Xâm nhập “thánh địa” gia cầm lậu
Những ngày cận Tết, xe chở gia cầm lậu không rõ nguồn gốc từ các tỉnh miền Tây ồ ạt đổ vào TPHCM.
Trên các tuyến đường dẫn vào thành phố, hàng ngày có hàng trăm lượt xe gắn máy chở gia cầm phóng ào ào. Với hai túi xách lớn hai bên, mỗi chuyến xe máy có thể vận chuyển hơn 100 con gia cầm.
Hành trình xâm nhập
Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Bình Chánh, quận 12 và quận Tân Bình là khu vực nhiều địa điểm buôn bán trái phép gia cầm nhất. Hàng ngày, gia cầm được các thương lái gom về tập trung tại các điểm ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An, từ đó theo xe về TP.HCM.
12 giờ trưa 24-1, chúng tôi có mặt tại tỉnh lộ 10 sát KCN Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh). Hàng chục xe gắn máy phóng như bay trên đường hướng về quận Tân Bình. “Cứ trưa hàng ngày là họ chạy để tránh các trạm kiểm dịch và CSGT. Ban đêm còn rầm rộ hơn nữa” – một người dân cho biết.
Đường Nguyễn Văn Linh và đường Phạm Hùng thuộc quận 7 cũng là “ thánh địa” của gia cầm lậu. Tại đây từng lồng gia cầm lớn được bày bán công khai bên vệ đường, tấp nập người mua kẻ bán. Người bán luôn miệng mời chào với đảm bảo là gà vườn, vịt chạy đồng được nhà nuôi (!?).
Nhưng khi hỏi có giấy kiểm dịch động vật không thì tất cả người bán đều không trả lời được. “Không mua thì thôi, hỏi nhiều làm gì”, nhiều người bán hàng bực bội.
Một địa chỉ khác tồn tại trong một thời gian dài là chợ gia cầm ngay trước UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. Hàng chục hộ buôn bán gia cầm công khai nhưng chính quyền xã không hề can thiệp.
Hình ảnh kinh hoàng ở một lò giết mổ gia cầm ở khu vực cầu Trường Đai
Vào lò mổ… lậu
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của PV, gà, vịt được vận chuyển lậu vào TP.HCM đều có nguồn gốc từ các tỉnh vùng ĐBSCL, hầu hết không có bất cứ một giấy chứng nhận nào về nguồn gốc xuất xứ hay kiểm dịch.
Tình trạng buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc càng nguy hiểm hơn khi nó được chế biến tại các lò mổ chui. Xâm nhập một lò mổ tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, chúng tôi cảm thấy rợn người với cảnh giết mổ tại đây.
Mỗi ngày cơ sở này giết thịt gần 1.000 con gia cầm. Hàng trăm con gà, vịt nằm la liệt khắp nơi, sống có, chết có nằm lẫn lộn nhau. Tiết cắt ra được cho vào một cái xô dưới đất, ngay cạnh dòng nước thải đổ ra kênh. Lông gà, vịt bay tứ tung và vương vãi khắp nơi.
Tại một lò mổ khác thuộc khu vực cầu Trường Đai, giáp ranh quận Gò Vấp và quận 12, tình trạng cũng không khá hơn. Trong những căn phòng bé xíu, hơn 10 người phụ nữ thay nhau cắt tiết, nhổ lông… Xô, chậu dùng để rửa chứa đầy nước có màu vàng, bốc mùi khó chịu.
Theo Dân Việt
Đột nhập 'tổng hành dinh' gà chết cho hàng cơm
Cách Hà Nội chừng 20km, chợ gà lớn nhất Thủ đô hằng ngày vẫn buôn bán tấp nập. Tại đây, gà sắp chết được bẻ quặt cho chết, gà yếu cũng được vội vàng cắt tiết và nhanh chóng chuyển về nội đô bán cho các nhà hàng, tiệm ăn hay các quán cơm bình dân.
Đột nhập chợ gà lớn nhất miền Bắc
Cách trung tâm TP.Hà Nội khoảng 20 km, chợ gia cầm Hà Vĩ, thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội) được mệnh danh là chợ gà lớn nhất miền Bắc với đầy đủ các chủng loại. Gà từ các nơi đổ về trong đó chủ yếu là gà Trung Quốc.
Có mặt tại chợ lúc 7h sáng, không khí đã bớt nhộn nhịp hơn vì các lái buôn đi lấy hàng và chuyển sang các chợ bán lẻ từ rất sớm, chỉ còn một số người thu gom gà yếu, gà tồn để bán với lời mời hấp dẫn: "Đại hạ giá".
Chợ gia cầm Hà Vĩ được mệnh danh là chợ gà lớn nhất miền Bắc .
Vào chợ, đập vào mắt chúng tôi là khung cảnh phân gà bừa bãi, nhớp nháp trên nền đất ẩm, lông gà, lông vịt bay tứ tung. Xe cộ liên tục qua lại càng làm cho không khí thêm oi nồng, bụi cuốn bay mù mịt. Ngay đầu chợ, hình ảnh con mương nhỏ chất đầy lớp lông gà, phủ tràn mặt nước và sủi bọt khiến không ít người ngay lập tức phải bịt mũi, ngoảnh mặt quay đi.
Trong vai một lái buôn mua gà về cung cấp cho những nhà hàng, quán cơm ở Hà Nội, chúng tôi được tận mắt chứng kiến cảnh thu gom gà chết.
Một thương lái gà tên Bái với biệt danh "Bái gà Tàu", chuyên cung cấp các loại gà Trung Quốc cho biết: Những xe tải chở hàng nghìn con gà đổ về chợ này vào buổi đêm, phần lớn là gà Trung Quốc. Sau đó, sẽ có một nhóm chuyên thu gom gà chết, gà yếu, kém chất lượng... mang về Hà Nội, "đổ" cho các cửa hàng, quán cơm.
Những con gà đù đù, gà sắp chết đều được thu gom, cắt tiết và nhanh chóng bán tống, bán tháo về Hà Nội.
Người đàn ông này còn tiết lộ: "Nếu trông một bầy toàn gà nhỏ thì chắc chắn đó là gà ốm" và những con gà sắp chết sẽ được họ cắt tiết ngay để người mua không thể nhận diện đó là gà yếu, như vậy, sẽ dễ dàng trong việc giao dịch.
Biết chúng tôi muốn mua gà về bán cho mối nên anh Bái nhanh nhảu tư vấn: Chỉ cần về sớm chọn những con gà yếu, gà chết mới lãi nhiều. Gà "đù đù" thì vô giá, chỉ khoảng từ 40.000 đồng/kg trở xuống. Còn loại "gà khỏe giá 59.000 - 60.000 đồng/kg, cao thế ai dám mua về bán cho khách ăn".
Có thể thấy, mỗi ngày nếu đi thu gom tất cả các lán trong chợ này cũng phải được vài tạ gà chết trong đó gà công nghiệp của Việt Nam thường ít chết hơn gà Trung Quốc. Riêng tại cơ sở của anh Bái, tổng hợp lại, nếu ngày nào "may mắn" có nhiều thì số lượng gà chết khoảng 80 kg, còn bình thường cũng được 40 kg.
Thắc mắc tại sao trong chợ chủ yếu là gà của Trung Quốc, hầu hết các thương lái đều cho biết: Khi về chợ Hà Nội hay các chợ khác, loại gà này sẽ được "sang tên" thành "gà mía, gà tre" để dễ bán hơn.
"Nói gà Trung Quốc sẽ chẳng ai muốn mua, thực ra họ sợ là vậy chứ gà mình hay gà Trung Quốc đều chăn nuôi như nhau" - anh Bái trấn an.
Phần lớn gà bán tại đây đều là gà Trung Quốc - theo tiết lộ của một số chủ buôn gà.
Gà chết cũng đắt lên trông thấy!?
Theo chân người phụ nữ tên H, chuyên thu gom gà, chúng tôi được biết, chị H thường xuyên mua gà chết mang về làm lông sạch sẽ và đem vào nội thành bán.
Theo chị H, với gà có khối lượng khoảng 2kg đã chết, chị mua giá khoảng 40.000 đồng/con. Sau khi về làm sạch sẽ, vứt bỏ lòng mề chị đem đến bán đổ cho các quán cơm, phở ở chợ đầu mối Hà Nội với giá 45.000 đồng/kg. Địa điểm bán hàng quen thuộc của chị là các chợ nhỏ. Nếu khách có nhu cầu, chị có thể đem tới tận nơi. Song, chị H vẫn than thở: Ngày trước gà rẻ, mua một con đã chết chỉ 25.000 - 30.000 đồng, bây giờ chạy theo giá thị trường, gà chết cũng đắt lên trông thấy.
"Giống gà này thịt dai nên chết cũng không sợ thịt bị mủn", một lái buôn gà tại chợ cho biết.
Kế cạnh đó không xa, tại quầy gà nhà anh Linh có tới 8 con gà đã chết, một số con chết từ lâu được vợ chồng anh rao giá vớt vát 20.000 đồng/con. "Gà chết còn không có để bán lấy đâu ra gà đem chôn", một người bán hàng lớn tiếng quát khi chúng tôi ngỏ ý về cách "xử lý" số gà chết này.
Tại cuối chợ, giá những con gà chết lại được bán với giá 30.000 đồng/con. Có mặt tại đây, giữa rất nhiều lái buôn đang săm soi chọn gà tốt, gà khỏe thì vẫn có một số khác lại thích chọn những con gà yếu, gà sắp chết vì một lý do đơn giản: Bán gà này lãi sẽ nhiều hơn.
Không cần biết gà, ngan chết từ khi nào, người mua ưu tiên chọn chúng vì giá rẻ, bán lãi nhiều, giá chỉ dừng lại ở 30.000 - 45.000 đồng/con, thậm chí bán vớt vát với giá 20.000 đồng
Lán gà của anh T rộng chừng 10m2 nhưng có tới 3 người phụ nữ đang chọn mua những con gà yếu, thậm chí, họ còn tranh nhau và ra sức mặc cả để được mua với giá tốt nhất.
Một người phụ nữ sau khi mua được con gà sắp chết đã nhanh chóng lấy chìa khóa xe chọc vào cổ gà cho tiết chảy ra. Chỉ với vài mẹo nhỏ này, chị có thể "thổi giá" con gà này lên đến tiền trăm mỗi khi làm thịt, đem bày bán tại các chợ đầu mối, cho rất nhiều người tiêu dùng chọn mua.
Theo VTC
Đi cả trăm km 'săn' rau, thịt sạch dịp Tết Trước tình trạng các loại thịt chứa nhiều loại thuốc tăng trọng, rau củ chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật hoặc vi khuẩn có thể gây ngộ độc tức thời, nhiều gia đình ở Hà Nội đang ráo riết săn lùng thịt, rau sạch từ các vùng nông thôn để có một cái Tết an toàn. Đổ dồn về quê Giáp Tết,...