Xác ướp công chúa Ai Cập kỳ dị khi mọc thêm đầu cá sấu
Không biết bằng cách nào đó, xác ướp của công chúa Ai Cập lại mọc thêm một chiếc đầu cá sấu nước mặn khổng lồ.
Dẫu biết rằng Ai Cập là một đất nước kỳ bí với những xác ướp bí hiểm, nhưng quả thực phải mất một khoảng thời gian dài để có thể giải mã bí ẩn hiện tượng xác ướp nửa người nửa cá sấu!
Xác ướp Ai Cập cổ đại với hai chiếc đầu, một của trẻ nhỏ và một của cá sấu đã lần đầu lộ diện sau hơn 100 năm kể từ thời điểm bị Hồi vương Abdulhamid II của đế quốc Ottoman che giấu.
Xác ướp công chúa có đầu cá sấu.
Xác ướp nằm trong cung điện Yildiz tại Thủ đô Istanbul cho tới khi Hồi vương Abdul Hamid II ra lệnh chuyển nó tới cung điện Topkapi.
Các chuyên gia cho biết xác ướp này bao gồm phần đầu của một công chúa Ai Cập chưa rõ danh tính và nửa thân trên của cá sấu sông Nile khổng lồ.
Theo truyền thuyết, công chúa Ai Cập ẩn danh bị cá sấu cắn chết trên sông Nile.
Vì quá đau buồn trước cái chết của cô con gái, Pharaoh Ai Cập đã quyết định kết hợp hai cơ thể lại với nhau cùng niềm tin cô công chúa nhỏ sẽ tái sinh ở kiếp sau dưới hình dạng cá sấu.
Theo Sử gia Thổ Nhĩ Kỳ Konyali, những người sống ở cung điện Yildiz vô cùng hoảng sợ khi nghe thấy tiếng động ầm ĩ từ kho chứa đường giữa đêm khuya và trông thấy đầu cá sấu trên miệng bao.
Đó thực chất trò đùa của người hầu Haci Suleyman nhằm trả thù người làm kẹo cho hoàng gia vì đã từ chối yêu cầu của anh ta.
Sau tối hôm đó, Hồi vương Abdul Hamid II đã cho chuyển xác ướp đi để tránh gây sợ hãi cho những người trong cung điện.
Đối với người Ai Cập cổ đại, cá sấu là một trong những loài động vật được tôn kính nhất.
Với người Ai Cập, cá sấu tượng trưng cho thần Sobek – vị thần biểu tượng cho khả năng sinh sản, cai quản sông Niles và các loài bò sát liên quan.
Thần Sobek được mô tả có đầu cá sấu gắn với cơ thể của một người đàn ông.
Theo lệnh của thần Ra, Sobek đã cứu sống 4 người con trai của thần Horus khỏi vùng nước nguyên sơ của thần Nun.
Bởi vậy, Sobek trở thành nhân vật bảo hộ người dân dưới thời trị vì của Pharaoh.
Cái tên Sobek (còn được gọi là Sebek, Sochet, Sobk, và Sobki) là một vị thần mình người đầu cá sấu trong tôn giáo Ai Cập cổ đại.
Ông còn có tên gọi khác như “Răng nhọn”. Cái tên Sobek trong tiếng Hy Lạp là “Suchos” và tiếng Latin là “Suchus” nghĩa là “cá sấu”.
Sobek có khả năng hóa giải kiếp nạn và bảo vệ cư dân Ai Cập khỏi những điều nguy hiểm từ dòng sông thiêng liêng này.
Thần cá sấu Sobek trong huyền thoại Ai Cập
Trong đền thờ thần Sobek, cá sấu được nuôi trong hồ nước, đeo đồ trang sức và được thờ cúng. Khi cá sấu chết, chúng được tẩm hương liệu, được thực hiện các nghi lễ đưa tang và ướp xác trong quan tài đá.
Để có cá sấu dùng để ướp xác dâng lên thần Sobek, người Ai Cập thời cổ đại đã giết con vật hung dữ này bằng cách đập vỡ hộp sọ chúng rồi nhanh chóng đem đi xử lý để ướp xác, sau đó cho chúng đeo trang sức và hiến tế cho thần Sobek.
Kỳ bí chuyện cô gái tự nhận kiếp trước là người yêu pharaoh Ai Cập
Sinh năm 1904, Dorothy Eady Louis sống ở Anh gây xôn xao dư luận khi kể rằng nhớ rõ cuộc sống kiếp trước. Theo Dorothy, kiếp trước của bà là người Ai Cập cổ đại. Thậm chí, bà còn được pharaoh Seti yêu và hai người có con với nhau.
Dorothy Eady Louis nổi tiếng thế giới với câu chuyện về cuộc sống kiếp trước của mình. Bà kể rằng nhớ được kiếp trước sau một tai nạn ngã cầu thang suýt chết năm 3 tuổi.
Sau khi bình phục, Dorothy có những hành động kỳ lạ khác với lúc trước. Bà rất hứng thú về lịch sử Ai Cập cổ đại.
4 năm sau, Dorothy có chuyến đi tới Bảo tàng Anh. Tại đây, bà chăm chú nhìn một xác ướp và ngồi mãi ở đó không muốn về.
Thậm chí, bà Dorothy còn chỉ vào một bức tranh của người Ai Cập cổ đại và nói đó là nơi bà sống kiếp trước.
Về sau, bà đến Ai Cập sinh sống và kết hôn. Trong thời gian đó, bà viết bản thảo kể về cuộc sống kiếp trước của bản thân.
Theo đó, bà kể rằng kiếp trước bản thân tên là Bentreshyt. Bà sống trong ngôi đền Kom El Sultan.
Năm 14 tuổi, bà gặp và đem lòng yêu pharaoh Seti. Hai người có con với nhau. Do vi phạm lời thề giữ gìn trinh tiết, Bentreshyt đã tự sát.
Câu chuyện về kiếp trước của bà Dorothy khiến mọi người kinh ngạc và bán tín bán nghi về độ chính xác của các sự việc.
Nguyên do là bởi các chi tiết về kiếp trước của bà Dorothy khó có thể kiểm chứng tính thật giả.
Vì vậy, câu chuyện của bà đến nay vẫn là một bí ẩn lớn chưa có lời giải. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn nghĩa địa cổ Ai Cập. Nguồn: VTC Now.
Đưa xác ướp 3.000 năm tuổi của công chúa Ai Cập ra khỏi quan tài, phát hiện bức chân dung bí ẩn cùng hàng loạt câu hỏi chưa có lời giải đáp Dù được phát hiện từ hơn 1 thế kỷ trước nhưng mới đây xác ướp của công chúa Ai Cập mới lần đầu được đưa ra khỏi quan tài. Nhóm nhà khoa học người Scotland (Vương quốc Anh) đã phát hiện ra hình vẽ chân dung một phụ nữ ở mặt trong và dưới của chiếc quan tài chứa xác ướp 3.000 năm...