Xác minh việc CSGT xô ngã thô bạo người vi phạm giao thông
Chủ tịch UBND huyện Phù Yên, Sơn La yêu cầu Công an xác minh, làm rõ hành vi CSGT được cho đã xô ngã thô bạo người vi phạm giao thông.
Những ngày qua, mạng xã hội đăng tải đoạn video cảnh sát giao thông (CSGT), Công an huyện Phù Yên (Sơn La) có hành vi không đúng mực với người dân trong quá trình giải quyết vi phạm theo quy định của Luật giao thông đường bộ, khiến dư luận bức xúc.
Ông Đào Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Phù Yên cho biết, Thường trực UBND huyện đã yêu cầu Công an huyện báo cáo, giải trình vụ việc.
Ảnh cắt từ clip.
Theo báo cáo của tổ công tác, ngày 21/6, 4 cán bộ CSGT gồm: Lường Hải Vinh – tổ trưởng; các tổ viên Đinh Công Tư, Mùi Ngọc Hoàng, Lưu Văn Dũng được Ban chỉ huy Đội CSGT, Công an huyện Phù Yên phân công thực hiện tuần tra kiểm soát cơ động tuyến nội thị trấn Phù Yên và tuyến đường tỉnh lộ 114.
Khoảng 9h10 sáng cùng ngày, khi tổ công tác di chuyển đến km 07, tỉnh lộ 114, thuộc địa phận xã Tân Lang, huyện Phù Yên thì phát hiện 1 xe mô tô do 1 người phụ nữ điều khiển, trên đầu không đội mũ bảo hiểm, nên tổ công tác đã yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra.
Video đang HOT
Người phụ nữ tên Thào Thị Chư (dân tộc Mông), không mang giấy phép lái xe, không mang đăng ký xe, cũng như giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, nên tổ công tác đã lập biên bản vi phạm và đưa xe mô tô của người vi phạm lên thùng xe ô tô của tổ công tác.
Chị Chư xin tổ công tác không xử phạt và xin được trả lại xe mô tô. Tổ công tác đã giải thích và yêu cầu người này ngày hôm sau đến Công an huyện Phù Yên để xử lý và lấy xe mô tô về.
Lúc này, chị Chư có biểu hiện giằng giật, không cho tổ công tác đưa xe mô tô lên thùng xe ô tô, dù đã được giải thích nhưng không nghe, lao vào thùng xe ô tô để lấy xe mô tô xuống.
Sau khi tổ công tác đưa ra khỏi xe ô tô, người phụ nữ này bất ngờ lao vào và có ý định cắn tổ trưởng Lường Hải Vinh. Theo phản xạ, ông Vinh đã đẩy chị Chư ra. Lúc này, do không đứng vững, nên chị Chư bị ngã ra đường. Theo tổ trưởng Vinh, việc đẩy chị Chư ra ngoài là do bản thân phòng vệ việc chị này có ý định cắn mình, chứ hoàn toàn không có mục đích gì khác.
Sau khi nghe tổ công tác báo cáo và xem đoạn video người dân đăng tải trên mạng xã hội, Chủ tịch UBND huyện Phù Yên Đào Văn Nguyên cho rằng, hình ảnh quay nhanh, không rõ tình tiết, yêu cầu Công an huyện xác minh, làm rõ hành vi.
Nếu cán bộ làm nhiệm vụ có sai phạm sẽ đề xuất hình thức xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn video một người phụ nữ dân tộc Mông được cho là ở xã Tân Lang, huyện Phù Yên bị CSGT đẩy ngã lăn ra đường trong lúc giải quyết vi phạm Luật giao thông đường bộ. Rất nhiều người đã bình luận bày tỏ sự không đồng tình với cách hành xử thiếu tôn trọng nhân dân của cán bộ CSGT./.
Theo Thu Thùy/VOV-Tây Bắc
Nuôi loài chuột lông mượt như nhung, hay ăn tre mía, bán 400 ngàn/kg
Anh Nguyễn Văn Huân, hộ đầu tiên nuôi dúi ở bản Kim Tân, xã Huy Bắc, huyện Phù Yên (Sơn La). Từ 10 cặp dúi giống ban đầu, nay anh Huân phát triển đàn dúi bố mẹ lên tới 200 con, duy trì đàn dúi thịt, dúi giống từ 300-400 con.
Dúi thịt anh Huân bán với giá 400.000 đồng/kg, dúi giống bán với giá 1,4 triệu đồng/cặp.
Nuôi dúi đã trở thành nghề "hái" ra tiền của một số hộ nông dân ở bản Kim Tân (xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), bởi không mất quá nhiều công và chi phí, mà tùy quy mô, các hộ nuôi dúi ở bản có thu nhập từ 200-500 triệu đồng/năm.
Khu nuôi dúi của gia đình anh Đặng Văn Phích, bản Kim Tân, xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Để "thực mục sở thị", chúng tôi đến mô hình nuôi dúi của gia đình anh Nguyễn Văn Huân, hộ đầu tiên nuôi dúi ở bản Kim Tân. Anh Huân chia sẻ: Nhận thấy nhu cầu sử dụng thịt dúi khá cao, nguồn cung cấp lại hạn chế, tôi quyết định chuyển sang nuôi dúi. Thức ăn cho dúi đơn giản, dúi dễ nuôi, bán được giá. Năm 2014, tôi về Trung tâm Nghiên cứu động vật hoang dã Trung ương đặt mua 10 đôi dúi sinh sản, nay đã phát triển lên 200 con dúi sinh sản. Ttôi duy trì nuôi từ 300-400 dúi giống, dúi thịt. Giá dúi thịt hiện nay khoảng 400 nghìn đồng/kg. Đối với dúi sinh sản, mỗi đôi bán 1,4 triệu đồng. Riêng năm 2018, nhà tôi xuất bán 600 con dúi giống và 400 con dúi thịt, lãi 500 triệu đồng.
Anh Đỗ Ngọc Thuần, một người nuôi dúi trong bản nói thêm: Nhà tôi nuôi dúi từ năm 2017 với 100 đôi. Đến nay, đàn dúi đã phát triển lên 200 dúi sinh sản và 100 dúi đực. Năm vừa qua, gia đình đã thu 200 triệu đồng từ tiền bán dúi.
Còn gia đình anh Đặng Văn Phích, người cùng bản, cũng nuôi dúi được 10 tháng. Do ít vốn nên chỉ nuôi 50 đôi dúi sinh sản, đã có vài con dúi đẻ. Dự kiến cuối năm 2019, tổng đàn dúi của gia đình sẽ tăng lên 200 con, trong đó 100 con sinh sản. Với lượng dúi như hiện tại, gia đình anh Phích chỉ đầu tư 10 triệu đồng làm chuồng trại và mua quạt hơi nước làm mát cho đàn dúi.
Theo các hộ nuôi dúi ở bản, trung bình một con dúi sinh sản đẻ 3 lứa/năm, mỗi lứa 3 con; nuôi 10 tháng dúi nặng khoảng 1,5 kg và có thể xuất bán. Thức ăn của dúi chủ yếu là cỏ voi, thân cây tre, cây mía, ngô hạt..., mỗi ngày chỉ cần cho ăn một lần, chất thải của dúi thu gom làm phân bón cho vườn cây.
Với 200 con dúi sinh sản chỉ cần 1.000 m2 đất trồng cỏ voi và mía làm thức ăn. Dúi có sức đề kháng cao, ít bị bệnh, chuồng nuôi có thể đổ xi-măng, ngăn chuồng bằng gạch ốp lát, rộng 50x50 cm cho 1 đôi dúi sinh sản. Dúi thích nghi với nhiệt độ dưới 30 độ C, có thể lắp thêm máy điều hòa khi nhiệt độ tăng hoặc dùng quạt hơi nước để giảm nhiệt. Hiện nay, bản Kim Tân đã có 5 hộ nuôi dúi sinh sản, hộ ít 50 đôi, hộ nhiều 200 đôi.
Dúi được nuôi theo cách dân dã, nên chất lượng thịt dúi thơm, ngon, giàu đạm, có thể chế biến nhiều món như: Lẩu dúi hoa chuối, rựa mận, xào tái lăn, hấp cả con, nướng... dù là đặc sản, nhưng giá mỗi con dúi thịt cũng chỉ từ 400.000 - 600.000 đồng, phù hợp với thu nhập nên dúi thịt của các hộ chăn nuôi bản Kim Tân luôn trong tình trạng "cháy hàng". Mô hình nuôi dúi ở bản Kim Tân mở ra thêm hướng đi xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân.
Theo Danviet
Theo Lò Luận (Báo Sơn La)
Hạn khốc liệt, sông Đà cạn trơ đáy, dân rồng rắn chật vật đi qua hồ Đã hơn 2 tháng nay, người dân dọc 2 bên bờ sông Đà đang sống trong cảnh đi lại chật vật kể từ khi nước sông Đà rút mạnh, trơ đáy làm giao thông bị ách tắc. Khu vực lòng hồ biến thành bãi bồi, đầy bùn và cát, nhiều phương tiện thuyền, bè bị mắc cạn, không thể lưu thông qua lại....