Xăng dầu lại đồng loạt găm hàng
Tình trạng các cây xăng hết hàng, ngưng bán đang tiếp tục diễn ra trên diện rộng. Trạm xăng đổ cho đại lý, đại lý khẳng định cung hàng đầy đủ, nghi án găm xăng dầu để áp lực tăng hoa hồng đang được đặt ra.
Tạo sức ép ngầm để tăng giá
Một đại lý cho biết chi phí hoa hồng hiện chỉ được hưởng có 50 đồng/lít xăng, trong khi cước vận tải đã lên tới 250 đồng/lít, nên nếu có nhập thêm thì cửa hàng vẫn bị lỗ. Đây rất có thể là nguyên nhân khiến các đại lý/cây xăng không mặn mà chuyện nhập xăng để bán, tạo sức ép ngầm để tăng hoa hồng và tạo thành áp lực tăng giá xăng do thị trường rối loạn.
Trưa 27.8, Chi nhánh số 23 Công ty CP vật tư xăng dầu (1/1 Tân Kỳ Tân Quý, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú) có đến 8 trụ bơm xăng dầu nhưng chỉ có một nhân viên bán hàng khiến khách ùn ứ. Trong đó, có trụ bơm để bảng “tạm ngưng” khiến khách hàng càng bực bội hơn. Ông Trần Thanh Tùng, đại diện Đội Quản lý thị trường (QLTT) Tân Phú, cho biết khi đội đến kiểm tra, đại diện chi nhánh xăng dầu này cho biết lý do tạm ngưng bán hàng là do nhân viên… đi ăn cơm. Tương tự, đến gần 3 giờ chiều ngày 27.8, Đại lý bán lẻ xăng dầu Thạnh Lộc, thuộc Công ty TNHH TM và xăng dầu Thạnh Lộc (M8, Nguyễn Oanh, Q.Gò Vấp) treo bảng “cúp điện” để trốn bán xăng dù hàng quán, nhà dân quanh khu vực này có điện sáng choang, mở nhạc ầm ầm.
Trạm xăng dầu Nam Hưng, thuộc Công ty TNHH VTXD Tân Hoàng Long (16/8 P.An Bình, Dĩ An, Bình Dương), cũng treo bảng “hết hàng”. Nhân viên trạm xăng dầu này cho biết hết hàng từ 12 giờ trưa 27.8, đến 4 giờ chiều cùng ngày đã có hàng bán trở lại. Lý do là các cây xăng khác đóng cửa hoặc chỉ bán cầm chừng khiến khách dồn đến trạm xăng này mua nhiều nên hết hàng sớm. Trước đó, trong đợt xăng dầu tăng giá ngày 13.8, tại trạm xăng này cũng đã xảy ra “đứt hàng”.
Tại Đồng Nai, Đại lý xăng dầu Quân đội, thuộc Tổng công ty xăng dầu Quân đội (đường Đồng Khởi, TP.Biên Hòa) phía trước treo bảng “cúp điện”, dù xung quanh nhà dân và quán xá vẫn mở nhạc, máy lạnh, ti vi, đèn quảng cáo. Tại nhiều tuyến đường nội ô TP.Biên Hòa cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Dù đã có điện lại từ lúc 1 giờ chiều nhưng đến gần 3 giờ chiều cùng ngày Đại lý bán lẻ xăng dầu Thạnh Lộc (Q.Gò Vấp) vẫn còn để bảng “cúp điện” ngưng bán hàng – Ảnh: Hoàng Việt
Video đang HOT
Đổ lỗi cho nhau
“Đại lý không cung cấp kịp hàng” cũng là một trong những lý do mà các cây xăng đưa ra khi treo biển hết hàng. Tại 2 xã Gia Tân 1 và Gia Tân 2 (H.Thống Nhất) nằm trên QL20 có 4 cây xăng thì đã có 2 cây xăng đóng cửa đề bảng hết xăng (gồm cây xăng dầu Vinh Loan, ấp Bạch Lâm, xã Gia Tân 2 và cây xăng dầu 211, ấp Dốc Mơ 1, xã Gia Tân 1). Chủ các cây xăng dầu này cho biết do trong hai ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu không xuất phiếu bán xăng nên các đại lý không có xăng để bán. “Hiện nay cơ sở đang xếp hàng tại tổng đại lý ở TP.HCM để chờ đưa hàng về. Tuy nhiên lượng hàng tại các tổng đại lý “rót” xuống cho các đại lý “con” cũng rất nhỏ giọt, chỉ 1.000-2.000 lít/lần chứ không phải 16.000 lít/lần như mọi khi”, chủ một cây xăng nói. Ông Nguyễn Văn Long, Đội phó Đội QLTT số 11 (H.Thống Nhất) cho biết: “Qua kiểm tra 2 cây xăng 211 và Vinh Loan, đúng là trong bồn đã hết”.
Một đại lý xăng dầu tại Chương Mỹ, Hà Nội (có 3 cây xăng tại Chương Mỹ, Quốc Oai, Hoài Đức) cho biết sắp phải xin đóng cửa tạm thời vì không nhập được hàng. Nguyên do tuần trước, đại lý này chỉ nhập được hơn 4.200 lít xăng nhưng đã bán hết do lượng khách dồn vào. Trong khi đó, định mức bán lẻ của đại lý này được cấp khoảng 100 m3 (tương ứng 100.000 lít xăng dầu/tháng), song nay không được cấp đủ.
Trạm xăng Chi nhánh số 23 Công ty CP vật tư xăng dầu (Q.Tân Phú) để bảng “tạm ngưng” với lý do… nhân viên đi ăn cơm!
Rất nhiều chủ cây xăng đều cho rằng họ ngưng bán là do hết xăng, chưa nhập về kịp và do tổng công ty, tổng đại lý cung cấp không đủ xăng để bán.
Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Tổng công ty TNHH TM-XNK Thanh Lễ, cho biết: “Việc cung cấp xăng dầu cho các đại lý vẫn diễn ra bình thường. Tính đến trưa ngày 27.8, công ty đã xuất ra trên 500.000 lít xăng cho các đại lý bán lẻ”. Ông Vương Đình Dung, Tổng giám đốc Tổng công ty xăng dầu Quân đội, cũng khẳng định lượng hàng cung cấp cho các tổng đại lý/đại lý cấp 1 vẫn đầy đủ.
Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, các đầu mối vẫn cung ứng xăng dầu đều đặn, thời điểm khó khăn nhất cũng không dưới 80% lượng xăng theo hợp đồng. “Cần phải xem lại các cửa hàng không có xăng bán, vì đầu mối phản ánh có nhiều cửa hàng không nhập từ một nguồn. Với các hệ thống lấy kiểu 1/1 (1 cửa hàng 1 đầu mối) vẫn được cung ứng đều đặn, nhưng với các cửa hàng lấy hàng ngoài hệ thống, lúc khó khăn mới quay lại sẽ khó được cung ứng. Nếu phát hiện các trường hợp lấy nhiều hệ thống sẽ phải xử lý và rút giấy phép theo quy định. Ngược lại, nếu tổng đại lý không cấp cho các cây xăng trong hệ thống cũng sẽ bị xử lý”, ông Võ Văn Quyền.
Trong khi các bên đổ lỗi cho nhau, tình trạng găm hàng cứ diễn ra và hậu quả cuối cùng vẫn đổ lên đầu người tiêu dùng.
Rút giấy phép doanh nghiệp bán xăng dỏm Ngày 27.8, Sở Công thương Quảng Nam cho biết quyết định tước giấy phép kinh doanh 6 tháng đối với doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Hồng Hà ở 32 Hai Bà Trưng, TP.Hội An kể từ ngày 1.9 đồng thời cân nhắc rút giấy phép tạm thời đối với DNTN Tuấn Tâm (thôn Tiên Xuân 1, xã Tam Anh Nam, H.Núi Thành) do vi phạm về chất lượng xăng dầu. Đây là kết quả xử lý sau đợt thanh tra tại 69/148 cơ sở kinh doanh xăng dầu tại Quảng Nam. Trong đó, DNTN Hồng Hà treo bảng và niêm yết giá bán xăng Ron 95 nhưng thực chất xăng có chỉ số octan thấp hơn (Ron 93) DNTN Tuấn Tâm treo bảng xăng A95 nhưng lại bán xăng A92… Theo TN
"Xăng của tôi, tôi bán làm sao kệ tôi chớ!"
Đó là câu trả lời của một chủ cây xăng tư nhân trước tình trạng bán hàng cầm chừng tại cây xăng này.
Chúng tôi đã khảo sát các cây xăng dọc tuyến Quốc lộ 1A (từ vòng xoay An Lạc cho đến An Sương), tuyến Xa lộ Hà Nội (từ Suối Tiên cho đến cầu Sài Gòn), Tỉnh lộ 10 nối TPHCM với Long An, đường Trường Chinh (qua các quận 12, Tân Phú, Tân Bình)... Trên những tuyến đường này, hầu hết các cây xăng đều hoạt động bình thường.
Trên các tuyến này, chúng tôi chỉ phát hiện một cây xăng thuộc doanh nghiệp tư nhân Ngọc Long trên Tỉnh lộ 10 (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) là dùng hàng rào lưới sắt rào lại, không bán hàng. Tuy nhiên, người dân xung quanh cho biết cây xăng này đã đóng cửa nhiều ngày nay và đang tiến hàng trang trí, sửa chữa lại biển hiệu.
Cây xăng của DN Ngọc Long đóng cửa trong sáng 27/8
Các cây xăng đóng cửa nghỉ bán hoặc treo biển hết xăng trong lần chuẩn bị tăng giá đợt trước như cây xăng Minh Trung (QL13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức), cây xăng Cát Tường (quận 12), cây xăng Ngọc Đến (Bình Thạnh)... vẫn hoạt động bình thường, không tái diễn cảnh treo biển "hết hàng" hay "cúp điện" như lần trước.
Tuy nhiên, khá nhiều cây xăng hạn chế lượng hàng bán ra bằng cách giảm hẳn số nhân viên phụ trách bán hàng. Ngày thường, tại các cây xăng trên đường Trường Chinh, mỗi trụ bơm xăng đều có 1 nhân viên bán hàng. Nhưng theo ghi nhận của chúng tôi trong ngày 27/8, mỗi nhân viên bán xăng phụ trách đến 2, 3 trụ bơm xăng. Thậm chí có cửa hàng có 4 - 8 trụ bơm nhưng chỉ có 1 nhân viên bán hàng.
Trưa ngày 27/8, Đội Quản lý thị trường Tân Phú cũng phát hiện cây xăng chi nhánh số 23, công ty CP Vật tư xăng dầu (1/1 Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú) tìm cách giảm bớt hàng bán ra bằng thủ đoạn trên. Tại cây xăng này có đến 8 trụ bơm nhưng chỉ có 1 nhân viên bán hàng. Theo giải thích của quản lý cây xăng thì nhân viên nghỉ đi.. ăn cơm nên lực lượng chức năng cũng không có cơ sở để xử phạt.
Khi được hỏi tại sao lại giảm số nhân viên bán hàng so với ngày thương, một chủ cây xăng tư nhân bức xúc: "Xăng của tôi thì tôi bán làm sao kệ tôi chớ!". Sau một lúc, vị này giải thích: "Hầu hết các cây xăng tư nhân đều có bồn chứa khoảng 10.000 lít thôi. Dù có "găm" hết hàng lại thì khi xăng tăng 1.000 đồng/lít chúng tôi cũng chỉ lời chừng chục triệu thì có bù lại cái khoản lời buôn bán hàng ngày đâu mà "găm" làm gì!".
Theo vị này, cái chính là khi có tin đồn chuẩn bị tăng giá xăng, người dân dù không ồ ạt đi mua xăng dự trữ nhưng những người gần hết xăng trong xe đều có tâm lý đi đổ đầy bình nên lượng người mua tăng cao hơn bình thường. Khi lượng xăng bán ra tăng đột biến thì xăng trong định mức phân phối hàng tháng của cây xăng rất nhanh hết. Mà thời điểm xăng chuẩn bị tăng giá thì việc nhập hàng ngoài định mức đăng ký rất khó khăn, đại lý tìm mọi cách để thoái thác hoặc hoãn giao hàng.
Vị này cho biết: "Đến lúc hết hàng mà không được nhận hàng mới thì chỉ có nước nghỉ bán. Mà mình treo biển hết hàng thì không chỉ bị báo chí chụp hình, quản lý thị trường kiểm tra mà còn dễ mất khách quen nữa. vậy chỉ còn cách bán cầm chừng thôi".
Theo ông chỉ có đại lý nhập khẩu mới muốn "găm hàng" thôi, bởi họ mới là người chịu rủi ro về chênh lệch giá nhập khẩu và giá bán lẻ. Ông phân tích: "Chúng tôi bán xăng ăn hoa hồng theo lít, ai chẳng muốn bán nhiều. Lúc xăng chuẩn bị tăng giá, ai chẳng muốn bán nhanh rồi nhập hàng mới. Anh nghĩ coi, nếu tôi hết hàng sáng nay, trưa đại lý phân hàng cho tôi liền với giá chưa tăng, chiều xăng tăng giá thì tôi lời hay lỗ?".
Theo Dantri
Nhiều cây xăng ngừng bán bất thường Trong những ngày qua, hiện tượng một số cây xăng trên địa bàn Thanh Hóa bỗng nhiên hết xăng bất thường gây bức xúc cho người tiêu dùng. Theo ghi nhận của phóng viên, sáng ngày 27/8, trên quốc lộ 47, có hai cây xăng thuộc địa phận của xã Quảng Tâm, Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa đều để biển thông báo...