Xăm hình lên người thì khác gì xăm môi, sao cứ kỳ thị?
‘Vì sao xăm mắt, xăm môi, lông mày được coi là làm đẹp mà xăm mình lại bị kỳ thị, bị đánh đồng với ăn chơi hư hỏng?’.
Đó là một trong các ý kiến bênh vực sở thích xăm mình của phụ nữ khi phản hồi 2 bài “Tôi không có cảm tình mấy với phụ nữ xăm hình”, “Nếu chọn vợ, tôi sẽ tránh người có hình xăm”. Các bình luận được gửi tới tạo nên cuộc tranh cãi sôi nổi xung quanh việc xăm hình ở nữ giới.
Phần lớn các ý kiến không ủng hộ phụ nữ xăm mình, nhất là bạn gái hay con dâu tương lai, dù nhiều người thừa nhận vài hình xăm nhỏ xinh cũng tạo nên vẻ hấp dẫn, tôn lên vẻ đẹp của chị em. Không ít ý kiến cho rằng chỉ có phụ nữ ăn chơi, phóng túng mới xăm. Một số người tuyên bố dù biết xăm hình chẳng có gì xấu nhưng đơn giản là họ không thích, không yêu cô gái có hình xăm.
Những độc giả có quan điểm ngược lại cho rằng, nghĩ xấu về phụ nữ xăm hình chính là kỳ thị, là có tư tưởng lạc hậu.
Đáp lại bình luận của bạn Đỗ Quang rằng “ Hình xăm chỉ dành cho trai giang hồ vào tù ra tội, gái làng chơi…“, độc giả tên Tuyền gay gắt: “ Nếu bạn sống cách đây mấy chục năm mà phát biểu như vậy thì còn hiểu được. Sống ở thế kỉ 21 mà bạn nói thế thì khó chấp nhận quá. Gái làng chơi hay trai giang hồ gì đó họ xăm những hình thù đáng sợ lắm bạn ạ, còn những người cá tính yêu nghệ thuật tattoo họ xăm đẹp lắm, nhìn chỉ thấy rung động trước vẻ đẹp thôi. Xăm cũng là nghệ thuật đấy. Bạn nên mở lòng, nhìn ra cuộc sống nhiều hơn để thay đổi quan điểm cũ kỹ“.
(Ảnh: Pinterest)
Độc giả tên Loan viết: “ Bạn nói vậy là quá kỳ thị, tư tưởng quá lạc hậu rồi. Đừng vơ đũa cả nắm như vậy. Đúng là nhiều người thuộc giới giang hồ, anh chị xăm hình, nhưng họ xăm kiểu khác. Còn các bạn trẻ ngày nay xăm hình rất nghệ thuật, nhìn đẹp và tinh tế lắm. Vấn đề không phải xăm hình hay không mà là xăm cái gì“.
Cũng không đồng tình với Đỗ Quang, bạn Tăng Anh bình luận: “ Cụ nay chắc cũng 70 tuổi rồi nhỉ” và nói thêm: “ Xăm lên người chứ xăm lên nhân cách đâu?“.
Các lập luận bảo vệ phụ nữ xăm hình thường rất thuyết phục, khó bắt bẻ:
Trung Nghĩa: Theo tôi phụ nữ xăm hay không không quan trọng, quan trọng là cách họ sống thế nào.
Hoàng Giáp: Theo tôi thì hình xăm không có gì là xấu cả; hình xăm cũng là nghệ thuật, còn xấu hay đẹp là ở bản chất của mỗi con người.
Hoàng Lê Quốc: Những ngôi sao nổi tiếng họ xăm trổ rất nhiều và cả thế giới vẫn thần tượng họ đó thôi. Xăm hay không là quyền của mỗi người bởi cơ thể là của họ, và họ phải chịu trách nhiệm với quyết định xăm mình của bản thân. Những bạn trẻ cũng nên suy nghĩ thật kỹ trước khi xăm hình, tránh vì sự bồng bột nhất thời mà ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Phụ nữ mà xăm mấy hình xăm nhỏ nhắn xinh xăn ở cổ tay chằng hạn nhìn dễ thương mà.
Huỳnh Quốc Cường: Xăm hình thì cũng giống như xăm môi, xăm mắt, xăm chân mày… Nếu xăm môi, xăm mắt… được xem là làm đẹp, sao xăm mình lại không được xem là làm đẹp? Bản chất của nó vẩn là xăm và nó khác nhau ở vị trí mà thôi. Thế bây giờ các ngôi sao trong nước và trên thế giới đều xăm hết và cũng là thần tượng chúng ta đó thì sao…?
Bach Tham: Có câu “Tấm áo khoác không làm nên thầy tu”. Xăm hình có gì xấu? Xăm hay không xăm là quan điểm cá nhân của từng người. Quan trọng bạn là người như thế nào. Hình xăm không nói lên tính các và con người của bạn.
Mặc dù tác giả bài “Tôi không có cảm tình mấy với phụ nữ xăm hình” tuyên bố không kỳ thị nhưng theo bạn Duy Mạnh, những gì anh ấy viết trong bài thể hiện sự kỳ thị.
“ Phân biệt đối xử hay là kỳ thị là thuật ngữ xã hội học nhằm chỉ tới sự đối xử đối với một cá nhân hay một nhóm nhất định dựa vào sự phân loại tầng lớp hay đẳng cấp. Phân biệt đối xử thực tế là một hành vi, định kiến đối với một nhóm khác” – wiki. Theo mình, khi bạn gắn hình ảnh người phụ nữ có hình xăm với việc “không dịu dàng, nết na, nữ tính” hay “không chín chắn và đáng tin cậy”, đó đã là sự kỳ thị rồi” – Duy Mạnh viết.
Còn độc giả tên Thịnh cho rằng, thời bây giờ mà còn bàn chuyện phụ nữ xăm hình tốt hay xấu cũng lạc hậu chẳng khác gì tranh cãi về trinh tiết. Thịnh viết:
“ Ngày nay mà còn xăm với không xăm
Giống kiểu còn hay mất… con gái
Những người nào tự tin cá tính tý thì họ xăm
Đánh giá con người bằng xăm là đã k về trí tuệ“.
Để bày tỏ sự ủng hộ nghệ thuật xăm hình, độc giả tên Hưng thậm chí còn tuyên bố: “ Mình thì ngược lại, thích một nửa của mình có một vài hình xăm nhỏ. Tầm này xăm mình là cách thể hiện một chút cá tính… Rất đẹp“.
Các bài viết về xăm hình ở phụ nữ trên VTC News đang tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi.
Phim kinh dị hot nhất năm gọi tên Candyman: Kẻ sát nhân da màu với tấn bi kịch bị kỳ thị và hành hạ đến chết
Phim kinh dị Candyman không chỉ có những màn tra tấn đánh chém đổ máu, mà còn là một minh chứng cho nạn phân biệt chủng tộc khiến không ít người da màu phải ngã xuống.
Tựa phim kinh dị Candyman (tựa Việt: Sát Nhân Trong Gương) đang được khá nhiều khán giả mong chờ, không chỉ bởi là phần tiếp theo nối tiếp tựa phim kinh điển ra mắt năm 1992, mà vì đây còn là một dự án khá quan trọng trong bối cảnh rối ren của xã hội Mỹ hiện tại.
Vừa qua vào ngày 18/6, hãng Universal đã tung ra một phim ngắn dài 4 phút nhằm giới thiệu sơ nét về quá khứ của tên sát nhân "ngọt ngào". Đáng nói, đoạn clip lại gây ấn tượng mạnh khi lột tả không chỉ một, mà đến tận 4 số phận ngặt nghèo của người da màu trong quá khứ, và còn kinh khủng hơn khi chúng đều lấy cảm hứng từ những vụ án từng xảy ra ngoài đời thật.
Teaser dưới dạng phim ngắn giới thiệu quá khứ của Candyman và những người da màu xấu số.
Câu chuyện đầu tiên kể về một người đàn ông da màu tốt bụng, yêu thích trẻ nhỏ nhưng lại bị kì thị và cáo buộc dụ dỗ con nít. Hậu quả là ông bị ba tên cảnh sát da trắng đuổi theo và đánh hội đồng đến chết. Thảm kịch trong đoạn phim không khỏi khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của George Floyd vốn đang là đề tài nhức nhối tại Mỹ, từ đó dấy lên phong trào đấu tranh #BlackLivesMatter (Cuộc sống người da màu cũng quan trọng).
Tiếp đến, một người da màu khác vừa mới chuyển đến khu nhà mới, nhưng hàng xóm nơi đây có vẻ ghét bỏ anh. Dần dần, anh cũng trở thành nạn nhân của bạo lực sắc tộc, nhưng thậm chí còn thê thảm hơn nạn nhân đầu tiên. Anh bị hành hạ, sau đó bị móc vào xe và kéo lê trên đoạn đường dài đến khi thiệt mạng. Đây cũng là một vụ việc có thật xảy ra vào năm 1998, nạn nhân là James Byrd Jr. cũng bị ba tên thối tha dùng xe tải kéo lê trên đường sau hàng loạt màn tra tấn mất nhân tính.
Câu chuyện thứ 3 xảy ra với một cậu bé tiểu học bị bạn bè và cả những người xung quanh xa lánh không vì lý do gì. Điều khủng khiếp nhất cuộc đời cậu cuối cùng cũng ập đến khi cậu bị tòa xử án tử hình, và bị kết liễu trên ghế điện. Sự việc đau lòng này cũng từng diễn ra ngoài đời vào năm 1944, khi ấy cậu bé George Clinney Jr. bị kết án sai về tội hạ sát hai đứa trẻ da trắng, và kết quả là bị hành hình khi chỉ mới 14 tuổi.
Kết loại đoạn phim ngắn chính là câu chuyện quá khử của nhân vật phản diện Candyman. Y từng yêu tha thiết một thiếu nữ da trắng, nhưng rồi chính sự phản bội và phân biệt đối xử đã khiến y trở thành kẻ tội đồ dơ bẩn, và kết cục là bị thiêu sống với một bàn tay bị chặt đứt. Từ đó, với lòng thù hận với con người, Candyman trỗi dậy như một truyền thuyết đô thị, sẵn sàng hạ sát bất cứ ai triệu hồi y.
Candyman là tựa phim doJordan Peele - đạo diễn đứng sau những siêu phẩm Get Out hay Us sản xuất, kể về tên sát nhân được cho là sẽ xuất hiện nếu ai đó đứng trước gương và gọi tên y 5 lần. Ở lần tái xuất này, phim sẽ theo chân họa sĩ Anthony McCoy ( Yahya Abdul-Mateen II) và con đường tìm hiểu về Candyman sau khi hàng loạt vụ án ghê rợn bí ẩn xảy ra tại nơi anh vừa chuyển đến.
Đạo diễn của phim Nia DaCosta cũng đã chia sẻ rằng tuy là phim kinh dị, nhưng Candyman " là sự giao thoa giữa bạo lực da trắng và nỗi đau da màu", tức sẽ khai thác sâu sắc xung đột và phân biệt sắc tộc, nhất là giữa người da màu và người da trắng. Ở bối cảnh hiện giờ khi mà làn sóng phẫn nộ vì phân biệt chủng tộc gia tăng, thì Candyman xuất hiện như một lời tuyên ngôn nhằm xoa dịu và khiến khán giả trên khắp thế giới hiểu rõ về những bi kịch và kết cục đắng cay khi phải chịu sự kỳ thị của chính con người với con người.
Candyman sẽ chính thức công chiếu vào ngày 23/9/2020.
Ấn tượng vồ Ông Tà Thoạt nghe đến vồ Ông Tà, tôi có chút bất ngờ bởi cái tên này còn khá xa lạ dù lắm lần đã dọc ngang vùng Bảy Núi. Theo sự chỉ dẫn của người quen, tôi đến khu vực này trong một ngày nắng hạ để tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ của vồ Ông Tà ẩn mình dưới chân núi Kéc thuộc...