Xâm nhập làng ‘rượu chế không khói’

Nhiều người không khỏi giật mình khi biết được những chất độc tồn tại trong rượu chế, rượu giả bấy lâu nay. Chỉ vì rẻ, vì… tiện lợi, những người dân ở vùng nông thôn, miền núi và dân lao động tự do đang ngày ngày uống vào cơ thể thứ rượu mang nhiều độc tố.

Trong khi thực hiện loạt bài viết này, chúng tôi gặp lại T. – một người bạn kiêm “đệ tử của thần lưu linh”. T. đã nói chúng tôi biết đích danh tên làng rượu không khói mà T. vẫn “ăn hàng”. Đó là làng Đại Lâm, xã Tam Đa (Yên Phong – Bắc Ninh), làng “rượu chế không khói” nổi tiếng mà báo chí đã từng… rùm beng!

Công nghệ nấu rượu… không khói

Báo chí một thời “ầm ĩ” về công nghệ nấu rượu không khói theo phương thức: “cồn nước lã hương liệu = rượu” của không chỉ làng rượu Đại Lâm mà còn ở nhiều làng rượu đã làm say biết bao thế hệ “đệ tử lưu linh” cả trăm năm có lẻ.

Ban đầu, một chủ lò nấu rượu “bức xúc” và không đủ kiên nhẫn vì thời gian và công suất nấu rượu theo kiểu chưng cất truyền thống, đã đi “tầm tang” thiên hạ cách “nấu” rượu bằng pha chế cồn khô – hay còn gọi là “viên sủi” có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Thấy siêu lợi nhuận, hoạt động chế rượu bằng viên sủi này nhanh chóng lan ra nhiều hộ dân ở Đại Lâm và cũng nhanh chóng “giết chết” những làng nấu rượu truyền thống.

Cách mạng tất phải có phát kiến! Một chủ xưởng rượu người bản địa đã nâng tầm “viên sủi” thành cồn, vừa dễ sử dụng, giá thành rẻ lại năng xuất.

Theo đó, người pha chế chỉ cần pha với nước lã và hương liệu sắn, ngô, gạo là thành rượu với các độ và mùi vị theo ý muốn. Loại cồn này cũng giúp cho việc chế rượu nhanh hơn so với dùng trực tiếp viên sủi. Sau đó, loại cồn này được nâng cấp lên thành cồn hương vị.

Xâm nhập làng rượu chế không khói - Hình 1

Rượu thành phẩm được xếp la liệt ngay đường cái

Dụng cụ dùng để chế rượu là những chiếc thùng phuy. Nước được bơm vào thùng đến một ngưỡng nhất định (được biết, chủ pha chế phải dùng… đòn gánh để đo vì chiều cao một phuy nhựa này chừng 1,5m).

Khi mực nước trong thùng đạt đến khấc đã vạch sẵn, cồn được bơm vào các phuy nước. Chiếc đòn gánh dùng làm thước đo mức nước lúc này trở thành dụng cụ để… khoắng cồn cho tan với nước. Miệt mài như thế chừng vài chục phút, dung dịch mới được trộn giữa nước và cồn đã có mùi như… rượu. Để trở thành rượu gạo, rượu sắn, người ta “chế thêm” hương liệu.

Với công nghệ này, một phuy rượu chừng một khối chỉ thao tác trong vòng nửa giờ đồng hồ. Nếu để có được khối lượng rượu nấu như thế này, có lẽ, một lò rượu phải miệt mài cả ngày cả đêm trong vòng cả tuần, nếu như tính theo mức mà bà chủ nhà tiết lộ, rằng một ngày chỉ nấu được chừng vài bốn chục lít.

Bà chủ quán nước đầu dốc Đặng (cách làng rượu Đại Lâm chừng 2 cây số) thở dài: Trước, cả làng Đại Lâm nấu rượu. Bây giờ, còn mấy nhà theo nghề. Nghề truyền thống đã dần mai một và bị giết chết bởi công nghệ “nước pha cồn” như thế.

Dọc trục đường vào Đại Lâm, còn dưới chục nhà “nấu” rượu. Tuy nhiên, mỗi một “lò” này một ngày có thể sản xuất bằng 3, 4 lần công suất của cả làng Đại Lâm ngày xưa.

“Công nghệ này, một đứa trẻ con cũng làm được rượu, vì nó chỉ cần trộn và khuấy. Nhưng không phải ai cũng làm được, vì quan trọng nhất là… đầu ra của sản phẩm. Nói không đâu xa, anh chị cứ vào mấy “hầm rượu” cạnh nhà ông lang chữa bệnh vô sinh, sẽ thấy người ta xây nhà lầu, mua xe hơi… cũng từ những phuy, những téc nước pha cồn như thế!” – bà chủ hàng nước thở dài, chép miệng.

Cồn được sử dụng để chế thành rượu có nồng độ cao, từ 90- 96 độ. Tỷ lệ pha chế của nó là 1 – 4 (1 lít cồn pha chế thành 4 lít rượu), tuỳ vào mức độ rượu nặng – nhẹ khác nhau mà tỷ lệ này sẽ được điều chỉnh. Tuy nhiên, với cách “nấu” kiểu này, một phuy rượu nếu không “đẩy” nhanh, sẽ bị thối sau vài ba tháng. Đó là trở ngại duy nhất mà những “xưởng rượu không khói” ở Đại Lâm lo lắng.

Tràn lan rượu bẩn

Anh Nguyễn Văn Tùng (Bình Đà, Hà Nội) khề khà trong khói thuốc: “Hiện nay, đa số họ nấu bằng men tầu hay viên cồn pha nước lã. Đổ các quán đó chỉ khoảng 3,5 nghìn đến 5 nghìn đồng/lít. Những quán cơm bình dân cho công nhân, sinh viên và người lao động thu nhập thấp thường tiêu thụ loại rượu này!”.

Anh Tùng chia sẻ kinh nghiệm: “Nhiều loại rượu được pha chế từ cồn hoặc cho thêm thuốc trừ sâu… có loại chỉ pha chế bằng 1 viên thuốc vào nước theo tỉ lệ, lắc đều, chờ vài phút là thành rượu”.

Video đang HOT

Xâm nhập làng rượu chế không khói - Hình 2

Nước làm lạnh đen như nước sông Tô Lịch

Bà Thoa, hàng xóm của anh Tùng nói: “Năm ngoái cưới thằng con lớn nhà tôi mua phải rượu pha cồn. Cả đám cưới uống kêu đau đầu điên đảo. Thật là mất mặt với họ hàng, làng xóm”. Theo bà Thoa trong làng đã có rất nhiều gia đình ham rẻ một vài giá nên đã mua phải rượu nấu “không khói”.

Những ngày giáp Tết, không chỉ thị trường rượu ngoại mới sôi động. Tại các khu vực nông thôn rượu cuốc lủi được sử dụng khá nhiều. Anh Nguyễn Hữu Thạch, một trong những chủ nấu rượu tại Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội cho biết: “Vào dịp cuối năm này, do có nhiều đám cưới hỏi, đám tang nên nhu cầu rượu tăng lên. Trong vài tháng cuối nhu cầu tăng lên khoảng 4 đến 5 lần. Ở quê một đám cưới thường đặt của anh khoảng 70 đến 80 lít với giá rơi vào 28.000 đến 30.000/lít”

Sau một hồi anh lắc đầu ngán ngẩm: “Cứ tình trạng này, chẳng biết đằng nào mà lần, rượu đểu lan tràn”.

Nằm nép bên đường quốc lộ thuộc huyện Hoài Đức là một quán rượu ốc khá nổi tiếng. Ông chủ cửa hàng cho biết: “Tháng trước có người chở can rượu cuốc lủi 20 lít đến chào hàng với giá chỉ 500 đồng. Họ còn sẵn sàng để lại số rượu cho quán bán thử mà chỉ lấy tiền 5 lít làm tin, sau khi cửa hàng bán hết sẽ quay lại lấy can và tiền.”

Ông chủ cửa hàng này chân thật: “Mở nắp can, suýt nữa tôi ngất vì mùi cồn sực lên. Gần chục năm bán rượu ốc, dù sao mình cũng có kinh nghiệm trong thẩm định rượu, chỉ cần ngửi mùi là biết được rượu nào nặng nhẹ, ngon chắc… Thế nên, tôi biết đích thị đây là loại rượu pha chế bằng cồn, khi rót ra bát để chừng vài chục phút, mùi cồn bay hơi, chỉ còn bát nước lã nhạt toẹt. Bán thử cho khách, ai cũng phàn nàn uống khó vào và có mùi lạ, tôi phải dừng lại không dám bán, nếu không thì mất hết khách cả…”.

Ông chủ cho biết thêm: “Nhà vẫn còn gần như nguyên can nhưng đã hơn tháng không thấy bà bán rượu qua lấy can và tiền. Chắc sợ lộ nên bỏ của chạy lấy người rồi!”.

Chính quyền xã bối rối

Ông Nguyễn Văn Quý, Trưởng công an xã Tam Đa cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong cách làm này của một số người dân là do chạy theo lợi nhuận. Sản xuất rượu bằng cách hòa cồn công nghiệp với nước lã đem lại lợi nhuận rất lớn, bởi tiết kiệm được toàn bộ các khâu lên men, nhân lực vật lực, sản lượng lại lớn.

Theo ông Quý, vài năm trở lại đây, dư luận trong xã đã khá bức xúc trước cách sản xuất rượu “ thiếu đạo đức” này. Họ đã phản ánh nhiều lần lên chính quyền xã về việc có nhiều hộ gia đình vì chạy theo lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác khi uống vào.

Theo thông tin ông Quý cung cấp thì loại cồn công nghiệp mà các hộ gia đình sử dụng để pha thành rượu thường có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc hoặc các tỉnh miền Trung chuyển ra (mà ông không nắm rõ lắm về nguồn gốc).

Ông Quý cũng cho hay: Tam Đa có khoảng 1.200 hộ, thời kỳ cao điểm (đầu tháng 8, tháng 9) có khoảng 800 gia đình nấu rượu. Còn ở thời kỳ thấp điểm có khoảng 200 gia đình nấu rượu”.

Như thế, với sản lượng rượu mà Tam Đa cung ứng cho thị trường vẫn đảm bảo như nhau, chỉ có thể giải thích bởi những &’lò” sản xuất rượu theo công nghệ không khói có năng suất gấp nhiều lần các lò nấu rượu thủ công.

Trưởng Công an xã Tam Đa tự tin cho biết rượu của địa phương này có mặt ở tất cả các nơi có người uống rượu. Nhưng với công nghệ sản xuất như thế này thì mức độ phổ biến của rượu Tam Đa quả thật trở thành một mối nguy hiểm.

Ông Nguyễn Trọng Hội – Chủ tịch UBND xã Vân Hà (Việt Yên – Bắc Giang) – “hàng xóm” của Tam Đa thở dài: “Thật nguy hiểm với các loại rượu không rõ nguồn gốc, được sản xuất bằng công nghệ cồn hòa với nước lã. Điều đó, ai cũng biết nhưng chẳng ai có đủ thẩm quyền để yêu cầu các xưởng sản xuất rượu kiểu đó “dẹp tiệm”. Họ chở đi bán nơi nào thì chũng tôi cũng chịu…”.

“Trọng chứng hơn trọng cung”, chúng tôi quyết tâm tốn công sức để lần mò sang đất làng Vân. Đi khắp đầu thôn cuối xóm, tịnh không thấy bóng dáng những phuy rượu để dọc bên đường – hình ảnh “đập vào mắt” ở làng Tam Đa hàng xóm. Anh bạn đồng hành, lấy kinh nghiệm “đón gió ngửi mùi”, khìn khịt mấy lần mà vẫn lắc đầu: “Không thấy mùi men đâu cả!”. Làng Vân cơ chừng lụi lửa thật!

Đi dọc con đường xương cá dẫn vào làng, chúng tôi gặp duy nhất hai điểm đại lý bán… sắn khô. Đem cái ngơ ngác hỏi người bản địa, đáp rằng: “nguyên liệu nấu rượu sắn đấy!”. Sắn khô từ mạn ngược đánh về, mốc xanh mốc đỏ và đổ chất đống trên nền đường, tựa như là nguyên liệu để chế biến… thức ăn gia súc! Vẫn người dân hiếu khách và cởi mở kiên trì giải thích: “Có chứ, người ta phải tẩy mốc cho trắng nõn, rồi mới chưng cất, lên men!”.

Đi hết từ ngạc nhiên này sang sững sờ khác, chúng tôi còn được nghe công nghệ “ủ rượu” bằng men công nghiệp, men Tàu: rắc men vào gạo ngâm nước lã, không cần phải nấu thành cơm, vẫn ra cái thứ nước có nồng độ 29, 30 độ, nặng nhẹ tùy theo đơn đặt hàng!

Dọc trục đường làng của làng Vân, những chiếc ao tù đọng mặt vẩn lên những bọt bùn vì không khí không có chỗ thoát, đùn lên như… vẩy nến, đến độ… bèo cũng không sống được…

Theo Tiến sĩ Tô Văn Nhật, TGĐ kiêm Phó Chủ tịch HĐQT của Nhà máy rượu AVINAA, tất cả các loại rượu dù được nấu bởi các nghệ nhân ở các làng nghề có tiếng đều còn chứa nhiều độc tố gây hại bởi vì với cách nấu truyền thống đó thì tất cả các độc tố như ester (gây hại thần kinh), alđehyde (gây đau đầu), methanol (gây mù loà), furferol (gây háo nước) và các độc tố khác đều bốc hơi rồi ngưng tụ cùng với rượu (ethanol) mà không tách lọc được. Tất cả các loại rượu quốc lủi (các loại rượu tự nấu từ gạo, nếp cái, sắn,…) có chứa các chất độc hại hơn 50 đến hơn 100 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Theo Vietnamnet

Ra lò cả ngàn lít rượu mỗi ngày mà không cần bếp

"Tam Đa đệ nhất rượu... cồn" đã trở thành câu nói quen thuộc của những dân "sành rượu". Hàng ngày, hàng nghìn thùng rượu vẫn được ra lò với "công nghệ" làm giả tinh vi, được cất lên xe tải chở về TP Hà Nội tiêu thụ.

Cách đây 3 năm, nhiều người có thể đã từng nghe tới câu nói: "Tam Đa đệ nhất rượu...cồn" sau một loạt những bài báo lên tiếng "tẩy chay" loại rượu vốn xuất xứ từ vùng quê nổi tiếng về rượu này. Phó Chủ tịch xã Tam Đa (huyện Yên Phong, Bắc Ninh), ông Nguyễn Văn Hùng cũng thẳng thắn thừa nhận: Vài trăm trước, đã có nhiều phóng viên về đây thị sát, rình đêm, rình ngày để vạch trần những hộ gia đình lén lút làm rượu giả. Và gần đây nhất, "xảy ra một số trường hợp rượu giả cũng đã đề nghị các cấp, các ngành vào cuộc. Tuy nhiên, việc xử lý rượu giả khó lắm".

Rượu nặng nước lã = rượu nhẹ

Chúng tôi về lại Tam Đa trong một chiều tháng 10/2010, giữa cái nắng nhè nhẹ của mùa thu đất Bắc. Qua dốc Đại Lâm, con đường bụi tung mù mịt cũng không thể che mờ hình ảnh những chiếc thùng phuy tròn, to đang vất lăn lóc bên vệ đường. Cứ một đoạn, chốc chốc lại có chục chiếc thùng phuy xếp cạnh nhau, trong những chiếc sân rộng, hay ngoài cửa những căn nhà cấp 4 lụp xụp vốn được coi là hầm đựng rượu của người dân nơi đây.

"Ngày xưa mới có rượu ngon còn giờ toàn rượu sắn, dùng bột công nghiệp hết!", người thợ sửa xe đầu làng cảnh báo khi chúng tôi có ý định mua một ít rượu để về sử dụng.

Ra lò cả ngàn lít rượu mỗi ngày mà không cần bếp - Hình 1

Những thùng rượu cáu bẳn, trong căn nhà xập xệ, ẩm thấp, mốc meo của gia đình chị Nga.

Đi một vòng quanh làng, quả thật tiếng là làng nghề truyền thống làm rượu nhưng theo quan sát của pho, Tam Đa bây giờ không có những bếp lò ngun ngút khói, không còn ngửi thầy vị nồng nồng của hương rượu thơm khi đang chưng cất, không có cảnh ngổn ngang những nong, nia, rổ, rá để đựng cơm rượu ủ lên men, càng không thấy những hạt lúa phơi đầy sân, được tích trữ sau mùa gặt để cung cấp nguyên liệu cho "vụ mùa" nấu rượu sắp tới.

Và đặc biệt, mặc dù đã "đột nhập" hơn 5 hộ được coi là "lão làng" trong nghề nấu rượu, chúng tôi cũng không nghe thấy tiếng ủn ỉn của những con lợn - vật nuôi vốn được xem là gắn liền với nghề nấu rượu bởi "nấu rượu chỉ lợi nhất ở khâu tận dụng bã rượu để làm thức ăn chăn nuôi lợn, gọi là "lấy công làm lãi"" như lời một người thợ nấu rượu đã từng nói.

Trong vai người chủ cửa hàng cần lấy rượu về để bán cho khách, chúng tôi được chị Nga niềm nở chào đón. Chị đưa chúng tôi đi tham quan "cơ ngơi" gồm những phuy rượu chất đống trong căn phòng cấp 4 xập xệ, hôi hám. Xung quanh là tường mốc trắng, mốc xanh, bụi bám đặc quánh ở vỏ mỗi thùng rượu.

Thấy một thùng đang mở nắp, tôi cúi xuống, cố hít hà thật sâu để cảm nhận mùi thơm của rượu nhưng tuyệt nhiên... không ngửi thấy mùi gì. Định quệt tay nếm thử, chị Nga đã nhanh tay chặn lại, chị bảo: Đó là thùng nước thôi, không phải rượu. Để đánh trống lảng trước câu hỏi: "Dự trữ nước trong nhà làm gì" của chúng tôi, chị Nga giới thiệu chúng tôi sang nhà ông An - bố đẻ của chị, người có thâm niên lâu năm trong nghề nấu rượu truyền thống.

Ra lò cả ngàn lít rượu mỗi ngày mà không cần bếp - Hình 2

Các thùng nước dự trữ sẵn là "nguyên liệu" không thể thiếu trong quá trình sản xuất rượu của người Tam Đa hiện nay.

"Tôi mới đi Hưng Yên đêm qua, chở bán 3 tấn rượu sắn, 14 thùng phuy cho một ông chủ chuyên đổ rượu lại cho các đại lý mua từ 15 - 20 lít một lần", ông An hồ hởi khoe rồi khẳng định như "đinh đóng cột": "Yên tâm ai uống cũng phải khen ngon. Uống vào mà đau đầu, đến đây tôi trả lại tiền...".

Muốn lấy lòng tin của khách, ông An bảo vợ cho chúng tôi thử rượu. Bà lấy một chiếc cốc thủy tinh to, múc một cốc đầy đưa cho anh bạn tôi nhấp thử. Vừa chỉ chạm môi, anh bạn tôi hơi nhăn trán. Cảm nhận ban đầu của anh đó là vị đắng nơi đầu lưỡi, uống xong cảm thấy bỏng miệng, khát nước, khi chép miệng xong thì lại thấy miệng nhạt, không có mùi vị giống như các loại rượu bình thường khác, rất lạ. Lấy cặp nhiệt độ đo rượu, thấy chỉ số hiện lên mức 50 độ, trong khi các loại rượu ngoài thị trường phần lớn dừng lại ở 35 độ.

Để pha chế rượu nặng độ này thành rượu nhẹ độ, các thợ nấu rượu phải chắt chiu, pha thêm nước ót - nước cuối cùng của nồi rượu từ 10 - 12 độ, thì với bác An thì việc này lại cực kỳ đơn giản. Bác "bật mí": "Chục lít rượu thì cho thêm khoảng chừng nửa lít nước lã nữa vào, uống sẽ cực dễ, cực êm, cực ngon" (?!).

Ngoài ra, bác không quên dặn dò khách: Nhớ đựng vào đồ sành sứ, hoặc đóng vào chai thủy tinh, tránh đóng chai nhựa, "vì có chất nóng, nhựa phai ra, mùi sẽ khác... rượu lại không bao giờ ngon".

Rượu đặc sản của làng nghề truyền thống, giá rẻ bất ngờ

Rời nhà bác An, chúng tôi ghé qua nhà bà Huệ - nơi có những thùng phuy 200, 215 lít nằm lăn lóc trong sân. Lần đầu tiên, người phụ nữ trạc 50 tuổi này ra giá: 7.000 đồng/lít đối với rượu sắn, 30.000 đồng/lít rượu nếp cái hoa vàng và 15.000 đồng/lít rượu gạo thông thường. Tuy nhiên, khi thấy chúng tôi ngỏ ý muốn làm ăn lâu dài, bà Huệ giảm giá xuống hữu nghị còn 6.800 đồng/lít rượu sắn. Theo bà Huệ, mặc dù rượu sắn không thơm như rượu gạo nhưng lại phù hợp với túi tiền người dân vì giá thành rẻ hơn các loại khác, do đó, sức tiêu thụ rất lớn.

Ra lò cả ngàn lít rượu mỗi ngày mà không cần bếp - Hình 3

Hàng ngày, có hàng chục chiếc xe tải (mỗi xe chở khoảng 3 - 4 tấn rượu) rầm rập về Tam Đa lấy rượu cung ứng ra thị trường Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng,...

"Nhiều người lấy lắm, họ lấy cả ô tô", bà Huệ chia sẻ. Thôn Đại Lâm, xã Tam Đa mấy năm nay nhộn nhịp hơn bởi những chiếc xe tải cứ thi nhau về lấy hàng rồi lại chở hàng đi. Ngày nào cũng vậy, những chiếc xe tải chở từ 3 - 4 tấn rượu Tam Đa này chuyển đi khắp các vùng miền, phần lớn là Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng..., trong đó, thị trường chính vẫn là Hà Nội.

"Chỉ cần báo trước 1 - 2 hôm, lấy số lượng bao nhiêu cũng có", đó là lời khẳng định chắc nịch của bất cứ ai bán rượu tại mảnh đất này. Bà Huệ cũng cho biết: Nếu chúng tôi cần 1 - 2 tấn, bà sẵn sàng cung ứng ngay lập tức, chỉ có điều, bà ngập ngừng trong giây lát: "...nhưng phải chuẩn bị đồ đựng". Dường như với người dân nơi đây, thời gian làm ra rượu không đáng phải quan tâm mà điều trăn trở, khó khăn duy nhất của họ lại là: Đựng vào đâu? Lấy gì để đựng?.

Trong khi đó, để làm ra sản phẩm rượu không hề dễ dàng. Những người dân nấu rượu thực thụ phải trải qua một quá trình dài với nhiều qui trình khá công phu. 6 cóng gạo được cho vào nồi, đun sôi lên cho nhừ gạo, sau đó đổ ra bóp nát, để nguội, cho cơm gạo vào chum, sau 3 ngày lên men sẽ trở thành "cơm rượu". "Cơm rượu" lại phải cho tiếp vào trong xoong to chưng cất lên mới thành rượu. Nếu sản xuất liên tục, không ngừng nghỉ với công suất cao nhất, một bếp than chỉ có thể nấu được 10 nồi, sản xuất ra 90 lít/ngày đã là một thành công lớn.

"Vì vậy, chúng tôi trân trọng, nâng niu từng giọt rượu, mỗi lần ai đến thử chỉ cho ra một chút ít nơi đáy chén để họ nhấm nháp, thưởng thức, chứ không để trong những thùng phuy to đùng và vất đầy đường như ở Tam Đa, cũng không rót rượu ra cốc vại thủy tinh cho khách uống như dân Tam Đa bây giờ vẫn làm", anh Nguyễn Trung Dũng, người có kinh nghiệm 15 năm trong nghề nấu rượu ở Kim Sơn giãi bày bức xúc sau khi nghe chúng tôi kể chuyện.

Ra lò cả ngàn lít rượu mỗi ngày mà không cần bếp - Hình 4

Không hề có bếp lửa, nồi niêu đựng gạo, thúng mẹt đựng "cơm rượu" hay tất cả những vật dụng cần thiết khác để nấu rượu, trong sân sau của nhà bà Huệ chỉ có độc một bể lớn chứa nước

Thêm nữa, Phó chủ tịch xã Tam Đa, ông Nguyễn Văn Hùng cũng cho biết: Hiện nay, số hộ làm rượu còn lại rất ít ỏi, chỉ bằng 1/10 so với 5 năm trước. Trong tổng số 1.000 hộ dân trong toàn xã, số gia đình làm rượu chỉ còn khoảng 100 hộ. Do điều kiện kinh tế thị trường phát triển thấp, máy móc chưa có, 100% các hộ vẫn làm thủ công nên năng suất thấp.

Ông Hùng thừa nhận: Vào mùa này, mỗi hộ làm giỏi nhất chỉ được khoảng 50 lít rượu/ngày. Ngoài ra, ông Hùng cũng cho biết: Từ hạt gạo để thành sản phẩm rượu phải mất một thời gian tương đối dài: Nếu mùa đông phải 10 ngày, mùa hè 8 ngày.

Như vậy, chỉ làm một phép tính đơn giản cũng có thể thấy: Sản lượng cao nhất mà cả xã Tam Đa có thể sản xuất ra trong một ngày chỉ được khoảng 500 lít. Đằng này, hàng ngày, mỗi gia đình người dân nơi đây đã cung cấp ra thị trường cả xe tải rượu (ít nhất là 1.000 lít rượu), vậy không biết họ làm cách nào mà có thể "phù phép" ra rượu nhanh đến vậy?

"Rượu giả" = Cồn nước lã hương liệu?

Theo ông Hùng, việc làm giả được tiến hành bằng cách chế phẩm cồn pha ra thành rượu. Có lẽ chính vì vậy mà giá thành của mỗi lít rượu nơi đây mới có giá rẻ bất ngờ!

Mặc dù chỉ có khoảng 100 hộ nấu rượu trong tổng số 1.000 hộ dân, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Hùng thì việc kiểm soát chất lượng rượu là điều không thể. Ông Hùng cũng kể: Vừa rồi đã xảy ra một số trường hợp làm rượu giả cũng đã đề nghị các cấp, các ngành "vào cuộc" điều tra, nhưng "việc xử lý rượu giả khó lắm". Giải thích cho việc khó kiểm soát này, ông Hùng nói: "Nói chung, có nhiều vấn đề liên quan. Hoạt động đó phải có sự tham gia cơ quan chức năng, quản lý thị trường, khi xác định rượu giả phải đi kiểm nghiệm nồng độ, độc tố...".

Về xã Tam Đa bây giờ, không chỉ những người làm rượu mới bán rượu, mà ngay cả một cô hàng nước, một bà bán cửa hàng tạp hóa cũng có thể dễ dàng trở thành một người "nấu" rượu.

Trước lúc ra về, chúng tôi có ghé qua hàng nước ven đường của chị Mùi để nghỉ chân. Ban đầu, chị Mùi có vẻ dè dặt, cảnh giác khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua rượu và thăm dò nhà làm nghề lâu năm ở đất Tam Đa đã một thời lừng lẫy. Nhưng sau một hồi trao đổi, câu chuyện cởi mở hơn, chúng tôi mới được biết: Bản thân chị Mùi cũng là một người bán rượu.

Ra lò cả ngàn lít rượu mỗi ngày mà không cần bếp - Hình 5

Những thùng rượu như thế này bày la liệt, vất ngổn ngang giữa lối đi.

Chị Mùi tư vấn, thuyết phục khách hàng nên mua ở chỗ chị - nơi các đại lý phân phối rượu, chứ mua trực tiếp bên bếp làng Vân sẽ rất khó, đi khắp các bếp cũng không mua được hàng. Chị chào mời với giá hấp dẫn: Các bên khác lấy của em bao nhiêu, chị sẵn sàng đưa ra giá rẻ hơn. Và tùy thuộc vào số lượng lấy hàng cũng như tần suất lấy, giá cả sẽ còn ưu đãi hơn nữa.

Khi hỏi về cách pha chế để có rượu &'kinh tế" nhất, cũng như bác An, chị Mùi nói ngay lập tức: Chỉ có cách pha thêm nước. "Nhưng như thế, rượu sẽ rất loãng và không có mùi thơm đặc trưng của rượu", chúng tôi vặn vẹo. "Hương vị thì có gì đâu, cho "tinh dầu gạo nếp" vào thì rượu dậy mùi ngay", chị tiết lộ bí quyết: "Cho ít thôi, giống như dầu chuối ấy". Sau đó, mặc dù chúng tôi có gặng hỏi thêm nhưng chị nhất quyết không chịu tiết lộ thêm thông tin. Chị mồi chài: Bao giờ hợp tác làm ăn, chị sẽ dạy chúng tôi biết cách "pha chế rượu". Giờ thì chưa vì "ai chẳng muốn giữ nghề", chị Mùi nói.

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh LongThiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
    19:53:30 06/05/2025
    Cục điều tra VKSND tối cao đến tận nhà làm việc với mẹ nữ sinh ở Vĩnh LongCục điều tra VKSND tối cao đến tận nhà làm việc với mẹ nữ sinh ở Vĩnh Long
    15:12:32 06/05/2025
    Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Người mẹ nói về buổi làm việc mới nhất với CQĐTVụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Người mẹ nói về buổi làm việc mới nhất với CQĐT
    10:03:14 06/05/2025
    Vụ 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' CA vào cuộc, nhân viên y tế đình chỉ, bé thoát nạnVụ 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' CA vào cuộc, nhân viên y tế đình chỉ, bé thoát nạn
    11:19:15 06/05/2025
    4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc
    12:00:25 07/05/2025
    Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài LoanBộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan
    21:44:29 06/05/2025
    Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việcVụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc
    13:03:05 06/05/2025
    Vụ bé trai bị từ chối cấp cứu: NV kíp trực bị đình chỉ, lộ gia cảnh gây bất ngờVụ bé trai bị từ chối cấp cứu: NV kíp trực bị đình chỉ, lộ gia cảnh gây bất ngờ
    14:18:33 07/05/2025

    Tin đang nóng

    Tài xế vụ nữ sinh Vĩnh Long sắp tỉnh, mẹ ruột đưa ra yêu cầu, Luật sư tung đònTài xế vụ nữ sinh Vĩnh Long sắp tỉnh, mẹ ruột đưa ra yêu cầu, Luật sư tung đòn
    16:44:38 07/05/2025
    Trương Đình 'Trà xanh' lươn lẹo nhất Cbiz, cướp chồng đàn chị nhận kết phong sátTrương Đình 'Trà xanh' lươn lẹo nhất Cbiz, cướp chồng đàn chị nhận kết phong sát
    16:43:59 07/05/2025
    Vương Hỷ: Ảnh đế xuất thân cảnh sát, kết buồn với tình đồng giới, giờ bệnh nặngVương Hỷ: Ảnh đế xuất thân cảnh sát, kết buồn với tình đồng giới, giờ bệnh nặng
    16:52:16 07/05/2025
    Nga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắngNga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng
    21:30:42 07/05/2025
    Đoạn ghi âm gây sốc gọi tên 3 người làm Kim Sae Ron đau khổ nhất trước lúc tự tử: Kim Soo Hyun và...Đoạn ghi âm gây sốc gọi tên 3 người làm Kim Sae Ron đau khổ nhất trước lúc tự tử: Kim Soo Hyun và...
    17:13:47 07/05/2025
    Đại Nghĩa 'khô nước mắt' trước di ảnh mẹ, bạn diễn tiết lộ bí mật trước lúc mất?Đại Nghĩa 'khô nước mắt' trước di ảnh mẹ, bạn diễn tiết lộ bí mật trước lúc mất?
    21:30:16 07/05/2025
    Netizen hoang mang trước tin đồn người tố cáo Kim Soo Hyun bị đâm trọng thương, gia đình Kim Sae Ron hoảng loạn cầu cứu!Netizen hoang mang trước tin đồn người tố cáo Kim Soo Hyun bị đâm trọng thương, gia đình Kim Sae Ron hoảng loạn cầu cứu!
    17:26:01 07/05/2025
    Màn chiếm đoạt 1 triệu USD của cựu cán bộ công an Bình DươngMàn chiếm đoạt 1 triệu USD của cựu cán bộ công an Bình Dương
    18:37:47 07/05/2025

    Tin mới nhất

    Người đàn ông bị sét đánh tử vong ngay trước nhà

    Người đàn ông bị sét đánh tử vong ngay trước nhà

    22:18:49 07/05/2025
    Ngày 7/5, UBND xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum cho biết, vào lúc 10h30 cùng ngày, ông N.H. (SN 1962, trú tại xã Đăk Hring) đang đi xe máy về nhà thì gặp mưa lớn. Khi chỉ còn cách nhà khoảng 100m, ông H. bị sét đánh trúng.
    Thu hồi lô dầu gội đầu do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối

    Thu hồi lô dầu gội đầu do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối

    22:14:48 07/05/2025
    Kết quả kiểm nghiệm mẫu thử sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật và chứa 2- Phenoxyethanol không có trong thành phần công thức sản phẩm.
    Hà Nội: Đề nghị kiểm tra cơ sở khoe lòng xe điếu dài 40m

    Hà Nội: Đề nghị kiểm tra cơ sở khoe lòng xe điếu dài 40m

    22:11:15 07/05/2025
    Cỗ lòng xe điếu dài 40m đang gây xôn xao mạng xã hội vì bị nghi là hàng đông lạnh, tạo hình từ lòng heo thông thường.
    Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

    Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

    15:50:35 07/05/2025
    Một phụ nữ ở Bình Định nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, trên người có nhiều vết bầm tím, nặng nhất là ở hốc mắt.
    Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu

    Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu

    15:29:05 07/05/2025
    Chị M. cho biết, đang lái xe máy trên phố Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội), chị bất ngờ bị người đi trên ô tô bán tải (chưa rõ BKS, danh tính) dùng dùi cui vụt vào đầu, phải đi cấp cứu.
    Vụ nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Hội Bảo vệ quyền trẻ em kiến nghị xử lý nghiêm

    Vụ nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Hội Bảo vệ quyền trẻ em kiến nghị xử lý nghiêm

    15:11:29 07/05/2025
    Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đề nghị VKSND Tối cao xử lý nghiêm vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long khiến bé gái 14 tuổi tử vong, sau loạt quyết định không khởi tố gây bức xúc dư luận.
    Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

    Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

    12:26:35 07/05/2025
    Xe ba gác chuyển làn đột ngột trên quốc lộ N2 (tỉnh Long An), bị xe ben chạy hướng ngược lại tông văng. Hậu quả, tài xế xe ba gác tử vong tại chỗ.
    Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

    Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

    12:17:07 07/05/2025
    Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an huyện Trà Ôn (đã giải thể từ ngày 1/3) là đơn vị có mặt đầu tiên để ghi nhận hiện trường, ngay khi tai nạn vừa xảy ra.
    Rà phá bom, mìn, vật nổ để làm sạch khu vực hạ lưu Thủy điện Hòa Bình

    Rà phá bom, mìn, vật nổ để làm sạch khu vực hạ lưu Thủy điện Hòa Bình

    11:47:46 07/05/2025
    Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị triển khai rà phá bom, mìn, vật nổ khu vực hạ lưu Nhà máy thủy điện Hòa Bình đến cầu Thống Nhất, thuộc địa phận thành phố Hòa Bình.
    Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

    Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

    07:56:39 07/05/2025
    Ngày 6.5, Công an tỉnh Bình Phước đang điều tra, làm rõ vụ người đàn ông tử vong trong một phòng trọ tại xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài.
    5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

    5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

    07:52:09 07/05/2025
    5 chủ tịch xã, thị trấn ở các huyện Quốc Oai và Phú Xuyên (Hà Nội) vừa tạm dừng công tác điều hành để tập trung xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.
    Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

    Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

    22:04:26 06/05/2025
    Một nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định bất ngờ bị con trai của bệnh nhân hành hung, đánh liên tiếp vào vùng đầu và mặt.

    Có thể bạn quan tâm

    Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?

    Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?

    Sao việt

    23:37:40 07/05/2025
    Sau chuyến bay dài, Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi đã có mặt tại Ấn Độ, bắt đầu cho hành trình chinh phục cho chiếc vương miện Miss World 2025 .
    Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng

    Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng

    Pháp luật

    23:26:33 07/05/2025
    Hoạt động vận chuyển trái phép ma túy, tiền tệ, vàng qua biên giới có dấu hiệu gia tăng ở tuyến hàng không, theo Cục Hải quan.
    Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

    Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

    Thế giới

    23:24:34 07/05/2025
    Khu vực đang xảy ra giao tranh giữa không quân Ấn Độ và Pakistan có địa hình chủ yếu là núi cao nên nếu xung đột lan rộng trên bộ, các đơn vị biệt kích, nhất là đặc nhiệm sơn cước sẽ rất hữu dụng.
    Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư

    Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư

    Sức khỏe

    23:16:05 07/05/2025
    PGS Thịnh lưu ý, mọi người được sử dụng oxy già vào thực phẩm với nồng độ rất nhỏ, không được phép ngâm với liều cao và thời gian dài vì có thể gây các bệnh liên quan đến đường ruột.
    Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật

    Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật

    Phim châu á

    23:11:23 07/05/2025
    Đây là bộ phim hài Hàn Quốc mà bạn rất nên xem lại vào thời điểm này, nhất là khi nam chính Jo Jung Suk vừa được vinh danh Baeksang 2025.
    Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét

    Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét

    Phim việt

    23:10:39 07/05/2025
    Chính sự độc đoán của bà Liên khiến cho Nguyên xa cách, muốn trốn tránh mẹ mình. Trong khi khán giả cảm thấy bà hành xử vô lý, gây khó chịu.
    Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công

    Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công

    Hậu trường phim

    23:02:34 07/05/2025
    Trần Đô Linh và Chu Dực Nhiên bình phiên ở phim Sở Hậu đang gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều netizen qua đường cảm thấy khó tin, bất bình thay cho Trần Đô Linh fan của cô nàng thì thất vọng tràn trề
    Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập

    Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập

    Sao âu mỹ

    22:49:53 07/05/2025
    Một người đàn ông đã lái xe đâm thẳng vào cổng biệt thự triệu đô của Jennifer Aniston, tọa lạc tại khu nhà giàu Bel Air ở Los Angeles (California, Mỹ).
    Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO

    Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO

    Sao châu á

    22:44:22 07/05/2025
    Ngày 6.5, show You Quiz on the Block của đài tvN (Hàn Quốc) tung teaser tập mới với sự xuất hiện đặc biệt của Jennie (BlackPink).
    Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt

    Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt

    Phong cách sao

    22:36:14 07/05/2025
    Mỗi lần xuất hiện, nữ minh tinh hàng đầu xứ Hàn lại khiến công chúng trầm trồ bởi vẻ ngoài trẻ trung, rạng rỡ thách thức cả thời gian.
    Nữ nhân viên tuyệt vọng cầu cứu khi bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh

    Nữ nhân viên tuyệt vọng cầu cứu khi bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh

    Netizen

    22:23:58 07/05/2025
    Cư dân mạng bức xúc khi xem đoạn video ghi lại cảnh một nữ nhân viên làm việc tại quán bánh ở Trung Quốc bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh.