Xác quái vật biển dài 7 mét, nặng 4 tấn trôi dạt bờ biển xứ Wales
Xác quái vật biển bí ẩn dài 7 mét, nặng 4 tấn gần đây trôi dạt bờ biển Xứ Wales. Xác quái vật biển không có đầu khiến chuyên gia đau đầu không biết đây là sinh vật gì.
Xác sinh vật biển bí ẩn trôi dạt bờ biển Xứ Wales.
Xác sinh vật biển bí ẩn được người dân địa phương phát hiện trên bãi biển Broad Haven ở Pembrokeshire, Xứ Wales, theo Daily Mail.
Các bức ảnh chụp tại hiện trường cho thấy xác quái vật biển đang phân hủy nặng. Những gì còn lại là lớp da màu xám, lộ phần xương ở một số bộ phận.
Các chuyên gia tại trung tâm chuyên điều tra sinh vật biển mắc cạn ở Anh (CSIP) đã tham gia tìm hiểu xác quái vật biển bí ẩn. Xác sinh vật biển này không có đặc điểm rõ ràng nào về sinh học, không còn đầu hoặc các bộ phận như tay chân.
Video đang HOT
Matthew Westfield, chuyên gia của CSIP, nói họ đo được sinh vật biển này dài 7 mét. Các mẫu vật đã được gửi về phòng thí nghiệm để xác minh thêm.
“Rất khó để nói đây là sinh vật biển gì vì phần cơ thể đã phân hủy nặng”, ông Westfield cho biết. “Chúng tôi biết rằng sinh vật này đã chết trên biển một khoảng thời gian dài rồi mới dạt bờ”.
“Chúng tôi chưa đo đạc được phần đầu bị mất nên sinh vật này hoàn toàn có thể dài hơn 7 mét”, ông Westfield nói thêm. “Người phụ nữ thông báo cho chúng tôi về xác sinh vật bí ẩn này, nói đây có thể là cá mập basking (cá nhám phơi nắng)”.
Có những đồn đoán cho rằng xác quái vật biển bí ẩn là một con cá mập basking.
“Chúng tôi không nghĩ đây có thể là cá mập basking vì loài sinh vật này rất hiếm khi xuất hiện ở vùng biển Xứ Wales. Đây cũng không phải xác cá voi vì phần cấu trúc xương của sinh vật giống loài cá hơn là động vật có vú như cá voi”, ông Westfield chia sẻ. “Có thể sinh vật này là cá mập, nhưng loài cá mập nào thì chúng tôi chưa chắc chắn 100%”.
Ông Westfield đã gửi các mẫu vật đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh để các chuyên gia ở đây phân tích thêm. “Chúng hãy chờ kết quả cuối cùng”, ông Westfield nói.
Về nguyên nhân quái vật biển bí ẩn này tử vong, có thể là do tuổi già, do đâm vào tàu thuyền hoặc do bị con người săn bắt, ông Westfield cho biết.
Phát hiện cá mập phát sáng khổng lồ
Các nhà nghiên cứu phát hiện ngoài khơi New Zealand có 3 loài cá mập phát sáng, bao gồm cá mập kitefin dài 180 cm - được gọi là cá mập phát sáng khổng lồ.
Các nhà khoa học nghiên cứu cá mập ở ngoài khơi New Zealand đã phát hiện ra ba loài sống dưới biển sâu phát sáng trong bóng tối - trong đó có một loài hiện là động vật có xương sống phát sáng lớn nhất được biết đến.
Phát quang sinh học - sự tạo ra ánh sáng nhìn thấy được thông qua phản ứng hóa học của các sinh vật sống - là một hiện tượng phổ biến đối với các sinh vật biển. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nó được ghi nhận và nghiên cứu ở loài cá mập kitefin, cá mập blackbelly lanternshark và cá mập southern lanternshark.
Phát hiện về những con cá mập này được thu thập trong một cuộc khảo sát cá ở Chatham Rise ngoài khơi bờ biển phía đông của New Zealand vào tháng 1/2020.
Các nhà nghiên cứu tin rằng cá mập có thể phát sáng để ngụy trang nhằm bảo vệ khỏi sự tấn công từ bên dưới. Ảnh: Guardian .
Cá mập kitefin có thể dài tới 180 cm, hiện là động vật có xương sống phát sáng lớn nhất được biết đến. Các nhà nghiên cứu gọi chúng là "cá mập phát sáng khổng lồ".
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Catholique de Louvain ở Bỉ và Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia (NIWA) ở New Zealand nói rằng phát hiện này có tác động sâu sắc đến sự hiểu biết của chúng ta về sự sống dưới đáy biển sâu - một trong những hệ sinh thái ít được nghiên cứu nhất trên hành tinh.
Các loài cá mập đều sống trong khu vực được gọi là vùng trung sinh hay vùng "chạng vạng" của đại dương. Vùng này có độ sâu 200-1000 m và là nơi ánh sáng Mặt Trời không xuyên qua được. Nhìn từ bên dưới, những con cá mập xuất hiện ngược sáng so với bề mặt sáng của nước, buộc chúng phải đối mặt với những kẻ săn mồi tiềm năng mà không có nơi nào để ẩn náu.
Các nhà nghiên cứu cho rằng phần bụng dưới phát sáng của 3 loài này có thể giúp chúng ngụy trang khỏi bất kỳ mối đe dọa nào có thể tấn công từ bên dưới.
Trong trường hợp cá mập kitefin, một loài có ít hoặc thậm chí không có kẻ thù săn mồi, chúng có thể di chuyển chậm và sử dụng ánh sáng tự nhiên của mình để chiếu sáng đáy đại dương trong khi tìm kiếm thức ăn hoặc ngụy trang khi tiếp cận con mồi.
Những nghiên cứu sâu hơn cần phải được thực hiện để củng cố giả thuyết này, đồng thời hiểu được cách thức hoạt động của quá trình phát quang sinh học và những tác động có thể có đối với mối quan hệ săn mồi, các nhà nghiên cứu viết trong bài báo đăng trên tạp chí Frontieers in Marine Science.
"Xem xét sự rộng lớn của biển sâu và sự xuất hiện của các sinh vật phát sáng trong khu vực này, chúng ta ngày càng nhận thấy rõ ràng rằng việc tạo ra ánh sáng ở biển sâu đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc hệ sinh thái lớn nhất trên hành tinh chúng ta", theo các nhà nghiên cứu.
Video: Bị lươn phục kích, bạch tuộc "tung chiêu" để trốn, kết cục ra sao? Khi đang di chuyển dưới biển, bạch tuộc bất ngờ chạm trán lươn biển và bị đối thủ tấn công. Dù đã phun mực để chạy trốn nhưng bạch tuộc vẫn bị mất một phần cơ thể. Theo Daily Mail, Chris Kreis, thợ lặn ở Sydney (Úc), là người chứng kiến và quay lại sự việc khi anh cùng gia đình khám phá...