Xăng dầu đang lãi gần 200 đồng/lít
Nếu không tính lợi nhuận định mức thì doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có lãi gần 200 đồng/lít.
Ngày 22/10, Bộ Tài chính cho biết chưa thể điều chỉnh giá xăng dầu trong nước dù giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm nhẹ so với mức giá bình quân 30 ngày trước.
Lý do chưa thể điều chỉnh giá vì nếu tính lợi nhuận định mức 300 đồng/lít xăng dầu thì ngành xăng dầu đang lỗ khoảng 100 đồng/ lít tùy từng mặt hàng. Còn không tính lợi nhuận định mức thì doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có lãi gần 200 đồng/lít.
Để ngăn chặn hiện tượng lợi dụng đầu cơ găm hàng trục lợi, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết đã trình lãnh đạo Bộ Tài chính phương án giảm thời gian phản hồi của cơ quan quản lý sau khi nhận được hồ sơ đăng ký giá của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, cơ quan quản lý phải có ý kiến sau hai ngày nhận được phương án tăng giá của doanh nghiệp nếu mức đề xuất tăng không hợp lý. Bộ Tài chính đang rà soát các khâu đăng ký giá đối với mặt hàng này và sẽ có hướng dẫn ngay trong tuần này.
Theo 24h
Video đang HOT
Đại lý bán xăng "đảo điên" chờ ngày đại phát
Mặc dù thông tin giá xăng sẽ tăng trong tháng 5/2011 vẫn chỉ là chuyện "chim bay trên trời". Thế nhưng, trên thực tế, nhiều cây xăng khấp khởi tính kế găm hàng, bán nhỏ giọt chờ ngày đại phát.
Lo lắng cho hầu bao sẽ chảy theo những giọt xăng tăng giá, nhiều người dân đổ xô đi mua xăng mà chẳng biết thực hư về lời đồn thổi.
Cây xăng ôm hàng chờ... tăng giá
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá khẳng định: Tại thời điểm này sẽ không có chuyện tăng giá xăng, mặc dù các doanh nghiệp đã đề xuất tăng giá, nhưng Bộ Tài Chính cũng đã có công văn 5616/BTC-QLG gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thông báo về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, Bộ Tài chính đã nhận được công văn của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đăng ký điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước. Sau khi thống nhất với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay, giá xăng dầu thế giới đã, đang và tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Vì vậy, trước mắt, Liên Bộ Tài chính - Công Thương chưa đồng ý với kiến nghị của các doanh nghiệp.
Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều cây xăng đã có hành động ém hàng chờ quyết định tăng giá xăng từ Bộ Tài chính. Đơn cử tại Ninh Bình, Bình Phước, Lâm Đồng... các cây xăng ở vùng ven thành phố đã bày kế: Máy hỏng, mất điện, hay thậm chí là hết xăng hòng hạn chế bán xăng cho người dân.
Động thái này của các cây xăng càng khiến người dân hoang mang trước tin đồn xăng có thể tăng giá bất cứ lúc nào. Như một quy luật tất yếu, người dân đổ xô đi mua xăng nhằm chạy giờ tăng giá. Tay thùng, tay lọ, có người còn cất công đi hàng chục cây số để mua vài lít xăng bỏ tủ dùng dần... Thậm chí, một số đầu nậu còn nhanh tay, bầy xăng trước các cây xăng hét giá tăng từ 1.000 - 1.500 đồng /lít, vẫn hết bay trong phút chốc.
Đơn cử, tại một số cây xăng ở huyện Yên Mỗ (Ninh Bình) đã rơi vào tình trạng tê liệt vì nhiều lý do khác nhau, có chăng, người mua chạy vội vài cây số cũng chỉ dành được một suất tối đa 1 lít. Khắc nhiệt hơn, các cây xăng trên địa bàn huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), tình trạng "cửa khóa then cài" đã xuất hiện nhiều ngày nay, có nơi mở cửa nhưng lại có tình cảnh "vườn không nhà trống".
Ngay chính các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện tại, khi trao đổi với PV cũng cho biết, sẽ khó có thể tăng giá xăng vào thời điểm này.
Ông Cao Văn Hân, Giám đốc điều hành Công ty xăng dầu quân đội cho rằng: "Có thể hiểu rất khó để tăng tiếp giá xăng bây giờ vì nó còn cần sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội, mặc dù nhà nước biết doanh nghiệp lỗ nhưng vẫn không thể tăng được. Vì thế khi phát hiện bất cứ cây xăng nào thuộc đơn vị có hành vi găm hàng sẽ xử lý nghiêm".
Lợi nhuận "hạ gục" chế tài
"Mặc dù trước đó, ngày 28/4, Bộ Công Thương đã có văn bản số 3741/BCT-TTTN gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phải thực hiện nghiêm chỉnh hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu".
"Đồng thời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình, bảo đảm cung cấp đủ, kịp thời số lượng, chủng loại xăng dầu cho thị trường, ổn định mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu cả về lượng và cơ cấu chủng loại, theo kế hoạch tiêu thụ đã được xác định hàng năm của doanh nghiệp...", Bộ Công thương khẳng định.
Trong khi đó, vào tháng 2/2011, khi xảy ra hàng loạt vụ việc găm xăng diễn ra ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã khẳng định sẽ xử lý nghiêm các đại lý, cửa hàng kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu găm hàng, chờ tăng giá.
Đối với các trường hợp còn hàng nhưng không bán phải lập biên bản và rút giấy phép hoạt động. Trường hợp không có hàng bán phải truy ngược lên hệ thống xem tắc ở khâu nào để tháo gỡ kịp thời. Dường như, đó vẫn chưa phải là liều thuốc đủ mạnh để răn đe các đại lý.
Trao đổi với PV báo ĐS&PL, đại diện Cục quản lý thị trường, Bộ Công thương cho biết, chưa thể khẳng định có hiện tượng găm hàng, vì phải đi kiểm tra mới có thể phát hiện, nhưng hiện nay có hiện tượng bán nhỏ giọt, cầm chừng. Cơ quan quản lý thị trường ở các địa phương vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh viêc kiểm tra các cây xăng trên địa bàn mình nhằm hạn chế các trường hợp này. Nếu đến các cây xăng thấy không có hàng thì yêu cầu đơn vị trên phải rót hàng cho cây xăng này ngay, còn nếu có hàng mà bán nhỏ giọt thì bắt đầu xử lý có hành vi găm hàng. Việc này phát hiện rất dễ, chỉ cần yêu cầu đại lý lôi hóa đơn ra biết mua ngày nào, rồi mở bồn ra đo sẽ biết ngay để xử lý.
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, trước mắt, các doanh nghiệp trong nước bán xăng dầu theo giá 21.300 đồng một lít xăng A92, 21.800 đồng đối với mỗi lít xăng A95. Dầu diezel giữ nguyên giá bán 21.100 đồng một lít, dầu hỏa 20.800 đồng một lít. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá thế giới. Trên cơ sở đó, Liên bộ Bộ Tài chính sẽ có thông báo về các giải pháp điều hành tài chính phù hợp.
Ông Cao Văn Huân, Giám đốc điều hành Công ty xăng dầu quân đội cho biết: "Với mức giá như hiện nay thì các doanh nghiệp quá lỗ đến khoảng 1.600 - 1.700 đồng/lít, khó có thể chịu đựng được mãi. Mặc dù có tăng nhưng không bao giờ đưa đến mức giá đủ cho doanh nghiệp không bị lỗ. Vì thế doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang rất cần cơ quan quản lý nhà nước có một phương án cho họ".
Theo nguoidautin
Xăng chưa giảm giá, DN muốn tăng hoa hồng? Sau khẳng định của Bộ Tài chính, "Nếu không sử dụng công cụ bình ổn giá thì giá bán lẻ xăng dầu sẽ tăng chứ không giảm!", đồng loạt các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đều lên tiếng kêu ca về việc những khoản gây thua lỗ, chưa thể giảm giá. Vẫn phải bù lỗ "Nếu tính theo đúng công thức của...