Xâm nhập mặn kéo dài, rơm rạ… lên cơn sốt
Nếu như trước đây sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ thường bị bỏ lại trên đồng hoặc đốt thì nay rơm được nông dân ĐBSCL thu gom bán cho thương lái.
Thương lái ở ĐBSCL đang tích cực thu mua rơm – Ảnh: Ngọc Trinh
Tận dụng nguồn phụ phẩm
Năm nay, hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài đã làm 160.000 ha lúa ở ĐBSCL bị thiệt hại, do đó nguồn rơm dùng cho chăn nuôi và ủ gốc cây trồng cũng bị thiếu hụt trầm trọng. Ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre, cho biết tổng đàn bò trong tỉnh hiện khoảng 150.000 con. Thời gian gần đây, do nguồn rơm rạ tại chỗ không đủ cung ứng nên nông dân phải sang Đồng Tháp mua rơm với giá cao. Thậm chí nhiều người chấp nhận bán bò thấp hơn 10 triệu đồng/con so với mọi năm do thiếu nguồn rơm và nước uống.
Theo một số nông dân tại 2 tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ, cứ sau mỗi vụ thu hoạch, thương lái tranh nhau đến tận ruộng đặt vấn đề mua rơm. Ông Nguyễn Văn Hải (ngụ xã Đại An, H.Trà Cú, Trà Vinh) cho biết: “Vụ này 2 công lúa nhà tôi bị thiệt hại nên chỉ còn lại 3 công vừa mới thu hoạch. Vừa rồi, thương lái đến hỏi mua hết rơm của ruộng tôi với giá 2.500 đồng/kg”. Còn theo anh Võ Thanh Nhanh, một thương lái thu mua rơm ở Bến Tre, nông dân miền Trung đang rất cần rơm vì nơi đây nắng nóng, thiếu nguồn rơm cho bò ăn và đậy gốc cây ăn trái. “Có chủ vườn ở Bình Thuận đặt tôi hàng chục tấn rơm để đậy gốc thanh long. Tôi đang tìm mua rơm khắp ĐBSCL để bán lại”, anh Nhanh nói.
Do nhu cầu thu mua rơm ngày càng cao nên vùng ĐBSCL hiện có khoảng 10 cơ sở chế tạo, kinh doanh máy cuộn rơm. Việc ứng dụng máy móc, thiết bị trong thu gom rơm giúp giảm chi phí, thời gian và tăng số lượng rơm để phục vụ kịp thời nhu cầu thị trường. Máy cuộn rơm có giá khoảng 300 triệu đồng/máy, thu hoạch được hơn 800 cuộn rơm/ngày (mỗi cuộn từ 15 – 18 kg).
Trẻ em mót rơm ở H.Tịnh Biên (An Giang) – Ảnh: Ngọc Trinh
Giàu tiềm năng
Vừa qua, Hiệp hội Xuất nhập khẩu thịt bò Nhật Bản (J-BIX) vừa ký bản ghi nhớ hợp tác nhập khẩu rơm rạ từ Nông trường Sông Hậu (H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ). Theo lãnh đạo của J-BIX, hằng năm Nhật Bản cần khoảng 220.000 tấn rơm dùng làm thức ăn cho bò và làm chiếu tatami. J-BIX chọn Nông trường Sông Hậu vì nơi đây có nguồn rơm dồi dào và khả năng đáp ứng số lượng mà phía J-BIX cần.
Video đang HOT
TS Phan Hiếu Hiền, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết: “Nếu lấy 3 tấn rơm đem nuôi bò sẽ cho ra 200 kg thịt bò, với giá bán 220.000 đồng/kg thì thu về khoảng 44 triệu đồng. Dùng 3 tấn rơm để trồng nấm rơm thì đem lại lợi nhuận từ 4,5 – 5,5 triệu đồng. Ngoài ra, rơm còn được sử dụng để sản xuất điện, 3 tấn rơm có thể cho ra 1.000 kWh, bán với giá 1.800 đồng/kWh, tổng doanh thu đạt 1,8 triệu đồng”.
Ước tính lượng rơm ở ĐBSCL hiện nay vào khoảng 23 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu của Viện lúa ĐBSCL, đa phần nông dân thường đốt hoặc phun rơm ngay cạnh bờ kênh, rạch, gây tắc nghẽn giao thông thủy và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, tận dụng được nguồn rơm rạ nói trên không những giúp nông dân tăng thu nhập mà còn đảm bảo vệ sinh môi trường.
Theo TS Phạm Văn Tấn, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, do việc ứng dụng thiết bị hiện đại trong thu hoạch, sản xuất và chế biến rơm còn hạn chế nên nguồn thu từ rơm chưa cao. Vì vậy, các viện, trường và ngành nông nghiệp cần nghiên cứu những công nghệ mới; đồng thời hỗ trợ người nông dân vay vốn để đưa máy móc vào tái chế loại phụ phẩm giàu tiềm năng này.
Tại Thái Lan và Indonesia, rơm rạ sau thu hoạch được tận dụng triệt để trong sản xuất điện. Tro rơm sau khi đốt được bán cho các nhà máy làm chất trộn với xi măng không gây hại cho môi trường. Tại Indonesia, doanh thu bán điện từ rơm rạ đạt 9,3 triệu USD/năm, còn rơm rạ bán cho các công ty xi măng khoảng 0,5 triệu USD/năm. Ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, rơm còn được dùng để chế biến Ethanol hay nhiên liệu sinh học (Bio diesel), plastic sinh học sản xuất các loại bao bì, cốc thân thiện với môi trường, làm chất đốt, xà phòng, dầu ăn, mỹ phẩm…
Thanh Nhàn
Theo Thanhnien
'Giải cứu' ĐBSCL trước thiên tai hạn, mặn
Nhiều tỉnh ĐBSCL đang đồng loạt triển khai các biện pháp trước thiên tai khô hạn, xâm nhập mặn chưa từng có nhiều năm qua.
Ông Lê Hữu Tâm (xã Hưng Yên, H.An Biên, Kiên Giang) mất trắng 25 công lúa vì nước bị nhiễm mặn - Ảnh: Tây Hồ
Khoan giếng ngầm
Kiên Giang đang là tỉnh hứng chịu hậu quả nặng nề nhất bởi hạn, mặn. Tính đến nay, diện tích thiệt hại trong vụ lúa mùa và đông xuân 2015 - 2016 Kiên Giang đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của hơn 18.000 hộ nông dân. Hạn hán cũng làm hàng chục ngàn hộ dân thiếu nước ngọt cho sinh hoạt. Theo các chuyên gia, những tác động "kép" đầy tai hại trên chắc chắn còn tăng bởi đây mới là đầu mùa khô, nắng nóng, xâm nhập mặn sẽ còn kéo dài và ngày càng gay gắt hơn.
Giếng nước ngầm vừa được khoan thêm để dự phòng nguồn nước sinh hoạt cho người dân TP.Rạch Giá - Ảnh: Xuân Lam
Ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết ngay lúc này, ngoài giải pháp tình thế như khoan thêm giếng ngầm, chủ động nguồn nước ngọt cho các nhà máy, tỉnh đã chỉ đạo các huyện thị khẩn cấp hoàn thành các công trình thủy lợi còn dang dở, công trình ngăn mặn "chữa cháy" như nghiên cứu đắp các đập ngăn cao su, đập vải kỹ thuật; tuyệt đối không để cục bộ ở các huyện xung đột lợi ích với nhau.
Hiện Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang đang khoan 16 giếng nước ngầm để bổ sung nguồn nước dự trữ khi nước mặt bị nhiễm mặn. Mỗi giếng sâu từ 85 - 115 m, tổng chi phí khoảng 15 tỉ đồng. Khi hoàn thành, 16 giếng sẽ cung cấp thêm khoảng từ 16.000 - 20.000 m3 nước/ngày đêm. "Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế nhằm đối phó tình hình hiện nay. Về lâu dài, công ty đã lập dự án xây dựng thêm một hồ chứa nước ngọt ở TP.Rạch Giá và một hồ ở Sóc Xoài (thuộc H.Hòn Đất) với sức chứa mỗi hồ khoảng 1 triệu m3", ông Nguyễn Hữu Hoài Phương, Giám đốc Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang, nói.
Còn tại Hậu Giang, ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy, cũng đã chỉ đạo khoan nước ngầm để khai thác nước ngọt bổ sung cho các nhà máy nước khi mặn kéo dài. Theo đó, tại TP.Vị Thanh sẽ khoan 2 giếng bổ sung khoảng 5.800 m3nước/ngày đêm. Ở TX.Ngã Bảy, TX.Long Mỹ, H.Châu Thành mỗi điểm khoan 1 giếng để bổ sung khoảng 2.900 m3 nước ngọt/ngày đêm...
Nạo vét kênh, xây cống ngăn mặn
Tỉnh Cà Mau lên kế hoạch nạo vét các tuyến kênh chứa nước ở khu vực rừng U Minh Hạ, đầu tư hệ thống hồ chứa nước ngọt phục vụ nước sinh hoạt cho dân và kết hợp phục vụ phòng cháy rừng.
Đặc biệt, Cà Mau cũng kiến nghị T.Ư xem xét hỗ trợ địa phương dự án đầu tư dẫn nước ngọt từ vùng Nam sông Hậu về Cà Mau để hạn chế tối đa tình trạng khoan nước ngầm ở vùng đất bị nhiễm mặn. Các tỉnh khác như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang cũng đang ráo riết thực hiện các biện pháp chủ động nguồn nước ngọt sinh hoạt cho dân.
Ở Kiên Giang những năm trước đã chủ động xây dựng hệ thống cống ngăn mặn, cống lấy nước ngọt để sản xuất.
Tuy nhiên, nhiều cống không phát huy được tác dụng, có cống xây dang dở, thiếu vốn, có cống khi xong lại không còn phù hợp với tình hình sản xuất thực tế... Theo ông Hồng, hiện tại UBND tỉnh đã cho rà soát lại hiện trạng sử dụng của các cống để có sự điều chỉnh cho phù hợp; đồng thời chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp các địa phương triển khai phương án ngăn mặn - giữ ngọt, tập trung ở vùng ven biển An Biên - An Minh và một số khu vực cục bộ ở TP.Rạch Giá, các huyện Châu Thành, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành. Đây đều là các huyện đang gặp khó bởi hệ thống cống ngăn mặn chưa được xây dựng đồng bộ.
Hiện tại toàn tỉnh mới chỉ hoàn thành 82/89 đập ngăn mặn và cần phải đắp thêm 12 đập ở vùng bị ảnh hưởng của H.Giang Thành. "Với các công trình thủy lợi, công trình ngăn mặn lâu dài cần nguồn vốn lớn thì có kế hoạch cụ thể trên cơ sở tính toán, cân đối trên toàn tỉnh. Riêng các công trình tạm thời, các địa phương cần tính toán sử dụng các đập như đập cao su, đập vải địa kỹ thuật vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí", ông Hồng nói.
Chọn giống lúa phù hợp
Một số địa phương ở Kiên Giang cũng đã tính đến chuyển đổi mô hình sản xuất. Đặc biệt ở H.An Minh, lần đầu tiên ngành nông nghiệp sẽ phát hàng chục ngàn phiếu thăm dò, lấy ý kiến người dân xem mô hình nào phù hợp, hiệu quả có thể áp dụng được ở những vùng đất bị nhiễm mặn không trồng được lúa. Còn H.An Biên đang chuẩn bị thí điểm vùng nuôi chuyên canh tôm và phát triển thêm mô hình nuôi thủy sản nước lợ.
Cống ngăn mặn ở ấp Xẻo Quao (xã Đông Hòa, H.An Minh) đang được đầu tư xây dựng - Ảnh: Tây Hồ
Tại Cà Mau, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh, cũng đã chỉ đạo các địa phương thực hiện một loạt giải pháp phòng chống hạn, mặn như tuyên truyền cho người dân về mùa vụ, diễn biến thời tiết, chuyển giao kỹ thuật mô hình lúa tôm phù hợp với điều kiện thực tế, hướng dẫn lịch thời vụ và bố trí cây trồng phù hợp...
Trong khi đó, Cục Trồng trọt khuyến cáo ngoài việc ưu tiên cho sản xuất giống lúa phù hợp với cơ cấu mùa vụ, thị trường thì cần chú ý tới phù hợp với diễn biến tình hình xâm nhập mặn, nhất là các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Hậu Giang. Cục Trồng trọt cho rằng những vùng khó khăn về nước tưới, chịu ảnh hưởng phèn, mặn thì nông dân nên sử dụng một số giống: OM 5464, AS 996, OM 2517, OM 5451, OM 6677, OM 6976; vùng ven biển Nam bộ sử dụng các giống: IR 50404, OM 576, OM 5476, OM 4900, OMCS 2000, Jasmine 85, RVT, VD 20, ST5; vùng bán đảo Cà Mau sẽ phù hợp với các giống: OM 4900, OM 2517, GKG 1, OM 7347, RVT, OM 5954.
Rửa đất nhiễm mặn
Hiện nay, hơn 40% diện tích trồng lúa vùng ĐBSCL, tương đương gần 300.000 ha đất sản xuất bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Vì vậy, việc cải tạo diện tích đất bị nhiễm mặn là hết sức quan trọng và cấp bách. Theo GS-TS Nguyễn Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nếu đất nhiễm mặn thì nông dân cần áp dụng thêm kỹ thuật dùng lượng nước ngọt rửa mặn 1 - 2 lần trước khi xuống giống.
Đối với những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung, riêng đất mặn không phèn nên bón vôi thạch cao (CaSO4) với liều lượng khoảng 30 - 50 kg/1.000 m2. Sau khi rải vôi cần cày hoặc sục cho vôi trộn đều trong đất, ngâm nước từ 1 - 2 ngày rồi rút nước.
Đình Tuyển - Xuân Lam
Theo Thanhnien
Hồ Dầu Tiếng lo không đủ nước giúp Sài Gòn đẩy mặn Trữ lượng nước tại hệ thống hồ đầu nguồn suy giảm trong khi mặn hạn còn kéo dài khiến nhiều chuyên gia lo ngại không đủ nước giúp sông Sài Gòn đẩy mặn. Chiều 13/3, Công ty khai thác thủy lợi hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa cho biết đã kết thúc đợt xả nước đẩy mặn xuống sông Sài Gòn. Đây là...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Phát hiện hàng chục tấn nội tạng bốc mùi chuẩn bị lên bàn ăn ở Hà Nội

2 người tử vong sau cú va chạm trên cầu ở Hà Nội

TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025