Xác minh được thông tin giáo viên dùng lời thô tục chê bai học sinh
Thời gian vừa qua, dư luận đã không ngừng xôn xao, bàn tán trước thông tin một giáo viên dạy Ngữ văn tại Hà Nội bị tố dùng những từ thô tục để chê bai học sinh.
Đáng nói, thời điểm xuất hiện đoạn chat này, nữ học sinh bị bôi xấu mới chỉ học cấp 2, biết chuyện đã vô cùng đau lòng, xấu hổ.
Ngay khi vụ việc được lan truyền rộng rãi, phía nhà trường – nơi cô giáo từng giảng dạy đã phải lên tiếng xác minh sự thực.
Bạn của nữ sinh bị chê bai lên tiếng về sự thật. (Ảnh: Dân Trí)
Theo Dân Trí, vụ việc trên bị phơi bày khi một tài khoản tự nhận là bạn của nữ sinh bị chê bai đăng tải toàn bộ câu chuyện. Nội dung bài viết tố cáo một giáo viên dạy Ngữ văn lập nhóm chat, chê bai thậm tệ ngoại hình học trò của mình.
Đáng nói, qua những hình ảnh chụp lại đoạn tin nhắn, cô giáo này còn dùng những từ ngữ thô tục, phản cảm để miêu tả về nữ sinh. Chính vì vậy nên chỉ sau một thời gian ngắn đăng tải, bài đăng đã nhanh chóng làm “dậy sóng” dư luận.
Được biết, vụ việc trên đã xảy ra cách đây 4 năm trước. Nữ sinh bị cô giáo chê bai thậm tệ là H.L, nay đã lên lớp 11 và theo học tại một trường THPT trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội. Cô giáo có hành vi đáng xấu hổ trong vụ việc từng giảng dạy môn Ngữ văn suốt 3 năm cấp 2 của nữ sinh H.L.
Một trong những dòng tin nhắn chê bai nữ sinh. (Ảnh: Dân Trí)
Trong đoạn chat nói xấu này không chỉ có nữ giáo viên dạy Văn mà còn nhiều bạn học khác của nữ sinh H.L cũng tham gia. Sau nhiều năm, đến khi đã lên cấp 3, nữ sinh H.L mới biết đến vụ việc khi được một người bạn từng trong group chat chụp lại màn hình năm xưa cho xem.
Sau khi chứng kiến những lời lẽ thô tục từ bạn bè và cô giáo, H.L đã vô cùng tổn thương và suy sụp. Gia đình nữ sinh cũng vô cùng bức xúc khi biết con gái mình phải chịu những điều như vậy, nhất là khi người gây ra lại là chính cô giáo giảng dạy con.
Những lời lẽ thô tục đến từ chính bạn học. (Ảnh: Pháp Luật và Bạn Đọc)
Video đang HOT
Ngay khi nhận được phản hồi, phía nhà trường nơi nữ sinh theo học cấp 2 – cũng là nơi cô giáo trên từng giảng dạy đã phải lên tiếng xác minh thông tin. Chia sẻ với Dân Trí, cô Lưu Thị Miên, Hiệu trưởng Trường THCS Thạch Bàn (quận Long Biên) chia sẻ, do nữ giáo viên và học trò lập nhóm kín để chat riêng nên nhà trường không thể kiểm soát được.
Cô nói: “Có thể trong các cuộc nói chuyện, cô giáo và học sinh trêu đùa nhau, có những lời lẽ chưa chuẩn xác. Do vậy, nhà trường cần phải xác minh làm rõ”.
Bên cạnh đó, nữ Hiệu trưởng cho biết, cô giáo bị học sinh “tố” trên mạng xã hội là giáo viên hợp đồng của trường. Vào đầu tháng 6/2021, nhà trường đã chấm dứt hợp đồng với cô giáo này do đã có biên chế giáo viên môn Ngữ văn mới.
Trường THCS Thạch Bàn – nơi nữ giáo viên từng giảng dạy. (Ảnh: Confessions THCS Thạch Bàn)
Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị, chiều tối ngày 8/6, cô giáo trong vụ việc trên đã đến nhà nữ sinh H.L để xin lỗi. Cô lý giải do bản thân mới ra trường nên chưa nhận thức được rõ tầm nghiêm trọng của những câu nói đùa, dẫn đến hành vi đáng xấu hổ trên.
Cô cũng tình nguyện đưa nữ sinh đi khám tâm lý và chi trả toàn bộ tiền viện phí. Đồng thời, nữ giáo viên cam kết sẽ nhận hoàn toàn trách nhiệm.
Những lời chê bai có thể gây bất ổn tâm lý. (Ảnh: Đất Việt)
Việc dùng lời lẽ thô tục, phản cảm để chê bai người khác là hành vi rất đáng lên án. Bởi lẽ, nó có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng đến tâm lý của một con người, nhất là khi đối phương chỉ là nữ sinh cấp 2, đang trong giai đoạn trưởng thành.
Đáng ra, giáo viên phải là những người hướng dẫn, bảo ban các học sinh của mình, thế nhưng cô giáo trên lại đi ngược lại với vai trò và trách nhiệm nghề giáo. Chính vì vậy đã có rất nhiều người ủng hộ xử phạt nghiêm minh trường hợp của cô giáo này.
Những bình luận từ phía cộng đồng mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Hiện tại, vụ việc vẫn đang được xác minh và làm rõ. Về phía gia đình nữ sinh H.L, sau khi nhận được lời xin lỗi từ cô giáo, họ đã chấp nhận tha thứ, đồng thời cố gắng xoa dịu tâm lý của con.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Giao con cho em trai trông hộ, người mẹ "câm nín" khi nhìn thấy cảnh tượng trên cửa và loạt bài học cảnh tỉnh mà bố mẹ cần lưu tâm
Khi các mẹ được hỏi rằng, ai là người khiến họ không yên tâm nhất khi trông trẻ, câu trả lời chính là: "Bố đứa bé". Nhưng trên thực tế, có một đối tượng trông trẻ gây ra nhiều nguy hiểm hơn chính là những đứa trẻ ở tuổi vị thành niên.
Cách đây không lâu, một người phụ nữ đã chia sẻ câu chuyện của gia đình lên mạng xã hội. Người mẹ tên là Tiểu Lâm, sau khi đi làm về vô cùng bận rộn nên đã nhờ em trai đang học cấp 2 giúp trông con.
Trong mắt cô, đứa em tuy không phải quá trưởng thành nhưng ít nhất cũng biết giúp chị làm việc nhà, và đương nhiên, việc trông cháu cũng không quá khó khăn gì. Vì vậy, hôm đó, cô Lâm vừa về đã loay hoay vào bếp nấu ăn rồi giao con gái cho cậu em chăm sóc.
Ai ngờ, "ông cậu" lại là đứa trẻ mê chơi game, cậu cầm điện thoại di động, vừa bấm vừa cười, cô cháu kế bên cũng muốn cười tham gia. Thế nhưng, khi nghe cô cháu cười, cậu sợ bị ảnh hưởng đến tâm trạng chơi game, nên đã quay lại bỏ cháu gái vào chiếc túi ni lông rồi treo lên tay cầm của cánh cửa.
Thấy cậu treo mình lên, đứa trẻ không những không khóc mà còn cười rất tươi, và vẫn nhìn cậu chơi một cách say sưa. Sau khi cô Lâm nấu cơm xong và bước vào bế con thì chết lặng trước cảnh tượng này, và đương nhiên cô đã dạy cho cậu em một bài học về cách trông cháu.
May mắn thay, không có chuyện gì xấu xảy ra, và sau sự việc này cô Lâm không còn tin tưởng em trai mình nữa.
Dù các mẹ luôn có ấn tượng rằng, những ông bố là người chăm con nguy hiểm nhất nhưng trên thực tế, những ông chú, ông cậu nhỏ tuổi khi chăm trẻ lại có nhiều sự nguy hiểm hơn, có 3 lý do:
Thứ nhất, về vấn đề an toàn
Trước hết, những thanh thiếu niên dù có ý thức an toàn nhất định nhưng vẫn là những đứa trẻ chưa lớn hẳn, không thường xuyên chăm sóc trẻ em, vì vậy khó có thể chắc chắn rằng họ sẽ đem lại sự an toàn cho bọn trẻ. Chưa hết, những thanh thiếu niên này còn hoạt bát, nghịch ngợm, và chúng sẽ chủ động đưa trẻ vào môi trường nguy hiểm. Xét cho cùng, độ tuổi này còn khá nhỏ, suy nghĩ còn non nớt nên khó có thể kiểm soát hành động của mình.
Thứ hai, thanh thiếu niên quá ham chơi
Không ít những "ông cậu", "ông chú" ở tuổi ăn tuổi lớn vẫn là những đứa trẻ rất ham chơi. Nếu như các bậc cha mẹ để em mình chăm sóc bọn trẻ, thì rất có thể sẽ gặp phải tình huống như cô Lâm. Khi chúng đang rất vui vẻ trong thế giới của mình, thì sẽ bỏ qua sự tồn tại của trẻ em bên cạnh. Việc đưa trẻ cho chúng chăm sóc vô tình làm tăng nguy cơ mất an toàn cho trẻ, một khi sự cố xảy ra thì hậu quả có thể rất nghiêm trọng.
Thứ ba, có sự chênh lệch về nhận thức
So với người lớn, chắc chắn những đứa trẻ chưa trưởng thành sẽ không có kỹ năng chăm sóc trẻ nhỏ, chúng có những sai lệch về nhận thức, sẽ không thể xử lý nếu như lỡ gặp bất trắc gì đó.
Trước đây, có một câu chuyện như thế này xảy ra ở Nam Ninh, Trung Quốc. Người mẹ vào bếp nấu ăn, còn bố thì đi tắm, chỉ còn lại chị gái 3, 4 tuổi ở phòng khách chơi với cậu em trai vừa tròn 1 tháng tuổi. Tưởng chừng chị em hòa thuận nhưng không lâu sau, chị gái lấy một món đồ chơi cứng và bắt đầu nhét vào miệng đứa em.
May mắn thay, mẹ đã chạy đến phòng khách kịp thời sau khi nghe tiếng khóc của đứa con trai nhỏ và ngăn hành động của con gái lớn kịp lúc, nếu không hậu quả sẽ rất khó lường.
Chăm sóc con cái không phải là việc dễ dàng, bố mẹ không nên nghĩ đến chuyện "tiện" , dù sao thì sự an toàn của con là điều cần phải đặt lên hàng đầu, nếu đứa trẻ có chuyện gì thì bố mẹ sẽ ân hận cả đời.
Chuyện tình thu hút 58 nghìn like của cặp đôi "em chưa 18": Cảm nắng từ hồi cấp 2, bố mẹ chấp nhận mối quan hệ với điều kiện duy nhất! "Mẹ cũng hào phóng lời khen, khen Phước đẹp trai, học giỏi rồi chê mình chẳng hiểu sao mà được Phước để mắt đến", Hoàng Khanh chia sẻ. Nhiều người luôn mặc định tư tưởng rằng trẻ con bồng bột trong tình yêu, còn nhỏ thì chưa đến "tuổi yêu". Thế nhưng thực tế, thế hệ Gen-Z có cách thức yêu đương cũng...