Xác ướp Ai Cập có vết thương băng bó hé mở bí mật y học cổ đại
Xác ướp Ai Cập có vết thương được băng bó cung cấp cho các nhà khoa học thông tin sâu sắc hơn về các phương pháp y học cổ đại.
Lần đầu phát hiện xác ướp Ai Cập có vết thương băng bó. Ảnh: Elsevier.
Chưa từng thấy
Phát hiện về xác ướp Ai Cập có vết thương đã được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Cổ sinh vật học. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra phần băng bó vết thương ở xác ướp của một bé gái chưa quá 4 tuổi đã chết cách đây khoảng 2.000 năm.
Nghiên cứu cho biết băng quấn vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng. “Nó cho chúng ta manh mối về cách người Ai Cập cổ đại xử lý những vết nhiễm trùng hoặc áp xe như vậy” – Albert Zink, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Xác ướp ở Bolzona, Italia, tác giả của nghiên cứu, cho hay.
Hình ảnh chụp CT vết thương của xác ướp Ai Cập. Ảnh: Elsevier.
Xác ướp Ai Cập trong nghiên cứu này được lấy từ “Lăng mộ của Aline” ở Ốc đảo Faiyum, phía tây nam Cairo. Phát hiện này gây bất ngờ cho các nhà khoa học bởi ban đầu họ không hề có ý định tìm kiếm vết thương này. “Thật sự rất phấn khích vì chúng tôi không ngờ tới. Nó chưa bao giờ được mô tả trước đây” – chuyên gia Zink nói.
Video đang HOT
Hé lộ hiếm hoi về y học cổ
Người Ai Cập cổ đại được cho là hiểu biết bậc thầy về các phương pháp y học. Người Ai Cập cổ đại không biết những vấn đề mà chúng ta cho là thông thường ngày nay như chức năng của tim, vi khuẩn gây nhiễm trùng như thế nào nhưng họ có ý tưởng khá tốt về cách điều trị các triệu chứng của bệnh tật, các chuyên gia chỉ ra.
“Chúng ta đã biết từ các bằng chứng khác, như giấy cói, rằng họ có kinh nghiệm tốt trong chữa trị thương tích” – ông Zink nhấn mạnh. Do đó, ông bất ngờ khi những loại băng vết thương này chưa từng thấy trong các xác ướp trước đây.
Xác ướp bé gái có chân dung cô gái ở bên ngoài cùng các nút mạ vàng trang trí ở bên ngoài. Ảnh: Elsevier.
Với xác ướp Ai Cập bé gái 4 tuổi, phần băng bó vết thương được phát hiện khi các nhà khoa học quét CT định kỳ xác ướp. Chuyên gia Zink thông tin, vết thương đã bị nhiễm trùng khi bé gái qua đời vì kết quả quét cho thấy có mủ. Các dấu hiệu nhiễm trùng được đánh dấu bằng những mũi tên trong ảnh quét.
“Rất có thể họ đã bôi một số loại thảo mộc hoặc thuốc mỡ cụ thể để điều trị chứng viêm của khu vực này” – tác giả chính của nghiên cứu thông tin.
Chuyên gia Albert Zink muốn lấy mẫu của xác ướp từ khu vực vết thương này để tìm hiểu nguyên nhân nhiễm trùng và cách người Ai Cập cổ đại thời đó điều trị vết thương ra sao. Tuy nhiên, mong muốn này có nguy cơ dẫn tới việc phải mở xác ướp. Ngoài ra, có một lựa chọn khác là lấy mẫu bằng kim sinh thiết.
Bí ẩn sự tồn tại của phần băng vết thương
Chuyên gia Zink cho hay, không có lời giải thích rõ ràng tại sao, trong trường hợp cụ thể với xác ướp này, vẫn còn băng vết thương khi thực hiện quá trình ướp xác.
Băng vết thương thường không tồn tại trong quá trình ướp xác nhưng có thể những người ướp xác đã thêm băng lên vết thương cho xác chết của bé gái, các chuyên gia suy đoán.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng xác ướp phải càng hoàn hảo càng tốt cho cuộc sống sau khi chết, ông Zink nhấn mạnh. “Có thể họ đã cố gắng bằng cách nào đó để tiếp tục quá trình chữa bệnh cho thế giới bên kia” – ông nói.
Về lý do những trường hợp băng bó như vậy không được phát hiện trong các xác ướp trước đây, các nhà khoa học lý giải đơn giản là không phát hiện ra hoặc nhầm lẫn băng vết thương với vải bọc xác ướp.
Nhà khoa học Zink cho hay: “Luôn có một số điều bất ngờ khi chúng tôi nghiên cứu về xác ướp. Tôi không biết có bao nhiêu xác ướp trong sự nghiệp khoa học của mình, nhưng luôn có những điều mới mẻ”.
Xác ướp được ghi nhận là nam nhưng hóa ra lại mang thai 7 tháng - Chuyên gia đã nhầm!
Tại sao xác ướp này lại bị nhầm lẫn tai hại vậy?
Ngày 28 tháng 4 năm 2021, một số nhà khảo cổ học của Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan đã tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra đối với 1 xác ướp Ai Cập đang được bảo quản tại bảo tàng Warsaw (Ba Lan). Kết quả phát hiện rằng xác ướp vốn được biết đến có giới tính nam này hóa ra lại mang giới tính nữ và thậm chí còn mang thai khi còn sống.
Do đã được khai quật từ rất lâu nên mọi thông tin duy nhất về xác ướp này là được khai quật tại một khu lăng mộ hoàng gia tại thành phố Thebes (Ai Cập).
Cận cảnh xác ướp mang thai 7 tháng. Ảnh: Sohu.
Năm 1826, xác ướp đã được hiến tặng cho Đại học Warsaw (Ba Lan). Đến năm 1917, Đại học Warsaw đã chuyển tặng xác ướp cho Bảo tàng Warsaw. Trên nắp quan tài chứa xác ướp có đề cập thông tin về thân phận của xác ướp bằng một loạt kí tự cổ như sau: Linh mục Hor-Djehuti, sống vào thế kỉ 1 trước Công nguyên đến thế kỉ 1 sau Công nguyên.
Vì những thông tin về xác ướp đã được ghi khá rõ ràng nên những nhà khảo cổ học của Bảo tàng Warsaw chưa từng tiến hành kiểm chứng, kiểm tra xác ướp.
Sau này, nhà Nhân chủng học - Khảo cổ học Marzina Silk mới tiến hành kiểm tra chi tiết xác ướp này. Theo kết quả xét nghiệm, xác ướp có độ tuổi từ 20 đến 30, trước khi qua đời đã mang thai 7 tháng.
Hình ảnh những xét nghiệm của các nhà khảo cổ đối với xác ướp. Ảnh: Sohu.
Các nhà khảo cổ cũng cho rằng, xác ướp này có niên đại lâu đời hơn nhiều so với những ghi chép bằng kí tự cổ trên nắp quan tài chứa xác.
Qua quá trình kiểm tra, xét nghiệm tỉ mỉ, cận thận, có thể chắc chắn đây là một xác ướp nữ, chứ không phải là một xác ướp của linh mục Hor-Djehuti như thông tin trên nắp quan tài ghi.
Vậy, tại sao một xác ướp nữ lại xuất hiện trong quan tài vốn là của xác ướp linh mục Hor-Djehuti?
Lý giải điều này, các nhà khảo cổ đã đưa giả thiết: có thể trong quá trình vận chuyển đến Đại học Warsaw, xác ướp nữ này đã vô tình bị đặt vào quan tài vốn của xác ướp Hor-Djehuti do sự nhầm lẫn của những nhân viên vận chuyển. Do sự cố hoán đổi thân phận vô tình này, từ đó, xác ướp nữ này luôn bị nhầm lẫn thành một xác ướp nam.
Các nhà khảo cổ tiến hành các xét nghiệm với xác ướp. Ảnh: Sohu.
Về thân phận thật sự của xác ướp nữ này, trước mắt, các nhà khảo cổ không thể làm rõ được vì không có chút manh mối nào, thậm chí đến nguyên nhân tử vong của xác ướp cũng không có cách nào để kiểm chứng.
Để xác minh chính xác thân phận của xác ướp bí ẩn này, các nhà khảo cổ cần phải có thời gian để tiến hành thêm những xét nghiệm khác, hoặc tìm đến những ghi chép về dịp Đại học Warsaw đã chuyển tặng xác ướp cho Bảo tàng Warsaw vào năm 1917.
Bệnh viện ở Italy chụp CT trên xác ướp Ai Cập Các nhà nghiên cứu tin rằng họ có thể tái tạo lại cuộc sống và cái chết của linh mục Ai Cập cổ bằng công nghệ chụp CT và tìm ra những nguyên liệu được sử dụng để ướp xác.