Xác minh xe khách 45 chỗ, ‘nhồi nhét’ 150 người dịp Tết
Từ phản ánh của hành khách qua đường dây nóng và báo chí, sau khi kiểm tra bến xe Giáp Bát (Hà Nội) đã xác minh nhiều xe khách “nhồi nhét”, “chặt chém” trong những ngày Tết vừa qua.Hà Nội huy động cảnh sát cơ động chống ùn tắc
Những ngày sau Tết, hàng chục trường hợp xe khách, trong đó có xe 37B-017.62 – nhà xe Quang Vịnh vào khu vực gần bến xe Nước Ngầm trả khách trên đường nhưng không gặp bất kỳ trở ngại nào. Ảnh: AT
Cụ thể, qua phản ánh của báo Tiền Phong ngày 11/2 về một số xe khách chạy tuyến Thanh Hóa, Nam Định, Hưng Yên… nhồi nhét khách, “chặt chém” giá vé trong những ngày sau Tết Kỷ Hợi, bến xe Giáp Bát đã tiến hành kiểm tra và xác định, một số xe có biển kiểm soát rõ ràng được báo phản ánh có “nốt” và hợp đồng hoạt động tại bến.
Đơn cử, xe BKS 18B-013.82 của nhà xe Hoàng Toàn do tài xế Nguyễn Văn Ninh (SN 1988) điều khiển bị hành khách phản ánh chở đến 48/29 người, vượt 19 người có “nốt”, hợp đồng hoạt động tại bến Giáp Bát. Tương tự, xe BKS 89B-011.92 chạy tuyến Hưng Yên – Hà Nội do tài xế Nguyễn Văn Thi điều khiển, xe có 32 chỗ nhưng chở 42 người (vượt 10 người); xe BKS 36B-00468 của nhà xe Hùng Thắng chạy tuyến Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) – Giáp Bát (Hà Nội) ngoài chở quá số người quy định còn thu giá cao hơn 50% so với ngày thường… cũng có “nốt” và hợp đồng hoạt động tại bến xe Giáp Bát.
Đặc biệt, xe giường nằm chạy tuyến Thanh Hóa – Giáp Bát chiều mùng 6 Tết (10/2) xe có 45 chỗ nhưng nhồi nhét tới 150 người vượt 105 người được làm rõ là xe có BKS 36B-02098 của nhà xe Doanh Lý. Ngoài ra, nhà xe còn bị hành khách đi trên chuyến xe này phản ánh thu giá cao gấp đôi, gấp ba ngày thường nhưng không đưa vé.
Qua xác minh nhanh sau khi PV Tiền Phong có đề nghị, ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết, xe trên có “nốt”, hợp đồng hoạt động tại bến xe Giáp Bát. Tuy nhiên ông Thành cho biết, tại thời điểm bến xác minh, làm rõ là chiều 11/2 nhà xe này không có mặt ở bến nên đã yêu cầu các bộ phận liên quan mời đại diện doanh nghiệp lên làm việc trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, ông Thành còn cho biết thêm, tuy có “nốt” hoạt động đón trả khách tại bến nhưng qua kiểm tra, những ngày cao điểm Tết vừa qua cũng như hành trình chở 150 khách ra Hà Nội ngày mùng 6 Tết, xe BKS 36B-02098 đã không vào bến.
Đề cập đến hướng xử lý những xe được nêu trên, ông Thành thông tin, sau khi xác minh các xe có “nốt” hoạt động tại bến, bến xe đã có yêu cầu đến từng nhà xe, doanh nghiệp chủ quản đến làm việc trong ngày 12/2. “Từ đó, bến xe sẽ yêu cầu đại diện nhà xe làm tường trình, có các hình thức xử lý cụ thể sau khi xác định được lỗi vi phạm”, ông Thành nói.
Video đang HOT
Tại đường Trần Thủ Độ và các tuyến đường trong khu vực KĐT Pháp Vân (gần bến xe Nước Ngầm) những ngày sau Tết, phóng viên ghi nhận, nhiều xe chở chật ních khách nhưng không vào bến mà đỗ đón trả khách ở trên đường. Riêng ngày mùng 6 Tết (10/2), trong khoảng thời gian từ 16 đến 18h phóng viên đã ghi nhận có nhiều xe khách, như BKS: 37B-017.62 – nhà xe Quang Vịnh, 36B-02841 – nhà xe Khiêm Huấn, 17B-02234 nhà xe Thành Chính… đến đây trả khách rồi đi mà không gặp bất kỳ trở ngại nào (?)
ANH TRỌNG
Theo TPO
Trở lại Sài Gòn sau Tết, người dân như "hóa điên" vì kẹt xe
Sau kỳ nghỉ Tết kéo dài 9 ngày, hàng ngàn người dân các tỉnh miền Tây ùn ùn đổ về TP.HCM khiến nhiều nơi ùn tắc kinh hoàng.
Chiều 10/2 (mùng 6 Tết) hàng ngàn người dân các tỉnh miền Tây ùn ùn trở lại TP.HCM để làm việc, học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khiến nhiều khu vực bị ùn tắc nghiêm trọng.
Kẹt xe nghiêm trọng nhất là khu vực cầu Bến Lức (Long An), hàng ngàn phương tiện xếp hàng dài trên cầu, chen chúc nhau nhích từng chút một. Thời tiết oi bức cộng với "biển người" trên đường khiến nhiều người lớn, trẻ em mệt mỏi trong ngày trở lại TP.HCM.
Cầu Bến Lức giao thông "tê liệt" trong nhiều giờ. Rất nhiều xe hai bánh chạy vào làn xe bốn bánh. "Cây cầu này độc đạo từ miền Tây về TP.HCM nên kẹt khủng khiếp quá. Chưa tới TP.HCM mà đã mệt mỏi vì kẹt xe nhiều giờ trên đường như thế này chẳng khác gì cực hình", chị Nguyễn Thị Liên quê Đồng Tháp nói.
Ở hướng ngược lại rất vắng vẻ. "Đã sợ kẹt xe nên trở lại TP sớm nhưng vẫn không thoát. Mình thì không sao chỉ tội nghiệp mấy cháu nhỏ theo bố mẹ trở lại Sài Gòn mệt mỏi, ngủ gục vì kẹt xe", anh Nguyễn Văn Tuấn (quê Cần Thơ) chia sẻ.
Trên Quốc lộ 1 (đoạn huyện Bình Chánh, TP.HCM), từ trưa, dòng người từ các tỉnh miền Tây đổ về. Tại các giao lộ đều có lực lượng CSGT, thanh niên xung phong chốt trực điều tiết giao thông.
Khu vực cầu Bình Điền hướng từ Long An về TP.HCM phương tiện xếp thành hàng dài. Càng gần về tối lượng người đổ về càng đông khiến giao thông tại các giao lộ ùn tắc nghiêm trọng.
Xe máy, ô tô nhích từng chút một trên đường. "Mọi năm cũng kẹt xe nhưng nay kẹt dữ quá. Ngày trở lại TP.HCM sau nghỉ Tết như "hành xác" vậy. Tôi đi từ sáng mà đến giờ vẫn chưa tới nơi", anh Trần Văn Linh (quê CầnThơ) mệt mỏi nói.
Trung ta Huynh Phu Hung, pho đôi trương Đôi CSGT An Lac thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM cho biết, đơn vi đa dư bao đươc tinh hinh sau ky nghi Têt, ngươi dân trơ lại thanh phô lam viêc mât đô giao thông tăng cao va diên biên phưc tap nên đã bô tri lưc lương tai cac điêm nong co nguy cơ un tăc giao thông để điều tiết giao thông qua khu vực.
Dòng phương tiện "chôn chân" ở cửa ngõ phía Tây vào TP.HCM.
Trẻ em theo bố mẹ trở lại TP.HCM ngủ gục trên xe.
Đến 18h hôm nay, khu vực cửa ngõ phía Tây vào TP.HCM vẫn còn ùn tắc nghiêm trọng.Ghi nhận, càng về tối người dân các tỉnh miền Tây đổ về TP.HCM càng đông. "Sợ chiều mát sẽ kẹt xe như mọi năm, nên vợ chồng tôi chở con nhỏ đi giữa trưa, nào ngờ còn khổ sở hơn, nắng nóng và khói bụi. Bình thường di chuyển khoảng 2 tiếng từ Tiền Giang lên Sài Gòn nhưng nay 5 tiếng vẫn chưa tới", anh Phạm Văn Tân (quê Tiền Giang) chia sẻ.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Đi xe Tết bị nhồi nhét, tăng giá, người dân gọi ngay số này Việc nhồi nhét, tăng giá vé, khan hiếm vé... là những cơn "đau đầu" của người dân mỗi dịp về quê nghỉ Tết. Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến gần, hàng triệu người dân trên khắp cả nước lại chuẩn bị về quê để sum vầy bên gia đình, chính vì thế, nhu cầu về tàu, xe dịp này rất lớn....