Xách xe đi làm thẻ thu phí không dừng mới biết bị cướp biển số
Nhiều chủ xe tá hỏa khi bị ai đó lấy biển số xe do mình sở hữu đăng ký tài khoản dịch vụ thu phí không dừng của ePass. Vì nó là tài khoản ảo nên chủ xe xài cũng không được, mà muốn dán thẻ khác cũng trầy trật.
Xe của ông Đỗ Ngọc Hơn ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị ai đó đăng ký tài khoản ePass – Ảnh: N.H.
Từ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Đỗ Ngọc Hơn (40 tuổi) cho hay vào tháng 5-2022, khi nghe chủ trương về sử dụng ETC, ông đưa ôtô của gia đình đi dán thẻ ePass. Sau khi đợi cả buổi, phía đơn vị dán thẻ ePass thông báo biển số xe của ông Hơn đã có đăng ký trên hệ thống.
Xe bị ai đó đăng ký
Thấy chuyện kỳ lạ, ông Hơn gọi điện lên tổng đài đơn vị cung cấp ePass thắc mắc về việc ai đã tự ý lấy biển số của xe ông để đăng ký tài khoản khiến ông gặp khó khăn.
Mấy tháng qua, ông Hơn đã nhiều lần gọi hỏi phía tổng đài ePass và chỉ nhận được lời giải thích lòng vòng, thậm chí mù mờ kiểu “chắc bạn nào đó đưa lên hệ thống nhầm” nên phải hủy tài khoản cũ để đăng ký lại. Họ còn hướng dẫn ông Hơn muốn hủy thì phải chạy xuống TP Vũng Tàu cách nhà ông gần 50km.
“Nếu là nhân viên nhầm, đơn vị cung cấp dịch vụ phải hủy, chứ sao lại bắt tôi chạy xe hàng chục kilômet đi hủy. Tôi đề nghị phía ePass phải có trách nhiệm truy ra ai đã làm việc này. Có phải phía nhân viên đăng ký để lấy doanh số hay không?”, ông Hơn đặt vấn đề.
Cùng cảnh ngộ, anh Dương Khôi Nguyên (ngụ ở Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP.HCM) cho hay chiều nay phải chạy ôtô từ TP.HCM xuống cầu Rạch Miễu (nối Tiền Giang và Bến Tre) để xóa tài khoản ePass mà ai đó đã đăng ký. Sau khi yêu cầu phía cung cấp dịch vụ ePass kiểm tra, trên hệ thống chỉ có mỗi biển số xe là đúng, còn tên sai, số điện thoại của người khác.
Video đang HOT
“Tôi phát hiện việc này khi đưa xe đi dán thẻ Etag của bên Công ty TNHH thu phí tự động VETC, khi tới thì họ nói đã dán thẻ ePass rồi. Tôi đề nghị đơn vị liên quan kiểm tra rõ vì sao lại có chuyện tréo ngoe như vậy? Không chỉ tôi mà có 4 người khác tôi quen cũng bị tình trạng tương tự như vậy”, anh Nguyên kể.
Có thể do nhân viên chạy chỉ tiêu
Liên quan đến vấn đề trên, đại diện Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) – đơn vị cung cấp thẻ ePass, cho biết do một số nguyên nhân. Cụ thể, trước đây khi còn miễn phí dán thẻ lần đầu, có những chủ xe chưa có nhu cầu sử dụng ETC nhưng vẫn dán thẻ vì không mất gì, nhưng dán thẻ xong không sử dụng dịch vụ ETC, thẻ dán trên xe một thời gian bị bong tróc hay vì lý do gì đó bóc thẻ ra.
Đến khi đưa xe đi dán ở đơn vị A thì phát hiện đã đăng ký sử dụng dịch vụ của đơn vị B. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu khi Bộ Giao thông vận tải chưa ra quy định phải hủy dịch vụ của bên A mới được đăng ký dịch vụ bên B có nhiều xe bị dán thẻ trùng. VDTC từng có 35.000 thẻ ePass đã dán lên xe bị nhân viên của VETC (Công ty TNHH thu phí tự động VETC) dán thẻ Etag đè lên.
“Một nguyên nhân nữa là cũng có câu chuyện nhân viên chạy chỉ tiêu dán thẻ nên tự cập nhật biển số vào hệ thống. Những trường hợp này, VDTC sẽ chấn chỉnh nhân viên và cho hủy trên hệ thống để khách hàng sử dụng dịch vụ của bên khác”, đại diện VDTC cho biết.
Còn ông Hồ Trọng Vinh – phó tổng giám đốc Công ty TNHH thu phí tự động VETC (cung cấp dịch vụ ETC với thẻ Etag) – cũng xác nhận vài ngày qua, có hiện tượng nhiều chủ xe ở TP.HCM mang xe đến dán thẻ Etag của VETC nhưng tra trên hệ thống thấy báo xe đã dán thẻ ePass của VDTC nên không được dán thẻ. Trong khi chủ xe cam kết là chưa từng dán thẻ của VETC hay VDTC nên bức xúc.
Với trường hợp này, đơn vị dán thẻ phải rà soát xem xe đó từng dán thẻ mà chưa sử dụng rồi hỏng, bóc bỏ nhưng quên, hay nhân viên dán thẻ vì chỉ tiêu nên tự đăng ký biển số xe chưa dán thẻ vào hệ thống.
“Việc này sẽ xảy ra tình trạng xe chưa dán thẻ nên chủ xe nghĩ sẽ đến điểm dán thẻ của VETC ở đầu trạm thu phí để dán thẻ, xong rồi đi vào đường có thu phí luôn. Nhưng đến điểm dán thẻ mới té ngửa vì thông báo xe đã đăng ký thẻ ePass. Lúc đó rất khó cho chủ xe, đơn vị dán thẻ và đơn vị thu phí, nhất là khi xe đó đi vào các tuyến cao tốc chỉ thu phí ETC từ ngày 1-8″ – ông Vinh cho biết.
Từ Vũng Tàu về TP HCM mất hơn 5 giờ, tài xế kêu trời
Thoát khỏi Quốc lộ 51 những tưởng đã hết kẹt xe, tài xế lại lắc đầu kêu trời bởi lên tới tuyến cao tốc tình trạng kẹt xe tiếp tục tái diễn, đi từ Vũng Tàu về TP HCM mất hơn 5 giờ
Chiều 17-7, anh Ngọc Toàn (ngụ TP HCM) chở nhóm bạn từ huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) về TP HCM sau chuyến nghỉ dưỡng cuối tuần. Rời khỏi khách sạn từ 14 giờ nhưng đến tận 17 giờ 30 phút, xe của anh Toàn vẫn chưa ra khỏi Quốc lộ 51 để tiến tới tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
"Xe nối đuôi nhau với tốc độ rùa bò, quá mệt mỏi và căng thẳng. Tôi cũng nghĩ sẽ đông nhưng không ngờ lại đông tới mức chỉ có thể nhúc nhích từng chút một" - anh Toàn nói.
Quốc Lộ 51 chiều từ Vũng Tàu về TP HCM ùn tắc kéo dài. Ảnh: Lam Giang
Đến 18 giờ, anh Toàn điều khiển xe lên được tới tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, nhưng tình trạng kẹt xe tiếp tục tái diễn trên đường cao tốc khiến anh ngán ngẩm. Trao đổi với phóng viên, anh Toàn cho biết hiện tại anh vẫn chưa thoát ra khỏi đường cao tốc để về nhà.
Chị Thu Hương (ngụ TP HCM) cũng cùng nhóm bạn tự lái xe về Vũng Tàu nghỉ dưỡng, do lường trước việc sẽ bị kẹt xe vào cuối tuần nên từ 12 giờ cả nhóm quyết định trả phòng đi ăn và về sớm.
Từ 13 giờ, cả đoàn khởi hành để về TP HCM nhưng phải đến hơn 18 giờ chị mới về tới nhà. "Quá ám ảnh! Bình thường chỉ chạy 2,5 tiếng, nhưng nay phải gấp đôi thời gian mà tôi luôn phải căng mắt ra quan sát vì quá nhiều phương tiện, mỗi lúc một đông".
Lên tới tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, tình trạng kẹt xe tiếp tục tái diễn khiến tài xế ngán ngẩm
Theo chị Hương, đi từ TP Vũng Tàu đến TP Bà Rịa cũng khá thuận lợi vì xe vẫn chạy được khoảng 50km/h. Nhưng khi tới Quốc lộ 51 thì xe từ khắp nơi đổ về khiến quốc lộ đông nghẹt, xe bắt đầu di chuyển chậm và đến Phú Mỹ thì xe dường như đi với tốc độ rùa bò và tới Long Thành (Đồng Nai) thì tình trạng kẹt nghiêm trọng hơn.
Tình trạng kẹt xe này không phải hiếm. Theo ghi nhận của phóng viên, từ đầu hè tới nay, vào dịp cuối tuần Bà Rịa- Vũng Tàu liên tục kẹt xe trên Quốc lộ 51 do phương tiện từ các tỉnh, thành di chuyển về vui chơi, tắm biển. Tình trạng này trước đó cũng đã diễn ra nhưng theo thời gian, lưu lượng tham gia giao thông càng đông khiến kẹt xe ngày càng nghiêm trọng và lâu hơn.
Đi từ 14 giờ nhưng tới hơn 18 giờ, nhiều tài xế vẫn chưa về tới nhà
Theo số liệu điều tra, khảo sát của ngành giao thông cho thấy lưu lượng xe trên Quốc lộ 51, đoạn qua thị xã Phú Mỹ hơn 50.000 xe/ngày và có xu hướng tăng khoảng 10% mỗi năm. Lượng xe con quy đổi khoảng 70.000 xe/ngày. Lưu lượng này đã gấp hơn 4 lần lưu lượng thiết kế của Quốc lộ 51.
Ngoài ra, đây cũng là tuyến có nhiều nút giao khiến thời gian chờ tín hiệu giao thông khá dài nên ùn tắc kéo dài thêm.
Hiện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang cùng với tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Đây chính là phương án "giải cứu" được Quốc lộ 51 trước tình trạng quá tải, kẹt xe và tai nạn giao thông.
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư và đang tiến hành triển khai. Dự kiến sẽ khởi công năm 2023 và hoàn thành vào năm 2025.
Chỉ được chuyển nhượng biển số trúng đấu giá kèm xe: Bỏ tiền mua sao không có quyền cho, tặng nhỉ? Theo thạc sĩ Phạm Văn Chung và bạn đọc Lê Tuấn Lộc, nếu hạn chế quyền sở hữu của người đấu giá trúng biển số xe là không hợp lý, trái quy định về đấu giá tài sản và pháp luật hiện hành về sở hữu, sử dụng tài sản thông qua đấu giá. Cảnh sát giao thông bộ phận trả kết quả...