Xâm nhập vào đường dây mua bán “hàng nóng” giữa Sài Gòn
Trong vai người săn “ hàng nóng”, chúng tôi đã có cuộc thâm nhập vào thế giới của những tội phạm buôn bán hàng quốc cấm tại khu chợ Dân Sinh (đường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM). Đây là nơi được các tay anh chị kháo nhau là địa điểm bán công cụ hỗ trợ số một.
Cuộc ngã giá chóng vánh
Vừa qua, Công an thành phố Quảng Ngãi đã triệt phá được băng cướp nguy hiểm gồm 4 tên chuyên sử dụng bình xịt hơi cay để uy hiếp nạn nhân. Theo hồ sơ của Công an TP. Quảng Ngãi, chỉ tính riêng trong tháng 5, nhóm tội phạm này đã thực hiện trót lọt 1 vụ cướp xe máy, 3 vụ cướp IPhone và 1 vụ trộm xe máy.
Trước đó, ngày 13/4, Công an quận Lê Chân, TP. Hải Phòng cũng tóm gọn được 2 tên Nguyễn Duy Thành (21 tuổi) và Nguyễn Gia Phúc (21 tuổi) đều là sinh viên trường cao đẳng Hàng Hải, dùng bình xịt hơi cay xịt vào mặt một phụ nữ đi đường để cướp xe máy SH. Bình xịt hơi cay là công cụ hỗ trợ cấm bán, nhưng khá nhiều đối tượng phạm tội đã mua được tại các “chợ đen”.
Trong vai người săn “hàng nóng”, chúng tôi đã có cuộc thâm nhập vào thế giới của những tội phạm buôn bán hàng quốc cấm tại khu chợ Dân Sinh (đường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM). Đây là nơi được các tay anh chị kháo nhau là địa điểm bán công cụ hỗ trợ số một.
Vừa bước vào khuôn viên chợ, đưa mắt đảo quanh với vẻ rụt rè, cẩn trọng, PV đã “câu” ngay được anh bảo vệ “nhiệt tình”. Gã đon đả: “Anh chị muốn mua gì, xem thằng em giúp được gì không?”. Tỏ vẻ sợ sệt, chị đồng nghiệp đi cùng thì thầm: “Em cần mua bình xịt hơi cay, loại mi ni phòng thân, không biết ở đây có bán không?”.
Ban đầu, gã bảo vệ tên T. thận trọng: “Cái đó là hàng cấm, ở đây không có đâu”. Chị bạn làm bộ tiếc rẻ: “Vậy à, sao đứa bạn em bảo nó mua bình xịt hơi cay ở đây nhỉ. Em đi làm xa, lại hay về muộn, định mua để phòng thân thôi mà. Không có thì bọn em đi chỗ khác vậy…”. Thấy chúng tôi có vẻ thất vọng, định bỏ đi, gã bảo vệ thăm dò thêm vài phút nữa, rồi bảo: “Thôi được, thấy anh chị hiền lành, có thiện ý, để em hỏi giúp cho, chứ anh chị mà vào chợ kiếm cả ngày cũng không có đâu. Chợ này ngày xưa bán nhiều loại đó, nhưng giờ bị cấm hết. Em có mối bán các loại này, là đồ Trung Quốc nhưng chất lượng đảm bảo, giá cũng mềm nữa. Nếu anh chị lấy chờ em “alô” 15 phút là có hàng”.
Tuy khẳng định số bình xịt hơi cay của mối hàng muốn mách là hàng tồn, nhưng gã bảo vệ lại cho biết mối này có rất nhiều loại, kích thước, mẫu mã, tính năng khác nhau, muốn loại gì cũng có. Tỏ ra là người sành sỏi, tôi thoái thác: “Thôi để chúng tôi vào chợ hỏi xem thế nào, biết đâu lại mua được hàng với giá rẻ hơn”. Nói xong chúng tôi kiên quyết đi thẳng.
Gã bảo vệ dõi theo chúng tôi với ánh mắt tiếc rẻ. Chợ Dân Sinh, đúng như tên gọi của nó được bày bán la liệt tất cả các mặt hàng chuyên dụng. Thấy hai chúng tôi có vẻ tập trung vào các sạp hàng bán đồ tư trang quân dụng, nhiều tiểu thương đã để ý đến. Nhưng khi trình bày mong muốn tìm mua bình xịt hơi cay, chúng tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu từ chối.
Thốt ra những lời thất vọng, cho rằng mình đã vào nhầm chỗ, bất ngờ một chị bán hàng gần đó lên tiếng: “Trong chợ này có bán hàng đó, nhưng tôi cũng không biết chính xác ở quầy nào. Cô chú cứ vào mấy gian hàng sâu phía cuối chợ hỏi sẽ ra ngay”. Một thanh niên bốc vác trong chợ cũng khẳng định với chúng tôi điều đó, nhưng không hiểu vì lý do gì mà thanh niên này cũng không cho biết địa chỉ cụ thể.
Video đang HOT
Xâm nhập vào đường dây mua bán “hàng nóng” giữa Sài Gòn.
Sau vài vòng lượn lờ, PV đã “bắt mối” được với nguồn cấp “hàng nóng”. Anh này khẳng định: “Nếu anh chị cần thì tôi gọi người đưa tới, loại nào cũng có. Giá của bình xịt mi ni Trung Quốc là 450.000 đồng. Loại bình xịt này có chốt an toàn, không gây chết người, rất thích hợp với việc phòng vệ. Loại này có đường kính khoảng 3cm, dài 12cm có thể bỏ gọn trong túi quần. Nếu anh chị muốn mua thêm súng điện hay dùi cui điện chúng tôi đều có hết”.
Rồi gã bán hàng thao thao bất tuyệt quảng cáo về tính năng của các loại công cụ hỗ trợ khác. Khi chúng tôi đề nghị được xem hàng, người này tỏ ra rất tinh ranh, anh ta bảo đồng ý mua thì mới đi lấy, chỉ 5 phút là có hàng. Lấy lý do cần một loại bình xịt nhỏ hơn để tiện sử dụng, chúng tôi tìm cách thoái thác. Trước khi chúng tôi rời đi, gã chủ hàng không quên xin số điện thoại và hứa sẽ gọi ngay cho chúng tôi khi có hàng.
Muốn bao nhiêu cũng có
Từ chợ Dân Sinh, PV tiếp tục vòng lên cung đường 3-2 thuộc địa phận quận 11. Đây cũng được biết đến như một địa điểm phân phối bình xịt hơi cay lý tưởng. Thế nhưng phải là người quen biết hoặc qua mối lái giới thiệu, các tay chủ hàng mới chịu xuất đầu lộ diện. Theo chân một anh bạn là tay chơi có tiếng trong khu vực, chúng tôi được diện kiến một tay buôn “hàng nóng” lâu năm, đang có nghề buôn bán đồ cũ làm bình phong. Gã cho biết: “Bây giờ, mua bình xịt hơi cay, súng điện không khó, thậm chí có thể mua được cả súng quân dụng, chỉ cần có quen biết và có mối tin cậy giới thiệu. Chúng tôi có mối hàng tuồn từ Trung Quốc về, nhưng chỉ bán lén lút, vì công an làm gắt quá. Khách hàng yêu cầu mua loại vũ khí nào, sau khi thỏa thuận giá cả chúng tôi mới tới các đầu nậu nhận hàng. Thực ra chúng tôi chỉ là các con buôn nhỏ lẻ, lợi nhuận kiếm về chẳng được bao nhiêu.” Gã này cho biết, hiện trên thị trường “chợ đen”, có rất nhiều loại bình xịt hơi cay, giá dao động từ khoảng 200.000 đồng đến một vài triệu đồng…
Cuộc ngã giữa giữa PV với “cò hàng nóng”.
Tuy nhiên, không phải đầu nậu nào cũng lén lút mua – bán các công cụ hỗ trợ bằng phương thức trá hình. Nhiều đầu nậu đã ngang nhiên quảng cáo các công cụ này trên internet. Chỉ cần bạn vào google đánh từ khóa “mua bình xịt hơi cay” trong vòng 40 giây đã cho 711. 000 kết quả tìm kiếm. Lần mò từ một trang web buôn bán “hàng nóng”, PV đã bắt mối được với người chuyên cung cấp hàng. Biết chúng tôi có nhu cầu mua bình xịt hơi cay, anh ta hẹn chúng tôi đến đường Quang Trung, quận Gò Vấp để xem hàng.
Theo như lời chỉ dẫn của tên này, chúng tôi đến đường Quang Trung, hắn lại hẹn chúng tôi đến một con hẻm nhỏ, vắng người qua lại ở phường 11. Khi chúng tôi đến điểm hẹn, đã thấy một gã trai với khuôn mặt bặm trợn, xăm trổ đầy người đợi sẵn ở đó. Thấy chúng tôi xuất hiện, con buôn này đưa ánh mắt dò xét, đầy vẻ nghi ngờ nhìn chúng tôi. Khi kiểm tra đích xác chúng tôi là người gọi điện đặt hàng, gã mới yên tâm giao dịch.
Gã đầu nậu này tên Hưng, 35 tuổi, dân gốc Hải Phòng , đã vào Sài Gòn hoạt động gần chục năm nay. Hưng khẳng định: “Mình có thể cung cấp rất nhiều loại vũ khí phòng vệ khác nhau, từ bình xịt hơi cay, súng tự chế, súng xung điện, đến các loại súng chuyên dụng, chỉ cần khách hàng đặt hàng là được đáp ứng ngay.
Khi chúng tôi yêu cầu mua bình xịt loại bé bằng thỏi son, để có thể cất giữ một cách dễ dàng, Hưng cho biết: “Loại hàng này giờ khá hiếm, giá rẻ nhất là 200.000 đồng. Nó cũng có chốt an toàn, không ảnh hưởng đến người sử dụng. Khi bị xịt trực tiếp, hơi cay sẽ làm đối thủ rát mặt, cay mắt, choáng váng ngay lập tức. Loại này là phù hợp nhất cho phụ nữ mang theo phòng vệ”.
Khác với kiểu bán lén lút, Hưng bán rất công khai, lại nhận giao vũ khí tới tận nơi người mua hàng. Gã bảo: “Nếu anh chị không ưng ý với loại bình xịt này, chỉ cần cho em cái địa chỉ, em sẽ giao hàng tới tận nơi, chỉ xin thêm 50.000 đồng tiền xăng còn giá cả không thay đổi. Nếu anh chị có bạn bè quen cứ giới thiệu, hoặc mua với số lượng nhiều thì em có thể giảm giá”.
Trao đổi với PV, một cán bộ thuộc Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết, thời gian gần đây công tác quản lý, truy quét nạn buôn bán công cụ hỗ trợ đã được các cơ quan chức năng siết chặt. Thế nhưng với sự tinh ranh, ma mãnh của mình, các đầu nậu bán công cụ hỗ trợ vẫn âm thầm hoạt động. Thời gian tới, quản lý thị trường sẽ kết hợp với công an và các ngành chức năng ra quân truy quét các “chợ đen” bán công cụ hỗ trợ nguy hiểm.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Con ăn trộm, cha bắt giao công an
Người cha phát hiện con lấy cắp tài sản người khác đã cương quyết bắt giao công an xử lý. Sau đó người con bị kết án 9 tháng tù giam.
Con ăn trộm, cha bắt giao công an
Và càng ngạc nhiên hơn nữa là sau khi ra tù người con không hề oán hận cha mình, người cha cũng không ghét bỏ con. Họ thương yêu nhau nhiều hơn. Hằng ngày người cha chở con đi làm ở cùng một doanh nghiệp cách nhà vài cây số. Người cha ấy là ông Lê Văn A., còn người con là Lê Hoàng Q. (23 tuổi).
Nghiêm khắc với con
Khi biết chuyện ông A. bắt quả tang con ruột mình đang lấy trộm cắp tài sản của người khác giao công an để rồi anh này phải đi tù, chúng tôi rất dè dặt khi tìm gặp họ. Trước khi đến nhà họ, chúng tôi đã gặp nhiều người dân địa phương dò hỏi thông tin về mối quan hệ giữa hai cha con sau khi Q. mãn hạn tù về nhà để biết mà ứng xử. Nhiều người nói thấy ông A. chở Q. đi làm hằng ngày, hai cha con nói cười vui vẻ lắm chứ không có chuyện gì. Nghe vậy tôi thấy yên tâm.
Ông A. xin phép chủ doanh nghiệp chở con mình về nhà trò chuyện với chúng tôi gần hết buổi sáng. Nhắc chuyện cũ, ông A. rơm rớm nước mắt: "Hổ dữ cũng không bao giờ ăn thịt con. Tình cảm cha con rất thiêng liêng. Nếu con sai thì cha sẽ tìm cách bảo vệ, che chở hoặc chịu tội thay. Nhưng vì tôi muốn con mình phải biết làm vậy là sai và phải trả giá để sau này không dám làm sai nữa. Từ lúc tố cáo con với công an rồi con đi tù, tôi đứt ruột đứt gan nhưng cũng không dám để lộ ra ngoài. Tôi mang tiếng ác nhiều lắm, nhưng tôi tin từ từ mọi người sẽ hiểu và chia sẻ. Nhưng điều tôi mừng nhất là con tôi không hận tôi mà vẫn tôn trọng, lễ phép với tôi sau chuyện đó".
Ông A. là tài xế xe tải chở thuê cho ông Quan - chủ một doanh nghiệp gần nhà. Q., con ông, đã lớn nên ông cho đi theo làm lơ xe với ý định sau này truyền nghề cho con. Tất nhiên ông A. phải giữ chìa khóa kho chứa xe tải. Rạng sáng 28-8-2010, Q. lén lấy chìa khóa kho mà cha mình đang giữ để mở cửa kho cùng một người bạn lấy trộm chiếc môtơ điện. Cả hai khiêng ra ngoài nhưng do nặng quá nên bỏ lại. Hôm sau người dân phát hiện môtơ này nên báo công an thu hồi trả lại cho ông Quan.
Tiếp đó vào đêm 19/12/2010 Q. lại lén lấy chìa khóa kho xe tải rồi rủ một người bạn khác vào lấy bình ăcquy đem bán lấy tiền tiêu xài. Trong lúc Q. đang lui cui khiêng bình ăcquy ra ngoài thì bị cha mình phát hiện. Ông A. liền thu giữ chiếc bình ăcquy trả lại cho ông Quan rồi bắt cả hai đem về nhà. Ông gọi điện cho công an xã đến đưa hai thằng ăn trộm về trụ sở lập biên bản. Ông A. giải thích hành động của mình thế này: "Tôi có quen mấy em ở công an xã nên chỉ muốn kêu mấy đứa nó ra làm dữ một trận để răn đe thằng Q. con tôi. Rồi trong quá trình điều tra, Q. khai trước đó đã lấy chiếc môtơ điện bỏ bên ngoài kho nên gần hai năm sau đó cơ quan điều tra đã khởi tố nó. Chuyện này nằm ngoài mong muốn nên dù có bất ngờ nhưng phải chấp nhận vì đó là nguyên tắc sống của tôi".
"Con sai nên không trách cha"
Dù mang tiếng là mới ra tù, nhưng ngồi trước mặt chúng tôi là một thanh niên rất hiền lành, ít nói. Khi thấy cha mắt đỏ hoe Q. cũng lấy tay quệt vội những giọt nước mắt lăn dài trên má. Chúng tôi gặng hỏi nhiều lần, Q. vẫn quả quyết từ lúc nghe cha mình gọi điện cho công an đến bắt anh về trụ sở thì anh chỉ có cảm giác sợ chứ không hề trách hờn cha. Thực lòng Q. rất sợ cha mẹ từ con như anh đã từng nghe nói ở đâu đó. "Em biết cha rất giận việc em lấy trộm đồ người khác nên mới nghiêm khắc như vậy chứ cha thương em lắm. Em sai nên không trách cha, mà ngược lại chỉ mong cha đừng ghét bỏ em thôi. Lúc em lấy đồ người ta, em có uống rượu và không làm chủ được mình, không nghĩ đến hậu quả quá lớn như vậy" - Q. tâm sự.
Ông A. kể người thân trong gia đình ông hay tin Q. bị bắt do ông tố cáo nên ai cũng giận, thậm chí còn xỉa xói rằng: "Con nó mà nó còn kêu công an bắt ở tù, mình đừng dại dột mà đụng đến nó". Ông nghe câu nói này mà đau thắt trong lòng nhưng chỉ biết im lặng. Bà L. (vợ ông) nói bà cũng không giận chồng vì biết tính ông rất thẳng, rất nghiêm khắc, khi quyết định làm việc gì thì đã nghĩ kỹ và không hối hận. Mỗi lần đi thăm nuôi con trong trại giam cả cha mẹ Q. đều có mặt, song chỉ có mẹ vào thăm, còn ông A. ngồi ngoài chờ. Ông kể: "Có lần nó đang lao động ngoài đồng thì được giám thị gọi vào cho thăm nuôi, nó đi ngang qua tôi, hai cha con nhìn nhau nhưng không ai nói với ai tiếng nào. Nó đi qua rồi tôi nhìn theo rất lâu, nước mắt cứ chực tuôn ra...".
Ông A. tiếp lời: "Hôm đi đón thằng Q. về, tôi nôn nao đứng nhìn con đi từ trong ra tới cửa. Khi nó đến gần tôi, hai cha con nhìn nhau và im lặng rất lâu không ai nói câu nào. Nó thưa cha rồi im lặng. Trên đường về nhà, tôi chở nó tới công an xã trình diện rồi ghé ăn uống. Lúc đó tôi mới nói chuyện, hỏi thăm con. Nó tưởng tôi còn giận nên không dám nói gì, tội nghiệp...".
Về nhà, hai cha con ngồi nói chuyện đến khuya. Ông A. cũng sợ con hận cha, mặc cảm rồi bỏ nhà đi. Còn Q. cũng sợ cha mẹ từ bỏ không nhìn mặt. Sau buổi nói chuyện thẳng thắn đó, Q. càng thương cha mẹ hơn. Còn ông A. cũng không còn lo con hận mình. Ông đến gặp ông Quan xin cho Q. tiếp tục được làm tại doanh nghiệp để ông có điều kiện gần gũi dạy bảo, động viên, chăm sóc con. Ông Quan gật đầu ngay vì trước đây chính ông đã làm đơn bãi nại, đề nghị không truy cứu việc Q. lấy trộm bình ăcquy. Ông Quan nói ông biết rõ Q. không phải là người xấu. Hành động sai trái trước đây chỉ vì một phút nông nổi tuổi trẻ sau khi có uống rượu. Hiện nay Q. đang phụ trách khâu vận hành máy sản xuất hạt nhựa, lương gần 3 triệu đồng/tháng.
Ông A. cho biết bây giờ vẫn rất nghiêm khắc với con: "Tôi dạy cho con biết làm ra đồng tiền khổ đến mức nào để biết trân trọng nó. Chín tháng trong trại nó cũng trưởng thành hơn nhiều. Cái được lớn nhất mà tôi rất vui là tình cảm cha con vẫn đong đầy như xưa".
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Quan - giám đốc Công ty bao bì Tam Thuận Phát - cho biết ông rất nể ông A. về sự cương quyết với con. Trong vụ này, ông Quan không hề có yêu cầu gì để xử lý Q. bởi ông không hề xa lạ với cha con ông A.. Ngoài ra, ông cũng không mất tài sản gì. "Thằng Q. còn trẻ người non dạ, một phút suy nghĩ nông cạn nên làm sai chứ xưa giờ tôi thấy nó không phải là đứa xấu tính xấu nết. Tôi có nói chuyện với cha Q. nhưng anh ấy rất thẳng thắn, muốn con anh phải được cải tạo một thời gian để hối cải và trưởng thành hơn, biết nhận thức được cái gì sai mà tránh. Cũng vì vậy mà tôi tin tưởng anh A. Cả khi thằng Q. trở về, tôi nhận nó vào làm việc ngay, không hề suy nghĩ một giây nào vì tôi tin nó không phải là người xấu" - ông Quan nói.
Cũng theo ông Quan, sau một thời gian làm việc tại công ty, ông để ý thấy Q. rất lễ phép với người lớn, biết tôn trọng, giúp đỡ đồng nghiệp cùng trang lứa. Nhờ làm việc chăm chỉ mà tay nghề của Q. được nâng lên. Mới đây ông Quan quyết định giao Q. đảm nhiệm công việc phức tạp hơn là vận hành máy tạo hạt nhựa.
Theo Xahoi
Tên cướp vui mừng khi bị công an bắt giữ sau 15 năm trốn lệnh truy nã Dù biết trở về để nhận án chồng án nhưng Lương đã không hề sợ hãi mà còn tỏ ra vui mừng, bởi gã đã được trở về nhà sau 15 năm trốn nã. Tên cướp vui mừng khi bị công an bắt giữ sau 15 năm trốn lệnh truy nã Đang chấp hành bản án 3 năm tù giam về tội trộm...