó cho người dân, dù là thấp hơn các trường hợp "danh chính ngôn thuận", nếu không người dân dễ bức xúc dẫn tới hành vi chống đối giống như những vụ việc vừa qua" - ông Phúc cảnh báo.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý nhận định các quy định trong dự thảo luật mới nhất đã giải quyết cơ bản các vấn đề đặt ra nhưng vẫn cần xem xét lại khái niệm "dự án, công trình phát triển kinh tế - xã hội" vì thực ra các dự án này cũng thể hiện mục đích vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Ông Lý đề nghị xác định các dự án được thu hồi đất trên các tiêu chí: dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, dự án ODA, dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, xây dựng hạ tầng, mở rộng nâng cấp công trình văn hóa xã hội.
Mổ xẻ Điều 63, ông Lý không tán thành với hướng thiết kế của cơ quan soạn thảo chỉ đi sâu vào việc xác định thẩm quyền thu hồi đất của các cấp, từ Quốc hội, Thủ tướng tới HĐND. Theo ông Lý cách quy định này sẽ "dẫm chân" với Điều 62 (quy định về các trường hợp thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, công cộng).
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý: "Cần xác định rõ tiêu chí dự án được thu hồi đất".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh yêu cầu, lần chỉnh lý dự thảo luật này cần quán triệt quan điểm các dự án có tầm quan trọng như thế nào mới thực hiện thu hồi đất, còn lại phải giải quyết theo các phương thức khác.
Chung nhận xét hướng thiết kế như điều 62, 63 trong dự thảo luật có sự trùng lặp, "đọc chưa xuôi", Chủ tịch Quốc hội gợi ý liệt kê rõ tên các loại dự án, công trình lớn, quan trọng được thu hồi đất, dù chỉ một dừng ở con số một vài loại hay đến vài chục loại cũng phải kể rõ. Lấy ví dụ việc bổ sung dự án xây dựng cơ sở tôn giáo, xây dựng nông thôn mới... mà cơ quan soạn thảo mới bổ sung, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng hướng quy định cụ thể như vậy mới hợp lý, thuận tình.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị gộp cả 2 điều luật để thể hiện nội dung một dự án muốn được thu hồi đất cần đảm bảo 2 điều kiện: điều kiện về mục đích là vì lợi ích quốc gia, công cộng và điều kiện về quy mô để được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng tán thành chủ trương hạn chế hết sức các dự án được nhà nước thu hồi đất cùng như yêu cầu liệt kê đầy đủ các loại dự án này. Các dự án còn lại đều phải áp dụng cơ chế thỏa thuận với người dân.
Ông Lưu cũng gợi ý tránh đề cập cụm từ "dự án phát triển kinh tế - xã hội" với lý do, các dự án, công trình lớn như làm sân bay, bến cảng, đường giao thông... cũng đều là dự án phát triển kinh tế - xã hội nhưng rõ ràng là có mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng. Các dự án làm sân vận động, khu thể thao, khu công nghiệp, chế xuất... cũng tương tự. Còn các dự án kinh tế khác như khu đô thị, nhà thương mại... thì cần hết sức hạn chế, phải áp cơ chế buộc thỏa thuận thì mới giảm được những việc lợi dụng, lạm dụng quy định, từ đó mới có thể giảm tình trạng bức xúc, khiếu kiện.
Chốt lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp tục chỉnh sửa để làm rõ dự án quy mô thế nào thì được xác định là vì lợi ích quốc gia, công cộng, đưa vào dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp bắt đầu vào tháng 10 tới.
P.Thảo
Theo Dantri
Trốn nghĩa vụ quân sự khi đã trúng tuyển bị phạt ra sao? Theo quy định hiện hành thì việc trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý như thế nào? Bạn đọc Nguyễn Trường Xuân, địa chỉ mail: truongxuan1..@gmail.com có hỏi, cháu của tôi đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, còn một số ngày nữa là vào ngũ, nhưng giờ cháu nó không muốn đi, cả nhà khuyên nó cũng không nghe. Vậy,...