Xác lập kỷ lục cho tô mì Quảng khổng lồ
Trung tâm Kỷ lục sách Việt Nam – Vietkings cho biết, đơn vị này vừa xác lập kỷ lục cho Tô mỳ Quảng lớn nhất Việt Nam vào lúc 11h30 ngày 19/3/2012.
Trước đó, vào sáng 29.3, 10 người gồm đầu bếp, phụ bếp… đã nấu một tô mì Quảng lớn với các thành phần nguyên liệu: 10 con gà (gà quê Quảng Nam), 4 lít dầu phụng, 2kg đậu phụng, 10 cái bánh tráng nướng (mỗi chiếc có đường kính khoảng 50cm), 1kg hành khô, 1kg củ nén, 1kg nghệ bột, 5kg búp chuối non, 10kg rau sống (quế trắng, cải con, xà lách, hành lá), 50kg mì Quảng và đặc biệt có 2 quả trứng đà điểu. Tô mì được nấu trong 5giờ từ 5 giờ đến 10 giờ và phục vụ cho 150 người ăn.
Tô mì quảng khổng lồ được chia cho 150 người ăn
Bên cạnh tô mì Quảnglà 1 đôi đũa bằng tre dài 90cm, 1 cái đĩa (đường kính 100cm) đựng rau sống, 1 cái đĩa (đường kính 100cm) đựng bánh tráng nướng. Trước đó, để có được tô mì Quảng này những người thợ làng nghề truyền thống đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) trong 15 ngày đã dùng gang để làm thành.
Mì Quảng là nét ẩm thực đặc trưng và là món ăn khó quên của xứ Quảng. Mì Quảng không giống như phở Hà Nội, cũng chẳng giống bún Huế mà có vị đậm đà của nước dùng (nước Nhưn), mùi thơm của hành ngò cùng vị vừa bùi vừa béo của đậu phộng. Tô mì quảng do Trung tâm thương mại Dragon Vĩnh Trung thực hiện nhằm chào mừng kỷ niệm 37 năm giải phóng Đà Nẵng.
Dưới đây là hình ảnh các công đoạn làm nên tô mỳ Quảng khổng lồ:
Đổ rau vào tô
Video đang HOT
Tiếp đến là cho mì vào
Sau đó cho thịt gà vào tô
Kế tiếp là trứng đà điểu
Rắc đậu phộng cho béo
Cho hành ớt chanh vào cho đậm đà
Thêm bánh tráng giòn thơm
Cuối cùng là chế nước nhưn lên
Đại diện Vietkings kiểm định lại kỷ lục trước khi công nhận
Theo VNN
Chiếc nón lá bài thơ lớn nhất Việt Nam
Nón lá là một nét duyên của xứ Huế, bởi hàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che mưa, gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế, mà "nón bài thơ" đã trở thành một sản vật văn hóa của đất thần kinh.
Làng nón Mỹ Lam (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) là một làng nghề truyền thống. Nơi đây từ lâu, vào những buổi nông nhàn có hàng trăm người dân chuyên tâm trong việc làm nón lá. Đặc điểm nón lá của làng nói riêng và của xứ Huế nói chung là lồng những câu thơ cùng những thắng cảnh biểu tượng của Huế nằm chìm giữa hai lớp lá.
Chiếc nón lá bài thơ xứ Huế
Nhân kỷ niệm một năm thành lập, nhà hàng Nón Lá (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) đã ra Huế tìm gặp những người thợ của làng nón Mỹ Lam. Ông Thái Đô, một người làm nón lâu năm, cùng 9 người trong làng đã nhận lời thực hiện. Công việc bắt đầu từ 4/12/2011, hoàn thành 13/1/2012. Chiếc nón có đường kính 2,75m, cao 1,6m, chu vi, 8,63m.
Để làm chiếc nón lá, những người thợ đã dùng tre, lá xanh (tìm trên núi Ngự Bình), cước, sau đó trải qua 14 công đoạn (hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng...) để lợp 800 chiếc lá lên 52 vành nón (vành này cách vành kia 4,5cm). Trong đó, chằm lá vào vành là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi người thợ phải có sự cần mẫn khéo léo để đường kim, mũi cước thẳng, đều mềm mại theo độ cong của vành nón.
Những người thợ đã đặt ẩn bên trong 2 câu thơ: Sông Hương uốn khúc trữ tình, Trường Tiền soi bóng, Ngự Bình thông reo / Tiếng chuông Linh Mụ ngân dài, Văn Lâu thơ mộng, chờ ai một mình. Đây là 2 câu lục bát của ông Thái Đô viết về thắng cảnh của xứ Huế. Bên cạnh hai câu lục bát là những hình ảnh gắn với Huế. Như: sông Hương, cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, phu Văn Lâu. Hai câu lục bát củng những hình ảnh hiện rõ một cách cân đối khi người xem đứng vào bên trong và soi chiếc nón lên trước ánh mặt trời. Chiếc nón này nặng 30kg.
Những hình ảnh quen thuộc về Huế và các câu thơ được lồng bên trong chiếc nón rất đẹp
Kỷ lục được công bố vào lúc 9 giờ ngày 24/3/2012
Theo VNN
Nem lụi xứ Quảng Chỉ với những nguyên liệu hết sức quen thuộc cùng cách chế biến đơn giản nhưng bằng sự tài tình, khéo léo và tinh tế của mình, người Quảng đã tạo nên món nem lụi thơm ngon, được nhiều du khách cũng như những người sành ăn lựa chọn mỗi khi mùa lạnh đến. Nem lụi xứ Quảng có thể được làm từ...