Xác nhận cùng Trung Quốc tập trận đổ bộ ở Biển Đông, Nga đang nghĩ gì?
Quân đội Nga và Trung Quốc ngày 23.8 đã xác nhận sẽ tiến hành tập trận ở Biển Đông trong 8 ngày từ 12 đến 19.9. Vị trí chính xác của cuộc tập trận chung Nga-Trung trên Biển Đông chưa được tiết lộ.
Theo các hãng tin, trong cuộc tập trận chung này, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cùng với Hải quân Trung Quốc sẽ diễn tập hoạt động phòng thủ cũng như triển khai binh sĩ trên Biển Đông.
Kế hoạch này đã được hai bên thống nhất trong cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị tại Trạm Giang, Trung Quốc. Hai bên trước đây từng tiến hành nhiều cuộc diễn tập hải quân, song đây là lần đầu tiên kể từ khi Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò phi lỹ của Bắc Kinh.
Kể từ sau phán quyết, Trung Quốc đã tổ chức một loạt các cuộc tập trận, trong đó có tập trận bắn đạn thật của hải quân và hơn 300 tàu đã được điều động trong các cuộc tập trận này. Hải quân Trung Quốc hôm 22.8 đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài đến ngày 24.8 ở Vịnh Bắc Bộ.
Hình ảnh một cuộc tập trận của Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Các cuộc tập trận chung mới nhất giữa Nga và Trung Quốc được tiến hành tháng 5 năm 2015, tại vùng biển Địa Trung Hải ngoài khơi bờ biển Syria cũng như vùng biển Nhật Bản.
Video đang HOT
Tháng trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố đây là cuộc tập trận “thường lệ” và “không nhắm vào bất kỳ quốc gia thứ ba nào”.
Theo hãng tin News.com.au, trong cuộc tập trận này, Nga sẽ cử đội quân tàu chiến tham gia các hoạt động luyện tập cùng lực lượng hải quân của Trung Quốc.
Hãng tin Tass của Nga cũng cho biết, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sẽ tham gia vào cuộc diễn tập được thiết kế để thử nghiệm chiến thuật và trang thiết bị trong cuộc tập trận đổ bộ lên các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép.
Cuộc tập trận này diễn ra cùng tháng Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Trung Quốc mà nước chủ nhà tuyên bố không muốn vấn đề Biển Đông được đề cập.
Moscow đã tích cực tăng cường quan hệ với Trung Quốc kể từ khi mối quan hệ giữa Nga với phương Tây trở nên căng thẳng sau khi Nga lấy Crimea và can thiệp quân sự ở Ukraine.
Quan hệ của Bắc Kinh với phương Tây cũng đã trở nên xấu đi đáng kể từ khi Bắc Kinh bị phát hiện xây dựng đảo nhân tạo, căn cứ không quân trái phép, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới đều lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và nghiêm túc thực thi phán quyết của Tòa Trọng tài, không dùng vũ lực và các hành vi trái pháp luật để đẩy căng thẳng Biển Đông lên cao.
Đối với Nga, cuộc tập trận chung trên Biển Đông lần này sẽ có một chút khó khăn hơn. Nga không chỉ có quan hệ với Trung Quốc, mà Nga còn là đối tác, là bạn bè thân hữu của các nước có liên quan đến Biển Đông.
Chưa kể đến việc Nga hiện đang trong quá trình cung cấp hai tàu khu trục và sáu tàu ngầm cho Việt Nam – mà chắc chắn sẽ được sử dụng để tuần tra lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
Vậy mưu tính thực sự của Nga trong việc đồng ý tập trận chung với Trung Quốc trên Biển Đông là gì?
Trước đó tờ The Diplomat bình luận, lý do chính đằng sau cuộc tập trận chung Nga- Trung trên Biển Đông sẽ là chính trị chứ không phải nhu cầu thực tế.
Theo Danviet
Trung Quốc muốn chiếm Biển Đông để bao quát cả vũ trụ, Mặt trăng
Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách tạo lập một "cái ao nhà" ở Biển Đông để bảo vệ các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân, đảm bảo các tàu sân bay trong tương lai và đội tàu đổ bộ của Trung Quốc có thể tiếp cận các vùng biển trên thế giới, báo Washingtontimes nhận định.
Theo Washingtontimes trong bối cảnh Trung Quốc đang tích cực hiện thực hóa tham vọng trở thành cường quốc quân sự thế giới, Mỹ phải có đủ lực lượng triển khai cùng các đồng minh để Trung Quốc thấy rõ rằng Mỹ sẵn sàng đáp trả mọi hành vi gây hấn của Trung Quốc và đây chính là nguyên tắc cốt lõi của biện pháp răn đe.
Washingtontimes nhận định, điều cần làm hiện nay là các bên liên quan phải kiềm chế và xem xem liệu phản ứng tiêu cực của quốc gia này với phán quyết của Tòa Trọng tài hôm 12.7 sẽ đe dọa các nền dân chủ như thế nào. Tòa Trọng tài đã bác bỏ hoàn toàn "Đường lưỡi bò", cũng như phủ nhận tính pháp lý của hòn đảo nhân tạo mới mà Bắc Kinh xây dựng trên Đá Vành Khăn, trong Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Để ngăn chặn các tham vọng quân sự và chống dân chủ của Trung Quốc, điều mấu chốt hiện nay đó là Mỹ cần dẫn dắt các nước châu Á vạch ra một chiến lược ở Biển Đông nhằm đảm bảo an ninh cho khu vực vốn rất quan trọng với Mỹ và các đồng minh này.
Trung Quốc có thể sẽ lấn lướt trên Biển Đông bằng các cụm tàu sân bay.
Trong số các hành động của Trung Quốc, đáng chú ý nhất phải kể đến việc xây dựng 7 căn cứ mới ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã đưa các vũ khí mới tới các cơ sở này, tỏ rõ tham vọng tương tự trên Bãi cạn Scarborough, xây dựng các hệ thống mạng lưới thông tin mới để hỗ trợ việc triển khai các loại vũ khí tấn công và giờ đang đe dọa thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ), cũng như tiến hành các hoạt động "tuần tra" quân sự lớn hơn.
Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc không đơn thuần chỉ là khẳng định các quyền lịch sử, mà tham vọng của nước này là kiểm soát Biển Đông. Để hiện thực hóa tham vọng này, Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách tạo lập một "cái ao nhà" ở Biển Đông để bảo vệ các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân, đảm bảo các tàu sân bay trong tương lai và đội tàu đổ bộ của Trung Quốc có thể tiếp cận các vùng biển trên thế giới, gây sức ép chiến lược lớn hơn đối với Đài Loan và đảm bảo khả năng tiếp cận vũ trụ và Mặt trăng từ căn cứ vũ trụ mới xây dựng trên đảo Hải Nam.
Bắc Kinh cũng dự định kết nối các căn cứ ở Biển Đông với các cơ sở quân sự đặt tại Ấn Độ Dương trong tương lai để bảo vệ sườn phía Nam của hành lang kinh tế-chính trị nối liền Trung Quốc với vùng Trung Á và châu Âu, phù hợp với chiến lược "Một Vành đai, Một Con đường" mà Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.
Theo Danviet
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế ủng hộ phán quyết vụ kiện Biển Đông Ngày 04.8.2016, Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL) đã ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Trong tuyên bố, IADL nhấn mạnh "Tòa trọng tài đã bác bỏ yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc...