“Xăng dầu báo lỗ, ai biết thế nào”
Đại biểu QH Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa – Vũng Tàu) hoài nghi về những con số nợ xấu, tồn kho bất động sản… Ông cho rằng, người dân cần biết những gì đang xảy ra trên đất nước mình.
Hôm nay (30/5) Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013.
Trước đó, vào sáng 20/5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2012, 4 tháng đầu năm 2013.
Tại buổi thảo luận, các đại biểu QH tỏ ra không mấy lạc quan về tình hình kinh tế xã hội, nhất là vấn đề nợ xấu; lãi suất, nguồn vốn tín dụng…
Trên truyền hình, hình ảnh Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình liên tục xuất hiện. Ông Bình chăm chú nghe những ý kiến nói đến vấn đề mình quản lý.
Suy giảm niềm tin
ĐB Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) là người đầu tiên phát biểu. Ông Sơn cho rằng, điều kiện kinh tế còn khó khăn, những kết quả đạt được đáng trân trọng. Nhưng số doanh nghiệp giải thể nhiều, tình hình kinh doanh ngừng trệ, hàng hóa tồn kho nhiều, nguy cơ trầm trọng.
Năm 2013, lãi suất huy động và cho vay giảm, nhưng có tình trạng, ngân hàng thừ vốn, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Doanh nghiệp đang gồng mình trả lãi 15 – 16%. Bất động sản khó khăn, trầm lắng, việc làm, thu nhập của nhân dân còn nhiều khó khăn.
Ông Sơn cho rằng, những chủ trương giúp doanh nghiệp vượt khó khăn triển khai chậm. Ông ví von như “bệnh nặng đợi mãi thuốc mới về, doanh nghiệp mất cơ hội, bệnh đã nặng, càng trầm trọng thêm”.
Ông Sơn đề xuất điều chỉnh thủ tục vay vốn rườm rà, để doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn. Đề nghị hạ lãi xuất cho vay xuống 8%.
Đại biểu chất vất tại Quốc Hội (Ảnh: Bảo Trân. Người lao động)
ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cũng nhận định bức tranh kinh tế ảm đảm với trên 69% doanh nghiệp báo lỗ. Nông nghiệp vốn được coi là vững chắc cũng đang có chiều hướng xấu đi. Mục tiêu tăng trưởng 5,5% được nhìn nhận rất khó đạt.
“Trong khi đó, kiềm chế lạm phát không còn được nhình nhận là thành tích, như một số ý kiến nói mà do không còn tiền mà tăng, không phải kiềm chế giỏi”, ông Đồng nói.
Video đang HOT
Theo ông Đồng, tại kỳ họp Quốc hội trước, đưa ra yêu cầu khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế. Nhưng sau các phiên đấu thầu vàng ồ ạt của NHNN, gần đây giá vàng trong nước và quốc tế có lúc chênh nhau 6 triệu đồng/lượng.
“Thống đốc giải thích mục tiêu ổn định ổn định thị trường, chưa phải là kéo sát giá vàng trong nước với thế giới. Dù Nghị quyết của Quốc hội có yêu cầu đưa giá vàng trong nước sát thế giới”, ông Đồng cho hay.
Bên cạnh đó, còn nhiều yêu cầu khác được Quốc hội đưa ra năm 2013 không có triển vọng thực hiện được. Đó là lời thích cho các lo ngại về suy giảm niềm tin của người dân. Trong đó, niềm tin là thứ quan trọng để vực dậy nền kinh tế lâm trọng bệnh như hiện nay.
Băn khoăn con số báo cáo của Chính phủ
Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng, nhiều ý kiến đại biểu QH còn băn khoăn mức độ chính xác của các con số về mức độ giảm nghèo, số người thất nghiệp, tạo việc làm mới trong điều kiện kinh tế khó khăn; sự chính xác trong báo cáo về thị trường tài chính, tiền tệ…
“Thông tin cung cấp cho đại biểu QH không sát với tình hình thực tế. Các chỉ tiêu về chuẩn văn hóa thiên về tô hồng”, ông Hiến phát biểu.
Để chứng minh cho ý kiến của mình, ông Hiến lấy ví dụ minh họa: Vấn đề sinh tử của nền kinh tế nước ta giải quyết “cục máu đông” nợ xấu và tồn kho động sản. Nhưng mức độ tin cậy của các số liệu này rất thấp.
Cuối năm 2012, Thống đốc NHNN cho rằng nợ xấu khoảng 10%, trong khi thanh tra NHNN cho rằng, nợ xấu 8,6%. Báo cáo tại kỳ họp Quốc hội này là 8,6%, cùng thời gian, UB Giám sát tài chính báo cáo con số 11,8%. Tháng 3/2103, NHNN thông báo nợ xấu còn 6%.
Cách đây và ngày NHNN quyết định lùi áp dụng thực hiện thông tư 02, về phân loại nợ và trích lập dự phòng phân loại rủi ro lẽ ra ngày 1/6 áp dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Thông tư 02 nằm trong tổng thể những cố gắng để làm lành mạnh, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Như thống đốc nói, áp dụng thông tư để nhận diện đúng hơn về con số thực chất nợ xấu.
Ông Hiến nhận định: “Nhưng vấn đề ở đây là, áp dụng thông tư 02, nợ xấu hiện tại của một ngân hàng, từ 3 – 4 % tăng lên 10 15 % hoặc hơn nữa. Như vậy con số nợ xấu, bản chất thực nghiêm trọng hơn nhiều những gì công bố”.
Cũng theo ông Hiến, cho đến giờ này, không biết con số thực lượng tồn kho bất động sản là baonhiêu, các số liệu của cơ quan quản lý, hiệp hội bất động sản, các tổ chức nghiên cứu rất khác nhau. Cụ thể là 200 nghìn căn hay 40 nghìn căn; 83 nghìn tỷ đồng hay 40 nghìn tỷ đồng?
“Điện lực xăng dầu, lúc nào cũng báo lỗ, ai biết thực hư thế nào, như lời của Chủ tịch Hội Thống kê Việt Nam từng nói”, ông Hiến cho hay.
Từ đó, theo ông Hiến, ý kiến của nhiều đại biểu QH về những con số thống kê là có cơ sở. Theo ông, con số thiếu độ tin cậy là do kỹ thuật nhưng cũng do trách nhiệm, thiếu minh bạch, bệnh thành tích…
“Không có số liệu đúng và đủ, không thể đưa ra đánh giá đúng tình hình, dự báo xu hướng đưa ra quyết sách, chủ trương, giải pháp đúng. Như thế gặp nhiều rủi ro. Tôi nghĩ quốc hội, người dân phải biết những gì đang xảy ra trên đất nước mình”, ông Hiến nói.
Theo 24h
Tân Bộ trưởng Tài chính nói về nhiệm vụ mới trên "ghế nóng"
Ngày đầu tiên sau khi được Quốc hội phê chuẩn chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng đã có cuộc trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội.
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng
- Xin ông cho biết, tiếp quản "ghế nóng" Bộ Tài chính trong giai đoạn hết sức khó khăn này, định hướng chính sách tài khóa của ông là gì?
Theo tôi, cần tiếp tục triển khai Nghị quyết số 31 ngày 08/11/2012 của Quốc Hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 và Nghị quyết số 01, Nghị quyết số 02 ban hành đầu năm nay về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Cụ thể, chúng ta phải tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, triệt để tiết kiệm, phục vụ mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát đạt mức thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Nhưng việc quan trọng hàng đầu là đảm bảo cân đối thu chi ngân sách; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài khóa, thực hiện công khai minh bạch để tăng cường sự kiểm tra giám sát của nhà nước và xã hội.
- Thưa ông, trên cương vị Bộ trưởng, trước mắt ông sẽ ưu tiên những nhiệm vụ nào?
Trước hết, cần nắm tình hình thu - chi ngân sách nhà nước để đề ra các giải pháp tăng thu, giảm chi, chống thất thu ngân sách, xử lý nợ đọng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách.
Thứ hai, cần tiếp tục triển khai những chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; giải quyết nợ xấu theo Nghị quyết số 02 của Chính phủ; Nắm chắc tình hình nợ công, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính Quốc gia theo các Luật của Quốc hội và quy chuẩn quốc tế
Một nhiệm vụ quan trọng khác là đẩy nhanh tiến độ thực hiện cải cách các chính sách thuế, phí và thu ngân sách Nhà nước phù hợp để khuyến khích sản xuất tiêu dùng, cải thiện đời sống nhân dân, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu nhưng phải đảm bảo cân đối được ngân sách nhà nước. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giá, đặc biệt là giá một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, các dịch vụ công...
Đối với giá xăng, sẽ rà soát lại Nghị định 84, Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Đối với giá điện, cân nhắc việc điều chỉnh dần theo cơ chế thị trường, tránh các cú sốc do điều hành chính sách, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân.
- Ông sẽ áp dụng những giải pháp nào để hoàn thành mục tiêu cân đối ngân sách năm 2013 trong tình hình "túi tiền quốc gia đang hụt dần"?
Chúng ta phải chống thất thu ngân sách để bù đắp bằng cách tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; xử lý trốn thuế, nợ đọng thuế, kiểm tra chống các hành vi chuyển giá, buôn lậu, tăng cường chế tài thực thi nghiêm pháp luật về thuế.
Đồng thời, cần tiết kiệm chi, cắt bỏ các khoản chi không thực sự cần thiết nhưng vẫn phải đảm bảo các khoản chi trong trong dự toán được duyệt; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng trong chi tiêu ngân sách.
Rà soát các giải pháp để kích thích tiêu dùng, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, tiến tới tạo đà tăng trưởng kinh tế; rà soát tình hình thực hiện các chính sách, giãn, hoãn thuế, miễn giảm thuế, xem xét tỷ lệ động viên phù hợp để nuôi dưỡng nguồn thu, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo cân đối ngân sách.
Chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm kết luận thanh tra, kiểm toán để tăng thu ngân sách; Phối hợp cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện sự vào cuộc để chống thất thu ngân sách nhà nước; Mặt khác tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất để tạo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Trong trường hợp tốc độ tăng GDP cũng như mức bội chi không đạt như dự kiến do tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, với cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông sẽ làm gì?
Đúng là tình hình kinh tế đang khó khăn, cần phải có thêm thời gian để đánh giá. Nhưng tôi cho rằng cũng phải có các phương án tính toán, các kịch bản có thể xảy ra để báo cáo với Quốc hội.
Theo tôi, dù thế nào thì ngành Tài chính cũng cần phải quyết tâm cao nhất để thực hiện với kết quả cao nhất dự toán NSNN năm 2013 đã được Quốc hội phê chuẩn. Đồng thời cần tiếp tục đề xuất các giải pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Để bảo đảm mức bội chi, tỷ lệ nợ công hoặc là phải tăng thu, hoặc là phải giảm chi. Tăng thu rất khó, chỉ còn cách giảm chi.
- Có đại biểu cho rằng việc giảm chi thường xuyên 10% đã là rất khó. Vậy theo ông, cần phải giảm chi ở những khoản nào?
Khó nhưng vẫn phải làm quyết liệt. Cần rà soát các nhiệm vụ chi thường xuyên, ưu tiên chi cho con người (lương và các khoản có tính chất lương); các khoản chi đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, các khoản chi an sinh xã hội, chi đầu tư các công trình quan trọng.
Song với đó, cần triệt để tiết kiệm, không ban hành chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước. Cắt giảm hoặc lùi thời gian các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết; các khoản chi mua sắm trang thiết bị, ô tô. Hạn chế tối đa hội nghị hội thảo quốc gia, lễ khởi công, khánh thành, công bố quyết định. Tiết giảm tối thiểu 20% chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu... Tiết kiệm tối thiểu 30% dự toán kinh phí đã phân bổ cho các nhiệm vụ chi như lễ hội, tiếp khách, hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài...;
Ngoài ra, cần thực hiện cắt giảm dự toán chi, thu hồi bổ sung nguồn dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đối với vốn đầu tư và kinh phí đầu tư đã giao trong dự toán 2013 của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến 30/6 chưa phân bổ hoặc phân bổ không đúng qui định hay vốn đầu tư thuộc kế hoạch 2013 đến 30/6 chưa triển khai thực hiện và các khoản vốn, kinh phí đơn vị sử dụng sai qui định.
- Xin cm ơn Bộ trưởng.
Theo vietbao
Chính phủ quyết tâm giữ kinh tế ổn định Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng sức mua, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa nhưng không làm bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát cao trở lại là một trong những mục tiêu mà Chính phủ đề ra trong báo cáo sẽ được Phó Thủ tướng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân...