Xác minh thông tin tàu cá Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa
Ông Lê Hải Bình – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định như vậy tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 16/7.
Ông Lê Hải Bình nói: “Trong thời gian qua có một số thông tin về việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Ngay khi có những thông tin này, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tích cực xác minh cụ thể các tình tiết để có cơ sở đấu tranh về đối ngoại.
Chúng tôi khẳng định rằng Hoàng Sa và vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tái phán của Việt Nam, đồng thời là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi phản đối mạnh mẽ mọi hành động ngăn cản ngư dân Việt Nam hoạt động trên ngư trường truyền thống của mình”.
Nhiều lần tàu cá Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc rượt đuổi.
Trước đó thông tin trên nhiều tờ báo cho biết, tàu cá QNg 90559 TS của ngư dân Trương Văn Đức (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc đâm chìm, khiến 11 ngư dân rơi xuống biển.
Ngay sau khi nhận được thông tin của ngư dân báo về, ông Phùng Đình Toàn – Phó Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Hội Nghề cá Quảng Ngãi đã có văn bản gửi Hội Nghề cá Việt Nam và các bộ ngành liên quan về việc tàu cá QNg 90559 TS của ngư dân Trương Văn Đức, ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa.
Đây không phải là lần đầu tiên tàu cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, đe dọa và đâm hỏng ngay trong chính vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Video đang HOT
Vào tháng 5/2012, Trung Quốc còn ra cả lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông. Tại điểm đó, ông Lê Hải Bình cũng cho biết: “Chúng tôi kiên quyết phản đối quyết định vô giá trị này. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, phù hợp với các quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982″.
Đối với vấn đề, Trung Quốc kêu gọi Philippines từ bỏ nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông trước tòa án quốc tế để đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: “Lập trường của Việt Nam đối với những vấn đề liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982″.
Campuchia không đáp ứng thiện chí của Việt Nam
Đối với vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia, ông Lê Hải Bình cho biết, trong các công hàm trao đổi với Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Cơ quan phụ trách về Biên giới Campuchia cũng như tại cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp Phân giới cắm mốc tại Phnom Penh từ ngày 6-9/7 vừa qua.
Việt Nam đều đã khẳng định rõ tất cả các công trình Việt Nam xây dựng ở khu vực biên giới trong thời gian qua đều được tiến hành trong phần đất hiện tại đang do phía Việt Nam quản lý. Điểm 8, Thông cáo Báo chí chung Việt Nam – Campuchia ngày 17/1/1995 quy định “Hai bên thỏa thuận, trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, thì duy trì sự quản lý hiện nay; không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; giáo dục, không để nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh, trật tự biên giới”.
“Việt Nam đã tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận giữa hai nước về việc quản lý biên giới trong quá trình phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia”, ông Bình khẳng định.
Để tỏ thiện chí và nhằm tạo thuận lợi cho công tác phân giới, cắm mốc đang ở vào giai đoạn then chốt hiện nay, tại công hàm ngày 6/7/2015 gửi Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia và tại cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc.
Việt Nam đã chính thức đề nghị phía Campuchia cùng cam kết “không xây dựng công trình trong phạm vi 100m tính từ đường quản lý thực tế về mỗi bên tại các khu vực chưa phân giới, cắm mốc hoặc chưa hoàn thành hoán đổi theo Bản Ghi nhớ về việc điều chỉnh đường biên giới trên bộ đối với một số khu vực tồn đọng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia ký ngày 23/4/2011 (MOU). Nhưng rất tiếc phía Campuchia không đáp ứng đề nghị thiện chí đó của phía Việt Nam.
Ngọc Quang
Theo giaoduc
Đề xuất cấm đặt tên người vượt quá 25 chữ cái
Tên và chữ đệm của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường. Ảnh Dũng Nguyễn.
Không đặt tên nửa tây nửa ta
Làm việc với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 12/5 về Bộ luật dân sự sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, sau khi lấy ý kiến nhân dân, nhiều ý kiến đã đề nghị bổ sung nội dung: "Tên và chữ đệm của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái".
Việc đặt họ, tên và chữ đệm với các quy định mới được lý giải, tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng Nhà nước cũng cần phải đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này. Bên cạnh đó, việc đặt họ, tên và chữ đệm có nhiều trường hợp không phù hợp với tập quán, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, ví dụ quá dài, không thuần Việt mà cơ quan đăng ký hộ tịch phải đăng ký, không có lý do để từ chối. Đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam cũng phải có tên gọi Việt Nam.
Đồng tình với việc đặt tên không quá 25 chữ cái, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, thực tế thời gian qua một số phụ huynh đặt tên cho con quá dài, tới 30 - 40 chữ cái, gây ảnh hưởng đến việc làm hồ sơ sau này. Tuy nhiên, ông Hiển cũng đề nghị không nên quy định việc đặt tên với người không quốc tịch. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn văn Giàu thì thể hiện băn khoăn, khi xem các chương trình truyền hình thực tế, nhiều ca sĩ tên tây nhưng lại hoàn toàn là người Việt, cha mẹ người Việt. Theo ông Giàu, thực trạng này do quy định còn thiếu chặt chẽ, nên phải được khắc phục trong luật này.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, luật không cần phải quy định tên đệm, vì từ xưa tới nay khi ghi họ và tên thì đã được hiểu bao gồm cả chữ đệm, không cần phải sửa. Đồng tình với việc đặt tên theo tiếng Việt, nhưng theo bà Mai, không nên quy định quá cụ thể, cũng không nên quá áp đặt người dân phải đặt tên như thế nào để không trái Hiến pháp. Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng, không nên thêm quy định chữ đệm khi đặt tên. Nếu thêm vào sẽ phải thay đổi căn cước, thay đổi toàn bộ dữ liệu quốc gia về dân cư và không đồng bộ trong hệ thống pháp luật...
Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, việc quy định chữ đệm cả thế giới đang áp dụng chứ không riêng gì Việt Nam. Một số nước thậm chí còn bắt buộc phải lấy tên bố làm tên đệm. Bộ trưởng Cường mong muốn cần thiết phải có quy định này trong luật. Liên quan đến người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam, theo Bộ trưởng Cường, những trường hợp này được coi là người không thuộc công dân nước nào, lại sống ở Việt Nam nên phải đưa vào để quản lý theo luật của Việt Nam.
Chuyển giới: Nên để Quốc hội cho ý kiến
Bộ luật dân sự hiện hành và dự thảo Bộ luật lấy ý kiến Nhân dân chỉ quy định việc xác định lại giới tính mà không có quy định về chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Cường, qua tổng hợp ý kiến Nhân dân thì có hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, dự thảo Bộ luật cần bổ sung quy định thể hiện chính sách chung của Nhà nước ta đối với việc chuyển đổi giới tính để làm cơ sở cho luật khác. Loại ý kiến thứ hai đề nghị, Nhà nước ta không thừa nhận quyền này vì đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có thể làm phát sinh nhiều hệ lụy chưa thể lường trước được.
Trên cơ sở ý kiến Nhân dân, Chính phủ đã chỉ đạo bổ sung khoản 3 vào Điều 36 dự thảo Bộ luật với hai phương án: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của Luật và phương án hai - Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính.
Trước 2 loại ý kiến này, Bà Trương Thị Mai đề nghị tách ra thành hai vấn đề khác nhau thành quyền được xác định lại giới tính và quyền được chuyển đổi giới tính để tránh gây hiểu lầm. Theo bà Mai, việc chuyển đổi giới tính thường có hai loại: Thứ nhất là rối loạn định dạng giới (đàn ông nhưng lại cứ nghĩ là đàn bà và ngược lại) nên phải chuyển giới lại. Loại chuyển giới thứ hai là do ý thích. Trước khi quyết định việc này, bà Mai đề nghị cần đưa ra để Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.
Theo Dũng Nguyễn/ Tiền Phong
Lấy ý kiến nhân dân về Bộ luật Hình sự phải nghiêm túc, chính xác Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu này tại kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) chiều 15/7. Theo Phó Thủ tướng, đây là lần sửa đổi lớn với mục đích phát huy hơn nữa vai trò của Bộ luật Hình sự với tư cách là công cụ pháp...