Xăng dầu có cơ hội giảm giá hôm nay?
Giá dầu thế giới trong khoảng 2 tuần gần đây diễn biến phức tạp. Nếu như trong tuần trước, có lúc giá dầu WTI đã lùi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009 thì trong tuần này lại bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại, từ đó sẽ tác động lên giá xăng dầu trong nước.
Doanh nghiệp xăng dầu cho rằng khó khẳng định được liệu có điều chỉnh giá bán lẻ hay không trong đợt xem xét này
Theo chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước, sau 15 ngày kể từ lần tăng giá xăng dầu gần nhất (11/3), ngày hôm nay (26/3) sẽ là lần tiếp theo Liên Bộ Công Thương – Tài chính xem xét điều chỉnh giá xăng dầu.
Hiện tại, giá xăng dầu trên thế giới đang diễn biến khá phức tạp, tuy nhiên, qua theo dõi thì có thể thấy, xu hướng chung trong những ngày vừa qua vẫn là giảm giá. Trong tuần vừa qua, mức giá thấp nhất được ghi nhận vào ngày 18/3 khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) lùi sâu xuống 42,05 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009.
Giá dầu thô tuần vừa rồi suy giảm giữa bối cảnh thị trường bắt đầu lo ngại về khả năng một số điểm trữ dầu ở Mỹ sẽ đầy hết các bể chứa, đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất sẽ khó kiếm được chỗ để bán dầu. Điều này đang gây sức ép giảm giá mạnh đối với dầu thô. Bên cạnh đó, sự tăng giá mạnh của đồng USD cũng tạo nên sức ép giảm giá với dầu thô – mặt hàng được giao dịch chủ yếu bằng đồng bạc xanh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bước sang tuần giao dịch này, giá dầu lại có dấu hiệu đảo chiều tăng trở lại do diễn biến giảm nhiệt của đồng USD cũng như do xung đột tại Yemen. Đặc biêt, xung đột tại Yemen làm dấy lên lo ngại về tình hình an ninh của các chuyến hàng chở dầu từ Trung Đông. Các nhà phân tích lo ngại xung đột có thể lan rộng ra bán đảo Ảrập nếu thu hút sự can thiệp của Ảrập Xêut và Iran.
Theo dữ liệu Bloomberg, giá dầu WTI giao tháng 5 ngày hôm nay đã tăng trở lại 4,51% trong khi giá dầu Brent giao tháng 5 cũng tăng 4,21%.
Mặc dù vậy, giới phân tích vẫn hoài nghi về tính bền vững của đợt tăng trở lại này của giá đầu thế giới khi Saudi Arabia, nước có ảnh hưởng lớn nhất trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tuyên bố, nước này sẽ chỉ tính chuyện giảm sản lượng nếu các nhà sản xuất dầu ngoài OPEC cũng làm như vậy.
Các nhà phân tích của ngân hàng Barclays dự báo nếu sản lượng dầu của OPEC duy trì gần mức hiện tại khoảng 30 triệu thùng mỗi ngày, thì lượng dầu dư thừa trên toàn cầu sẽ tăng từ 900.000 thùng/ngày lên 1,3 triệu thùng/ngày.
Trong nước, ngày 11/3, giá xăng RON 92 và RON 95 đã tăng từ 1.410 – 1.610 đồng/lít. Giá bán lẻ xăng RON 92 và RON 95 tại hệ thống Petrolimex hiện là 17.280 – 17.880 đồng/lít, lần lượt tăng 1.410 – 1.610 đồng. Cùng với xăng, giá các loại dầu cũng tăng trên dưới 700 đồng một lít (kg). Với 70% sản lượng xăng dầu phải nhập khẩu, việc điều hành giá xăng dầu trong nước sẽ chịu tác động lớn từ những diễn biến trên của giá thế giới.
Trao đổi với PV Dân trí sáng nay, lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu lớn cho biết, do hiện nay đang sử dụng quỹ Bình ổn giá xăng dầu nên chưa thể khẳng định được liệu có điều chỉnh về giá bán hay không.
Bích Diệp
Theo Dantri
Giá xăng tăng 1.600 đồng/lít từ 15h chiều nay
Mức giá bán lẻ mới với mặt hàng xăng RON 92 là 17.286 đồng/lít. Giá dầu diesel cũng được điều chỉnh tăng 700 đồng/lít; dầu hỏa tăng 700 đồng/lít và dầu madút tăng 900 đồng/kg.
Giá xăng đã tăng trở lại, kết thúc chuỗi giảm dài kỷ lục trong thời gian qua.
Bộ Công Thương vừa có công văn về việc điều hành giá xăng dầu. Theo đó, từ 15h chiều nay (11/3), giá xăng RON 92 sẽ được điều chỉnh tăng thêm 1.600 đồnglít, xăng E5 tăng 1.600 đồng/lít; dầu diesel tăng 700 đồng/lít; dầu hỏa tăng 700 đồng/lít và dầu madút tăng 900 đồng/kg.
Như vậy, mức giá bán lẻ mới đối với xăng RON 92 sẽ là 17.286 đồng/lít; xăng E5 là 16.956 đồng/lít; dầu diesel là 15.883 đồng/lít; dầu hỏa là 16.323 đồng/lít và dầu madút là 12.761 đồng/kg.
Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu giữ nguyên mức trích lập Quỹ bình ổn giá như hiện nay và sử dụng Quỹ bình ổn với mức chi cụ thể: Xăng các loại 1.852 đồng/lít; dầu diesel 888 đồng/lít; dầu hỏa 837 đồng/lít và dầu madút các loại 927 đồng/kg.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, giá xăng dầu thế giới thời gian gần đây có chiều hướng tăng cao, đặc biệt là mặt hàng xăng và dầu diesel. So với giá kỳ điều hành liên kề vào trước ngày 24/2/2015, thì giá xăng dầu thế giới bình quân 15 ngày, tính từ 24/2 đến 10/3 tăng khoảng 6,8% (tức khoản 4,584 USD/thùng) đối với xăng RON 92; tăng khoảng 1,6% (1,183 USD/thùng) với dầu diesel; giảm khoảng 1,1% (khoảng 0,855 USD/thùng) với dầu hỏa và giảm khoảng 1,8% (khỏng 6,254 USD/tấn) với dầu madút.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân và tránh tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng, đặc biệt là trước thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, trước đó, ngày 24/2/2015, liên Bộ Công thương - Tài chính đã quyết định giữ ổn định giá bán các mặt hàn xăng dầu và cho phép thương nhân đầu mối chỉ sử dụng Quỹ bình ổn.
Như vậy, mức chênh lệch giá cơ sở đến kỳ này là 3.452 đồng/lít xăng RON 92; 1.588 đồng/lít dầu diesel; 1.537 đồng/lít dầu hỏa và 1.827 đồng/kg dầu madút.
Bích Diệp
Theo Dantri
Xăng tăng mạnh "nhuốm đỏ" thị trường chứng khoán Mặc dù đã có sự bứt tốc trong đầu phiên giao dịch chiều, song đồ thị VN-Index đã bị bẻ gãy sau đó với áp lực từ khối ngoại cũng như thông tin giá xăng tăng 1.600 đồng/lít. Giá xăng dầu tăng mạnh giai đoạn đầu năm sẽ ảnh hưởng đáng kể lên chi phí đầu vào của các doanh nghiệp Việc giá...