Xâm nhập mặn ở các sông tại Nam Bộ tiếp tục giảm
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, xu thế xâm nhập mặn từ ngày 11 đến 20-5, ở các sông tại khu vực Nam Bộ tiếp tục giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm trong thời kỳ này thấp hơn so với độ mặn cao nhất tuần từ ngày 1 đến 10-5.
Ảnh minh họa.
Dự báo, thời kỳ tới ở thượng nguồn sông Mê Kông và khu vực Nam Bộ phổ biến trạng thái ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Riêng thời kỳ từ khoảng chiều tối 13 sang ngày 14 kéo dài đến cuối thời kỳ, dự báo mưa dông có xu hướng gia tăng từ rải rác đến nhiều nơi, có nơi có mưa vừa, mưa to và dông. Trong cơn dông đề phòng lốc sét và gió giật mạnh.
Tổng lượng mưa 10 ngày tới phổ biến từ 40-80mm, riêng khu vực ven biển 50-100mm, có nơi cao hơn. Nhiệt độ cao nhất ngày tại khu vực trong thời kỳ 10 ngày tới có thể đạt ngưỡng 33-36 độ C, có nơi cao hơn. Nền nhiệt sẽ giảm bớt trong những ngày cuối thời kỳ dự báo do tăng mưa dông.
Video đang HOT
Trong tuần tới mực nước ở thượng nguồn sông Mê Công tiếp tục biến đổi chậm. Mực nước tại trạm Kratie (Campuchia) ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2020 từ 0,6-0,8m.
Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,35m, tại Châu Đốc 1,45m, cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ từ 0,23 – 0,25m.
Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 11 đến 20-5 ở các sông trong khu vực tiếp tục giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm trong thời kỳ này ở mức thấp hơn so với độ mặn cao nhất tuần từ ngày 1 đến 10-5.
Chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ này trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, phạm vi xâm nhập mặn 70-85 km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, phạm vi xâm nhập mặn 35-42 km; Sông Hàm Luông, phạm vi xâm nhập mặn 40-45 km; Sông Cổ Chiên, phạm vi xâm nhập mặn 35-42 km. Sông Hậu, phạm vi xâm nhập mặn 35-40 km; Sông Cái Lớn, phạm vi xâm nhập mặn 45-50 km.
Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, phạm vi xâm nhập mặn 55-60 km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, phạm vi xâm nhập mặn 30-35 km; Sông Hàm Luông, phạm vi xâm nhập mặn 30-40 km; Sông Cổ Chiên, phạm vi xâm nhập mặn 30-35 km; Sông Hậu, phạm vi xâm nhập mặn 30-35 km; Sông Cái Lớn, phạm vi xâm nhập mặn 35-45 km. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long: cấp 1.
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ đạt mức cao nhất vào cuối tháng 1
Ông Phùng Tiến Dũng khuyến cáo, tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.
(Ảnh minh họa: Chanh Đa/TTXVN)
Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) Phùng Tiến Dũng cho biết, từ ngày 22-31/1, xu thế xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm dần trong những ngày đầu tuần sau đó tăng dần và đạt mức cao nhất vào cuối tuần (từ ngày 26-29/1).
Chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau: Trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây 42-48km; trên sông Cửa Tiểu, Cửa Đại 45-55km; trên sông Hàm Luông, Cổ Chiên 55-60km; trên sông Hậu 40-50km; trên sông Cái Lớn 40-45km.
Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau: Trên sông Vàm Cỏ Đông , Vàm Cỏ Tây 35-40km; trên sông Cửa Tiểu, Cửa Đại 38-45km; trên sông Hàm Luông, Cổ Chiên 40-48km; trên sông Hậu 35-45km; trên sông Cái Lớn 30-35km. Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở cấp độ 1.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22-31/1, thượng nguồn sông Mekong và khu vực Nam Bộ tiếp tục phổ biến ít mưa , ban ngày có nắng. Nền nhiệt độ thấp nhất ban đêm phổ biến 19-22 độ C. Miền Đông Nam Bộ có nơi thấp hơn 17-18 độ C. Nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 29-32 độ C.
Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mekong giảm dần, trên các trạm thượng lưu ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-1 m, trên các trạm trung, hạ lưu ở mức tương đương trung bình nhiều năm. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều.
Ông Phùng Tiến Dũng khuyến cáo, tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.
Do đó, các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.
Các địa phương ở khu vực này cần tranh thủ tích trữ nước ngọt trong những ngày đầu tuần phục vụ nông nghiệp và dân sinh khi tình hình xâm nhập mặn còn thấp.
Linh hoạt ứng phó xâm nhập mặn Dự báo xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 - 2021 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, đỉnh điểm từ ngày 26-2 đến 2-3. Theo đó, ranh mặn 4 g/lít trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây (Long An) có khả năng xâm nhập sâu cách cửa biển 53 - 60 km; sông Cửa Tiểu, Cửa...