“Xách tay” 100 điếu xì gà, 1,5 lít rượu mạnh được miễn thuế
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Quyết định về định mức hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu được miễn thuế, xét miễn thuế, không chịu thuế. Theo đó, cứ 90 ngày, người nhập cảnh được hưởng định mức hàng miễn thuế này 1 lần.
Quầy hàng miễn thuế tại các sân bay quốc tế.
Cụ thể, định mức hành lý được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng của người nhập cảnh gồm: 1,5 lít rượu từ 22 độ trở lên; 2 lít rượu dưới 22 độ; 3 lít đồ uống có cồn, bia.
Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng dung tích vượt không quá 1 lít thì được miễn thuế cả chai, nếu dung tích vượt quá 1 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Đối với thuốc lá, người nhập cảnh được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng trong định mức 200 điếu thuốc lá điếu; 100 điếu xì gà; 500 gam thuốc lá sợi.
Quyết định cũng nêu rõ, đối với thuốc lá điếu, xì gà, người nhập cảnh chỉ được mang theo đúng định mức miễn thuế; nếu mang vượt định mức miễn thuế thì phần vượt phải được tạm gửi tại kho của Hải quan cửa khẩu và nhận lại trong thời hạn quy định tại Khoản 5 Điều 59 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Video đang HOT
Các định mức trên không áp dụng đối với người dưới 18 tuổi.
Về định mức hành lý đồ dùng cá nhân, số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi.
Định mức hành lý của người nhập cảnh là các vật phẩm khác ngoài danh mục hàng hóa quy định nêu trên (không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá không quá 10 triệu đồng Việt Nam.
Khách nhập cảnh thường xuyên theo quy định tại Khoản 5 Điều 58 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP không được hưởng định mức hành lý miễn thuế quy định nêu trên cho từng lần nhập cảnh mà cứ 90 ngày được hưởng định mức hành lý miễn thuế 1 lần.
Việt kiều về nước được mang 1 ô tô nhưng phải nộp thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt
Quyết định cũng nêu rõ định mức hàng hóa là tài sản di chuyển miễn thuế. Cụ thể, hàng hóa là tài sản di chuyển (gồm đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng, trừ xe ô tô, xe mô tô) của cá nhân, của tổ chức, công dân Việt Nam kết thúc kinh doanh, làm việc ở nước ngoài về nước, định mức được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với mỗi đồ dùng, vật dụng là 1 cái hoặc 1 bộ.
Đối với xe ô tô, xe mô tô đã qua sử dụng thuộc sở hữu của cá nhân là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật, được miễn thuế nhập khẩu 1 xe ô tô, 1 xe mô tô, nhưng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Đối với xe ô tô (đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng) của cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trong thời gian từ 1 năm trở lên theo lời mời của cơ quan Nhà nước Việt Nam nhập khẩu để sử dụng trong thời gian làm việc tại Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng 1 xe ô tô.
Xe ô tô đã qua sử dụng phải đảm bảo có đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật. Chủ xe phải tái xuất xe ô tô khi kết thúc thời gian làm việc tại Việt Nam, trường hợp chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì phải nộp thuế và thực hiện theo quy định của pháp luật đối với xe ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng. Trường hợp cần gửi lại xe ô tô để sử dụng trong đợt làm việc tiếp theo, chủ xe phải có giấy xác nhận của cơ quan Nhà nước Việt Nam đã mời về nước làm việc.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng: Sau mưa lũ, Trung ương sẽ hỗ trợ Quảng Ninh, TKV ở mức cao nhất
Chiều 5/8/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng họp, nghe lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) báo cáo về các biện pháp ứng phó, tình hình thiệt hại và các nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ nghiêm trọng vừa qua tại Quảng Ninh.
Ước tính đợt mưa lũ gây thiệt hại cho Quảng Ninh 2.000 tỷ đồng, trong đó thiệt hại của TKV là 1.000 tỷ đồng.
Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn TKV báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ với với những mất mát, thiệt hại của nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng như những thiệt hại lớn của tỉnh và Tập đoàn TKV do mưa lũ gây ra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lời thăm hỏi nhân dân vùng bị thiệt hại, gửi lời chia buồn sâu sắc tới các gia đình có người bị thiệt mạng.
Thủ tướng đánh giá cao nhân dân và đảng bộ, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các cấp, các ngành đã đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, quyết liệt ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn TKV qua đợt thiên tai này cần nghiêm túc đánh giá, rút ra bài học ứng phó và chung sống với thiên tai trong điều kiện khí hậu biến đổi ngày càng cực đoan, với tần suất và cường độ ngày càng lớn; đồng thời có các giải pháp ứng phó căn cơ, cả trước mắt, lâu dài, bảo đảm tính mạng cũng như sản xuất và đời sống của nhân dân.
Thủ tướng ghi nhận các đề xuất bước đầu của tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn TKV về một số giải pháp chính sách và nguồn lực nhằm ứng phó hiệu quả với thiên tai, đặc biệt là các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn TKV tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chỉ đạo của Thủ tướng trong các Công điện; trong đó tập trung ổn định đời sống và sinh hoạt bình thường của người dân; hỗ trợ cho các gia đình bị nạn vượt qua khó khăn, không để xảy ra đói, khát, dịch bệnh; lên phương án khôi phục hạ tầng, cơ sở sản xuất để sớm trở lại hoạt động bình thường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Trung ương sẽ xem xét việc hỗ trợ ở mức cao nhất, cùng các nỗ lực của địa phương và Tập đoàn TKV để sớm vượt qua khó khăn. Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành trên cơ sở báo cáo tổng hợp thiệt hại và kiến nghị của tỉnh Quảng Ninh đề xuất các biện pháp xử lý báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định. Cụ thể, Bộ Công thương sẽ tổng hợp các kiến nghị của Tập đoàn TKV về các cơ chế, chính sách để khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất và phát triển, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm văn bản nợ đọng trước 15/9 Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, tính đến ngày 15/7/2015, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và 13 Bộ, cơ quan ngang bộ còn để chậm ban hành 105 văn bản. Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quan tâm, tập trung chỉ đạo sâu sát việc nghiên cứu, soạn thảo, trình các dự án luật, pháp...