Xác ướp ‘gào thét’ ở Ai Cập qua đời vì đau tim
Dựa trên kết quả nghiên cứu mới nhất, xác ướp mang tên Meritamun rất có thể đã qua đời vì một cơn đau tim.
Xác ướp của người phụ nữ xuất hiện vào năm 1881 tại khu lăng mộ Deir el-Bahari gần thành phố Luxor, Ai Cập. Vào thời điểm được khai quật, trên quan tài của nàng được khắc tên Meritamun, song các nhà khoa học chưa thể xác định danh tính của thi thể bởi các vương triều Ai Cập cổ đại có rất nhiều vương hậu và công chúa mang tên này.
Meritamun có chiều cao khá khiêm tốn, chưa đầy 1,5 m, răng có nhiều lỗ sâu, một số chiếc còn bị hư hại đến tận gốc. Kết quả chụp CT cho thấy vị hoàng thân này bị xơ vữa động mạch, tăng mảng bám tích tự khiến động mạch bị tăc nghẽn. Đây rất có thể là nguyên nhân khiến nàng bộc phát cơn đau tim và tử vong khi vừa qua 50 tuổi.
Tuy nhiên, xơ vữa động mạch cũng có thể gây ra chứng đột quỵ hoặc tắc mạch máu não, do vậy chưa thể khẳng định cái chết của Meritamun là do đau tim mà ra. Khi cái chết ập đến đột ngột, có lẽ vị hoàng thân này đang ở một mình nên không được chạy chữa kịp thời. Cơn đau và nỗi sợ bủa vây khiến nàng há hốc miệng thét gào trong vô vọng và giữ tư thế đó cho đến khi tắt thở, mãi đến một thời gian dài sau mới được phát hiện.
Tuy nhiên, khá nhiều ý kiến phản đối giả thuyết này, bởi quy trình ướp xác mất tận 70 ngày, trong khi thời gian cần thiết để các cơ và khớp xương của người chết cứng lại chỉ là vài tiếng đồng hồ. “Có khả năng là lớp vải quấn quanh hàm của thi thể không đủ chặt, không che kín miệng”, trích lời Andrew Wade, nhà nghiên cứu về xác ướp tại Đại học Western (Canada).
Xác ướp Ai Cập thường được tìm thấy trong tình trạng miệng mở to, bởi dây chằng quai hàm thường giãn ra sau một thời gian tử vong. Lớp băng vải quấn xác có thể giữ chặt chúng, nhưng qua thời gian hàng nghìn năm, tầng bao bọc này cũng từ từ nới lỏng.
Meritamun được đặt cùng chỗ với xác ướp của Pentawere, con trai của Pharaoh Ramesses III, người buộc phải tự sát sau khi tham dự vào âm mưu sát hại cha ruột hòng soán vị. Thi thể của Pentawere được bảo quản rất qua loa, toàn thân bọc trong da cừu thay vì vải lanh, nội tạng cũng không được loại bỏ.
Trái lại, thi thể của Meritamun được chăm sóc cẩn thận, chứng tỏ nàng không phải chết trong ô nhục như vị hoàng tử đoạt quyền thất bại kia. Song, xác ướp của nàng lại có tư thế khá kỳ lạ, hai chân gập lại và bắt chéo ngay mắt cá chân, khiến lập luận nàng được phát hiện sau khi chết đã lâu càng thêm thuyết phục.
Bí mật xác ướp 3.000 tuổi mang hình hài trẻ con
Các chuyên gia mới tiến hành chụp CT một trong hai xác ướp 3.000 tuổi giống thi hài trẻ em. Kết quả kiểm tra cho thấy đây không phải xác ướp người mà là 'xác ướp ngũ cốc' tôn vinh thần Chết của Ai Cập cổ đại.
Hai xác ướp 3.000 tuổi mang hình hài trẻ em được lưu giữ và bảo quản trong một bảo tàng ở Ai Cập. Mới đây, một trong 2 xác ướp được gửi đi chụp CT tại bệnh viện Rambam ở Haifa, Israel để xem bên trong là gì.
Cuộc kiểm tra này xuất phát từ việc tài liệu chính thức cho thấy bên trong xác ướp là những trái tim trải qua quá trình ướp xác.
Tuy nhiên, một số người cho rằng bên trong xác ướp có thể là thi hài một đứa trẻ.
Vì vậy, để giải mã bí ẩn trên, các chuyên gia tiến hành chụp CT cho một xác ướp và kết quả vô cùng bất ngờ.
Xác ướp 3.000 tuổi mang hình dáng trẻ em bên trong là bùn, các hạt ngũ cốc và thảo mộc.
Chuyên gia Ron Hillel thuộc Bảo tàng Haifa cho hay xác ướp này còn được gọi là "xác ướp ngũ cốc" hay "xác ướp ngô".
Những xác ướp đặc biệt này được coi là biểu tượng thờ Osiris - thần Chết trong đời sống tâm linh của người Ai Cập.
Theo các chuyên gia, "xác ướp ngũ cốc" có thể được chôn cất trong mộ của pharaoh Ai Cập như một món quà mà họ dành tặng thần linh.
Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.
Bật mí nghệ thuật ướp xác của người xưa Nghệ thuật ướp xác để bảo quản thi hài người chết nguyên vẹn hàng trăm năm được một số nền văn minh cổ xưa thực hiện như Ai Cập và Chinchorro. Mỗi nơi thực hành việc ướp xác theo cách riêng. Khi nhắc đến nghệ thuật ướp xác, nhiều người nghĩ ngay đến xác ướp của nền văn minh Ai Cập cổ đại....