Xâm nhập mặn trên sông Đồng Nai, Sài Gòn tăng nhanh
Ngày 7.3, Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão (Sở NN-PTNT) TP.HCM cho biết tình hình xâm nhập mặn trên hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn tăng nhanh.
Ảnh minh họa
Cụ thể tại trạm đo Mũi Nhà Bè trên sông Đồng Nai độ mặn cao nhất đo được lên đến 12,86, còn độ mặn bình quân cũng lên đến trên 11, cao hơn năm 2015 từ 1 – 2. Tại các trạm đo khu vực huyện Bình Chánh cũng cao hơn cùng kỳ năm trước khoảng 1 – 3.
Video đang HOT
Dự báo trong 2 tuần đầu tháng 3, độ mặn sẽ tăng và diễn biến phức tạp do triều cường. Tại vị trí Mũi Nhà Bè và cầu Ông Thìn (Bình Chánh) độ mặn sẽ đạt ngưỡng từ 14 – 16. Tại trạm Cát Lái và khu vực Thủ Thiêm từ 9 – 12.
Thời điểm này chưa phải là đỉnh điểm của mùa khô hạn năm 2016. Dự báo tình hình khô hạn sẽ kéo dài đến tháng 6 năm nay.
Chí Nhân
Theo Thanhnien
'Chúng tôi báo thiếu nước thì các anh phải xả'
Đó là yêu cầu của TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam tại cuộc họp bàn giải pháp chống hạn, mặn giữa Bộ Công thương với 2 địa phương trên ngày 3.3.
Ảnh minh họa
Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực VN (EVN), vào đầu mùa khô năm 2016, mực nước của tất cả các hồ thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đều thấp hơn mực nước dâng tối thiểu được quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa. Đặc biệt, đối với thủy điện A Vương từ cuối năm 2015, thiếu hơn 18 m nước so với mực nước dâng bình thường. Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia đã phải tách thủy điện A Vương ra khỏi thị trường bán điện để tích nước từ ngày 8.12.2015. Tuy nhiên đến ngày 1.3, thủy điện này vẫn còn thiếu hơn 83 triệu m3 nước. Trong khi đó, lưu lượng dòng chảy trung bình về các hồ thủy điện Sông Tranh 2, Sông Bung 4, Đắk Mi 4 cũng suy giảm nặng nề.
Ông Hoàng Thanh Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi TP.Đà Nẵng, cho biết chỉ mới đầu mùa khô nhưng các sông qua TP đã có đến 14 ngày bị nhiễm mặn. Do một số thủy điện vẫn chưa vận hành đúng với quy trình được ban hành, nguồn nước trả về các sông vẫn chưa đảm bảo nên mới xuất hiện mặn xâm nhập sâu. "Vì hiện tượng El Nino không theo quy trình nào cả. Các thủy điện phải phối hợp với địa phương chặt chẽ. Khi dưới này chúng tôi báo thiếu nước thì các anh phải xả nước. Tuy khó nhưng phải có các chuyên gia tham gia để xử lý", ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, khẳng định.
Với Quảng Nam, nhu cầu chủ yếu là phục vụ cho việc tưới tiêu nên ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh này, đề nghị từ ngày 15.4 - 15.5, các hồ thủy điện phải phát điện vừa phải, không có sự chênh lệch lớn để đảm bảo nước tưới cho hạ du. Trong khi đó, ông Đinh Hữu Tấn, Giám đốc Nhà máy thủy điện Đắk Mi 4, thừa nhận có việc chưa thực hiện xả nước đúng quy định.
Tại cuộc họp, ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước bức xúc trước thông tin các thủy điện vẫn chưa lắp đặt camera, ông nói: "Việc này Thủ tướng đã giao rồi. Nếu các thủy điện không có camera giám sát hồ thì ngành chức năng sẽ kiểm tra xử lý theo quy định". Đối với thủy điện Đắk Mi 4 chưa xả nước theo đúng quy định, ông Bẩy yêu cầu thủy điện này phải vận hành đúng để đảm bảo nguồn nước cho TP.Đà Nẵng. Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo những hồ chứa chưa lắp đặt hệ thống camera giám sát cần phải thực hiện trong vòng từ 7 - 10 ngày tới.
Theo ông Vượng, trong các trường hợp cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phải có chỉ đạo từng hồ chứa để phù hợp với thực tế. "Các đơn vị liên quan theo dõi thời tiết để xử lý kịp thời việc cấp nước. Các hồ chứa và 2 địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình thực hiện quy trình vận hành liên hồ, nếu có những bất cập thì các đồng chí báo cáo Bộ Công thương để trình Thủ tướng điều chỉnh", ông Vượng nói.
Hoàng Sơn
Theo Thanhnien
'Giải cứu' ĐBSCL trước thiên tai hạn, mặn Nhiều tỉnh ĐBSCL đang đồng loạt triển khai các biện pháp trước thiên tai khô hạn, xâm nhập mặn chưa từng có nhiều năm qua. Ông Lê Hữu Tâm (xã Hưng Yên, H.An Biên, Kiên Giang) mất trắng 25 công lúa vì nước bị nhiễm mặn - Ảnh: Tây Hồ Khoan giếng ngầm Kiên Giang đang là tỉnh hứng chịu hậu quả nặng...