Xăm hình để phân biệt con song sinh, bà mẹ gây tranh cãi
Một bà mẹ đã phải nhận nhiều phản ứng trái chiều vì xăm hình cho một trong hai cậu con trai sinh đôi của mình để có thể dễ dàng phân biệt khi tiêm cho con.
Người mẹ giấu tên 31 tuổi giải thích rằng sau khi mang thai, cô rất vui mừng sinh được hai bé Sam và Jack giống nhau như hai giọt nước. Thế nhưng hai đứa trẻ giống nhau đến nỗi cả cô và chồng đều bị lẫn lộn.
Tuy nhiên, một trong hai đứa trẻ là bé Jack mắc bệnh từ khi mới chào đời và cần được tiêm thuốc 1 lần mỗi tuần.
Bà mẹ đã chia sẻ câu chuyện của mình trên trang mạng Reddit và cố gắng giải thích cho mọi người hiểu rằng tại sao mình lại đi đến bước đường phải tiến hành biện pháp xăm hình cho con như vậy.
Người phụ nữ 31 tuổi giải thích rằng dù rất tin tưởng mẹ chồng nhưng người bà đã từng tiêm nhầm thuốc cho cháu bé.
Người mẹ nói: “Mẹ chồng tôi ngay lập tức nhận ra sự nhầm lẫn của mình, gọi 911 và những đứa trẻ được đưa đến bệnh viện. Khi tôi đến đó, bọn trẻ đã được chữa trị và cả hai đang vui vẻ nhấp chút nước trái cây.
Tối cùng ngày, chúng tôi về nhà nhưng lũ trẻ vẫn phải truyền dịch. May mắn là thằng bé bị tiêm nhầm thuốc sẽ không bao giờ gặp nguy hiểm. Đó là một loại thuốc tác dụng rất chậm, tệ nhất là thằng bé có thể sẽ bị tiêu chảy trong vài ngày”.
Hai đứa trẻ giống nhau đến mức khó lòng phân biệt
Không yên tâm với sự chăm sóc của mẹ chồng, cuối cùng người phụ nữ quyết định gửi các con đến nhà trẻ. Tuy nhiên, cô cũng quyết định xăm hình cho một đứa vì bác sĩ và nhân viên chăm sóc trẻ đã đề nghị như vậy.
Người phụ nữ kể: “Trong khi đứa trẻ được dùng thuốc an thần nhẹ tương tự như ở phòng khám nha khoa, người xăm hình đã xăm một vết tàn nhang không lớn hơn đầu cục tẩy bút chì trên vùng da dễ nhìn thấy của bé.
Hình xăm này có thể mờ dần đi trong vòng 2-3 năm nhưng đến lúc đó, các con tôi đã phát triển thêm các cá tính, đặc điểm cá nhân khác và có thể không cần đi xăm hình lại. Vì vậy, sau khi thảo luận với nhau, vợ chồng tôi đã quyết định cho một đứa đi xăm hình”.
Sau khi xăm, đứa trẻ có một đốm tàn nhang màu nâu 2mm ở dái tai nhưng người mẹ chồng tỏ ra không hài lòng.
Người phụ nữ nói thêm: “Mẹ chồng tôi đã mất bình tĩnh ngay sau khi tôi đề cập đến một hình xăm y tế. Tôi đã cố gắng giải thích nhưng bà chỉ hoảng sợ. Vì vậy, tôi đặt cả hai đứa trẻ xuống và bảo bà đến tìm Jack.
Mẹ chồng tôi bế lấy Sam nên tôi đã đưa Jack cho bà và sau 20 phút, mẹ tôi vẫn không thể phân biệt 2 đứa trẻ. Cuối cùng, tôi đã chỉ vào hình xăm và bà ấy nói “đó chỉ là một vết tàn nhang”.
Tôi nói rằng đó chính xác là điểm tôi định dùng. Sam không có tàn nhang ở tai. Vì vậy, đó là cách nhà trẻ có thể phân biệt chúng”.
Người mẹ cho biết không chỉ mẹ chồng cô mà rất nhiều người khác cảm thấy không thể hiểu nổi và cho rằng cô đã đi quá xa khi xăm hình cho một đứa trẻ sơ sinh và thay đổi cơ thể của bé.
“Tôi tin rằng tôi đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết theo khuyến cáo của bác sĩ và hình xăm sẽ mờ dần khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và khi con tôi lớn lên. Khi thằng bé lên 5 tuổi, hình xăm có thể sẽ không còn nhìn thấy hoặc nó sẽ chỉ giống như một vết tàn nhang mờ.
Vùng đất sinh ra hơn 1.200 cặp sinh đôi ở Trung Quốc
Thị trấn Mộc Giang thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có tỷ lệ sinh đôi cao. Người dân tổ chức lễ hội hàng năm để ăn mừng điều kỳ diệu này.
Trung bình, trường hợp song sinh cùng trứng chiếm khoảng 0,3% dân số thế giới và song sinh khác trứng xảy ra ở 1,5% số ca sinh toàn cầu.
Tuy nhiên, tỷ lệ sinh đôi ở thị trấn Mộc Giang (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) cao hơn hẳn, xảy ra thường xuyên hơn so với những nơi khác trên thế giới. Mặc dù dân số chỉ khoảng 350.000 người, thị trấn này có tới 1.200 cặp sinh đôi. Không ai giải thích được nguyên do. Vì vậy, họ cho rằng nhờ gen di truyền, khí hậu và nguồn nước giếng thần kỳ ở địa phương.
Truyền thuyết kể rằng ở làng Hexi có 2 chiếc giếng thần vốn do một cặp song sinh hóa thân thành. Hai giếng là điểm đến phổ biến của các cặp vợ chồng mới cưới, vì nguồn nước được cho là làm tăng khả năng sinh nở.
Đặc biệt, vào thời điểm Trung Quốc vẫn còn áp dụng chính sách một con, nhiều cặp lặn lội đến đây uống nước giếng để đậu thai sinh đôi. Ngoài ra, những câu chuyện về các cặp sinh đôi xuất hiện rất nhiều trong văn hóa dân gian địa phương, cũng như trong truyền thống Đạo giáo vốn tồn tại hàng thế kỷ.
Màu tím và xanh lam là hai màu sắc tượng trưng cho vùng đất Mộc Giang màu nhiệm. Thị trấn nằm ở vùng nhiệt đới phía bắc này được cho là có "phong thủy đặc biệt", là điểm cân bằng âm dương hoàn hảo, từ đó sinh ra các loại rau màu tím và cả món gạo tím nổi tiếng, biểu trưng cho sự màu mỡ và thịnh vượng. Màu xanh lam được dùng để chỉ nước nói chung - vốn là biểu tượng của khởi nguồn sự sống - và nước giếng thần nói riêng.
Một doanh nhân đã nhận thấy truyền thuyết song sinh tại vùng đất Mộc Giang có thể phát triển thành một dự án kinh tế du lịch khả thi song hành với lễ hội mặt trời đầy màu sắc của người Hà Nhì.
Từ đó, thị trấn Mộc Giang đăng cai tổ chức lễ hội song sinh suốt 15 năm qua, thu hút hàng nghìn cặp sinh đôi và du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Lễ hội tập hợp và thể hiện nhiều khía cạnh của các cặp song sinh trong văn hóa Trung Quốc nói chung, tỉnh Vân Nam nói riêng như lễ mừng mặt trời của người Hà Nhì, các nhân vật Đạo giáo...
Lần đầu làm mẹ ở tuổi... 68 Margaret Adenuga được cho là người phụ nữ lớn tuổi nhất làm mẹ lần đầu ở châu Phi, sau khi sinh đôi một trai một gái. Ảnh minh họa. Sau 3 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại, một phụ nữ Nigeria 68 tuổi và người chồng 74 tuổi đã hoàn thành ước mơ có con bằng cách sinh ra một cặp song...