Xác không đầu nghi chị Huyền: Mẹ linh cảm là con gái mình
Trong lúc đi bắt tôm, một người dân phát hiện ra thi thể nữ giới đang trong thời kì phân hủy. Rất đông người dân cho rằng đây là xác của nạn nhân vụ Cát Tường.
Theo tin tức trước đó, khoảng 9h sáng 18/7, anh Nguyễn Văn Hùng, ở bến đò Văn Đức, Gia Lâm (Hà Nội) trên đường đi bắt tôm dọc sông Hồng đã phát hiện một chiếc bọc nổi lập lờ ven bờ. Tò mò lại gần, anh phát hiện bên trong là một xác chết không đầu, cánh tay rời ra.
Anh Hùng hốt hoảng chạy về nhà ở khu vạn đò gần đó kể lại cho mọi người. Một số người hàng xóm, trong đó có bác Nguyễn Văn Vân, Nguyễn Văn Dũng – là những người từng tham gia tìm xác chị Huyền – nạn nhân vụ Cát Tường cách đây 9 tháng đã nhớ ra câu chuyên nan nhân Lê Thị Thanh Huyền (40 tuổi) ở Hàng Thiếc, Hà Nội, đến nay chưa tìm thấy xác, đã thông báo vụ việc cho cơ quan chức năng.
1 giơ sau, cơ quan công an đã có mặt tại hiện trường. Mẹ, chồng, dì ruột và một số người thân của chị Huyền cũng có mặt phối hợp cùng cơ quan chức năng nhận dạng xác chết không đầu. Khu vực phát hiện xác chết cách bến đò Văn Đức chừng 1km và cầu Thanh Trì khoảng 4km đường sông hẻo lánh bỗng chốc trở thành tâm điểm chú ý của nhiều người dân quanh vùng.
Có mặt tại hiện trường, PV được chủ đò Nguyễn Văn Dũng chở đến tiếp cận hiện trường từ phía bờ sông. Đó là một tử thi đang ở giai đoạn phân hủy cuối, nằm lạnh lẽo bên bờ cát.
Theo bác Nguyễn Văn Dũng, anh Hùng người đầu tiên phát hiện vụ việc đã sợ đến mức nằm trong thuyền không dám ra ngoài kể từ 9h sáng cho đến khi có rất đông người đi ra khu vực tìm thấy xác chết.
Anh Hùng có kể lại với những người hàng xóm, đặc điểm phát hiện xác chết là nữ giới, mặc áo trắng ngả màu có hoa, quần đen phần bụng như có vết rạch và đặc biệt rất nhiều ximăng đóng cục còn vương lại trên quần áo.
Từ đặc điểm nhận dạng ban đầu này, ai cũng đinh ninh xác chết không đầu chính là nạn nhân của Lê Thị Thanh Huyền bị mất tích bí ẩn trong vụ việc Thẩm mỹ viện Cát Tường.
Người nhà mong sớm giám định AND xác chết
Ngày phát hiện xác chết không đầu có đặc điểm giống với nạn nhân vụ thẩm mĩ Cát Tường là gần tròn 9 tháng kể từ khi chị Lê Thị Thanh Huyền bị mất tích. Nếu đúng chị Huyền bị ném xuống sông như bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường khai nhận, sẽ không ai tin một xác chết ở dưới sông đã 9 tháng mà không phân hủy?
Người dân tụ tập rất đông ở khu vực phát hiện xác chết nghi là xác chị Huyền.
Video đang HOT
Đem thắc mắc này hỏi bác Nguyễn Văn Vân, bác Nguyễn Văn Dũng – là những người sinh sống trên sông Hồng từ bé – chúng tôi được giải thích như sau: Trong trường hợp xác chết bị vùi xuống cát ở một độ sâu nhất định thì môi trường lạnh của sông nước sẽ làm xác chết rất khó phân hủy.
Nếu như các cơ quan chức năng xác định là đã tìm thấy xác chị Huyền bằng các phương pháp khoa học, thì trường hợp này cũng không phải là nạn nhân nằm ở đáy sông lâu nhất.
Theo bác Vân và bác Dũng, trước đây ở khu vực bến đò Văn Đức đã tìm thấy xác một anh bộ đội bị tai nạn mất tích trên sông Hồng khu vực Sơn Tây. Vào thời điểm được thông báo mất tích so với lúc tìm thấy xác là khoảng 1 năm, lúc này xác chết không còn gì nhiều, chỉ còn nhận ra ở đôi giầy và một phần áo quần. Hay như trường hợp có bà cụ ngoài 80 phẫn uất con cháu, nhảy cầu Vĩnh Tuy và tháng sau được tìm thấy ở cầu Yên Lệnh, Hưng Yên trong tình trạng xác vẫn chưa phân hủy hoàn toàn…
Có mặt tại khu vực tìm thấy tử thi không đầu, mẹ đẻ chị Lê Thị Thanh Huyền là bà Nguyễn Thị Hiền cho biết, theo linh cảm người xấu số chính là con gái, nhưng vì quần áo mặc trên người đã thay đổi màu nên chưa dám khẳng định. Bà Hiền cho biết, rất mong cơ quan chức năng sớm đưa ra kết luận giám định AND để gia đình còn yên tâm lo phần hậu sự cho chị Huyền.
Hiện tại cơ quan chức năng chưa đưa ra bất kỳ nhận định nào về vụ việc này.
Theo báo Lao Động
Vì sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình chọn Vũng Chùa - Đảo Yến?
Xét về phong thủy, Vũng Chùa - Đảo Yến (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) có thế tựa lưng vào núi, mặt hướng ra Biển Đông là nơi đắc địa để an nghỉ ngàn thu.
Bà Võ Hạnh Phúc, con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp Đại tướng cho biết, ban đầu, ông có ý định về căn cứ địa Việt Bắc (ở Thái Nguyên) hoặc ở đâu đó vùng Sơn Tây cho gần Bác Hồ.
Tuy nhiên, sau nhiều lần về thăm quê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chọn Vũng Chùa - Đảo Yến làm nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Đại tướng quyết định việc này từ năm 2006.
Thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Vũng Chùa - Đảo Yến là danh thắng nổi tiếng nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Nơi đây cách đèo Ngang 10 km về phía Nam và cách quốc lộ 1 chỉ hơn 2 km về phía biển Đông.
Nằm bên vịnh nước sâu Hòn La, dưới chân Đèo Ngang hùng vĩ, Vũng Chùa là bãi biển sạch, cát trắng trải dài, được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. So với nhiều bãi biển khác, Vũng Chùa thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và yên bình.
Khu vực biển Vũng Chùa - Đảo Yến (nhìn từ hình ảnh vệ tinh) thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) nằm trong khu vực khu công nghiệp cảng biển Hòn La, dưới chân Đèo Ngang (giáp ranh Hà Tĩnh - Quảng Bình). Khu vực này được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, là nơi được chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn từ nhiều năm trước.
Vũng Chùa - Đảo Yến được hợp thành bởi hai địa danh là bãi biển Vũng Chùa nằm ở đất liền và Đảo Yến cách đất liền khoảng 15-20 phút đi thuyền. Vũng Chùa là một vũng biển nhỏ, có bờ cát trắng và bằng phẳng, sóng êm dịu, được hình thành bởi một triền núi đá đâm ra biển, người dân địa phương gọi là mũi Rồng. Địa điểm an táng Đại tướng ở lưng chừng triền núi phía nam mũi Rồng, cách ngọn mũi Rồng khoảng 1km.
Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên mênh mông và thơ mộng, địa thế lý tưởng về phong thủy 'tọa sơn vọng thủy'. Các chuyên gia cho rằng, vùng đất an táng Đại tướng đạt được tiêu chí thế đất Tứ Tượng bao gồm Huyền Vũ (rùa đen) ở phía sau (Đèo Ngang); Thanh Long (rồng xanh) là ngọn đồi phía trái (một phần của Đèo Ngang); Bạch Hổ (hổ trắng) là địa hình thấp hơn ở phía tay phải và Chu Tước (chim sẻ đỏ) là gò đồi nhỏ phía trước mặt (đảo Yến, trước biển).
Đảo Yến nhìn từ bãi biển Vũng Chùa, gồm hai đảo nhỏ dính liền nhau, có tổng diện tích hơn 10ha, trên đảo có nhiều hang nên chim yến tìm về làm tổ, cách mũi Rồng hơn 2km. Nhờ thế đất quý lưng dựa núi mặt nhìn ra biển nên khí tốt từ trên núi xuống sẽ tụ lại ở biển, biến khu này thành một hồ khí lớn.
Phía nam mũi Rồng là biển, phía bắc là đất liền, nơi có khu kinh tế và cảng biển Hòn La.
Khung cảnh bình minh và hoàng hôn trên đảo đẹp huyền ảo.
Với địa thế cong hình cánh quạt, lại được bao bọc bởi 3 đảo là Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm (đảo Yến) nên khu vực biển Vũng Chùa khá kín gió. Vì vậy, dù hướng mặt ra biển Đông nhưng sóng ở đây không ào ạt xô bờ mà nhẹ nhàng như vỗ về bờ cát. Đây cũng là lý do nhiều tàu thuyền neo đậu ở Vũng Chùa trong những ngày gió bão.
Cách Vũng Chùa không xa là đảo Nồm, tên gọi theo hướng gió. Do là nơi cư trú của rất nhiều chim yến nên người dân địa phương gọi là đảo Yến. Từ Vũng Chùa ra đảo Yến chỉ mất hơn 20 phút đi thuyền. Không gian ở đảo khoáng đạt vô cùng.
Khu vực biển Vũng Chùa rất kín gió, với nước biển xanh ngắt và cát trắng mịn.
Tuy nhiên, con đường dài khoảng 3 km từ Quốc lộ 1A vào thì chưa thuận tiện, đường nhỏ và nước đọng.
Trước khi chọn Vũng Chùa - Đảo Yến làm nơi an nghỉ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và gia đình còn cân nhắc thêm 2 địa điểm khác là quê nhà Lệ Thủy và Phong Nha - Kẻ Bàng.
BTV (tổng hợp)
Theo infonet
Dòng người đến viếng Đại tướng như dài thêm... Sang ngày thứ ba viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng (ngày 9.10), dòng người đến ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) như dài thêm... Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp Dòng người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn không dứt Nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, tối 8.10, bà Nguyễn Thị Tâm, quê...