Xác định “thủ phạm” gây ô nhiễm không khí ở TP.HCM
Khí thải từ 10 triệu xe máy, ô tô và 1.000 nhà máy lớn, bụi từ hoạt động xây dựng liên tục khiến không khí TP.HCM ô nhiễm nặng.
20 ngày sau khi tình trạng ô nhiễm không khí diễn ra nghiêm trọng tại TP.HCM, ông Cao Tung Sơn – Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường ( Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) đã chính thức thông tin đến báo chí về tình hình chất lượng môi trường trên địa bàn.
Theo ông Sơn, trong thời gian vừa qua, tình hình ô nhiễm môi trường không khí diễn biến khá phức tạp, đặc biệt trong khoảng thời gian từ ngày 18/9 – 25/9, xuất hiện hiện tượng mù quang hóa gây cản tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đây là hiện tượng tự nhiên thường xảy ra ở những TP lớn, và một phần do hoạt động giao thông đô thị, xả thải của người dân TP tạo nên.
Ông Cao Tung Sơn – Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thông tin về tình hình ô nhiễm không khí tại TP.HCM.
Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang triển khai quan trắc chất lượng môi trường không khí hàng tháng tại 30 vị trí quan trắc với tần suất 10 ngày trong tháng vào 2 thời điểm (7h30 – 8h30 và 15h00 – 16h00).
Kết quả quan trắc ô nhiễm không khí 9 tháng đầu năm 2019 cho thấy, ô nhiễm chất lượng không khí trên địa bàn TP.HCM chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các hoạt động giao thông gây ra, với 50,8% số liệu bụi lơ lửng và 93,9% số liệu mức ồn quan trắc được tại 19 vị trí giao thông vượt quy chuẩn cho phép (QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn).
Nồng độ các chất ô nhiễm quan trăc đươc tại các vị trí Cát Lái, ngã tư Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh, Gò Vấp, An Sương, Bình Phước luôn cao và thường xuyên vượt quy chuẩn. Trong đó, vị trí Cát Lái (tại vòng xoay Mỹ Thủy) có nồng độ các chất ô nhiễm cao nhất với 99% số liệu bụi lơ lửng và 100% số liệu ồn quan trắc được trong 9 tháng đầu năm 2019, vượt quy chuẩn cho phép.
Nhìn chung nông đô cac chât ô nhiêm quan trăc đươc tai 30 vi tri quan trăc trong 9 tháng đầu năm 2019 co xu hương tăng so vơi 9 tháng đầu năm 2018.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, theo ông Sơn, đến từ 3 nguồn: hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp và xây dựng. Trong đó, ô nhiễm từ giao thông là lớn nhất bởi TP.HCM hiện có khoảng 10 triệu phương tiện (7,6 triệu xe máy, 700.000 ôtô, còn lại là xe của người tỉnh thành khác mang vào); 37 điểm thường xuyên kẹt xe… nên lượng khí thải độc hại ra môi trường là rất lớn.
Hiện tượng mù quang hóa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân TP.HCM
Video đang HOT
Về hiện tượng mù quang hóa, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đây là một dạng ô nhiễm không khí xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển, sinh ra do ánh sáng mặt trời tác dụng lên các loại khí thải tạo nên những hợp chất có hại cho sức khỏe con người, làm giảm tầm nhìn.
Tại TP.HCM, mù quang hóa thường hình thành trong các ngày diễn ra hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ mạnh mẽ làm giảm khả năng hòa trộn, phát tán ô nhiễm dẫn đến việc tích tụ, đặc biệt trong khu vực nội thành.
Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ vào khoảng tháng 9, 10 hoặc tháng 1 hàng năm, kéo dài trong khoảng 6 – 7 ngày.
Để giảm thiểu ô nhiễm, ông Sơn cho biết, trong thời gian tới sẽ kiêm soat ô nhiêm không khi do giao thông, do các hoạt động công nghiệp, như kiểm kê các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí từ các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ.
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm; tăng cường kiểm tra giám sát các nguồn thải mà đặc biệt là các nguồn thải lớn phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường để giám sát.
Bên cạnh đó, tiếp tục công bố các số liệu quan trắc môi trường, đặc biệt là môi trường không khí lên các bảng điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhằm nâng cao năng lực quan trắc môi trường.
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cũng khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hạn chế ra bên ngoài, tham gia giao thông hay các hoạt động ngoài trời. Nếu có nhu cầu ra ngoài, người dân cần trang bị khẩu trang, đeo kính che mắt, hạn chế sử dụng nước mưa, tránh phơi thực phẩm ngoài trời.
Chí Tâm
Theo Congly
Nơi nào của Sài Gòn 'đội bảng' ô nhiễm không khí
Quan trắc không khí tại 30 vị trí cho kết quả ô nhiễm không khí nặng nhất là vòng xoay Mỹ Thủy (quận 2, TP.HCM) với 99% số liệu bụi lơ lửng, 100% ồn, vượt quy chuẩn cho phép.
Sau gần một tháng TP.HCM xảy ra đợt ô nhiễm không khí nặng và kéo dài, Sở Tài nguyên & Môi trường (TNMT) đã chính thức họp báo, công bố diễn biến hiện tượng mù quang hóa và tình hình chất lượng môi trường không khí.
Ông Cao Tung Sơn - Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Sở TN&MT chủ trì buổi họp báo cho biết trong tháng 9, đơn vị tổ chức 30 vị trí quan trắc thì có 19 vị trị điểm ô nhiễm không khí vượt quá quy chuẩn cho phép.
Quang cảnh buổi họp báo chiều 9/10
"Nồng độ các chất ô nhiễm quan trăc đươc tại các vị trí Cát Lái, ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, Gò Vấp, An Sương, Bình Phước luôn có giá trị cao và thường xuyên vượt quy chuẩn.
Trong đó, vị trí Cát Lái (tại vòng xoay Mỹ Thủy) có nồng độ các chất ô nhiễm cao nhất với 99% số liệu bụi lơ lửng và 100% số liệu ồn quan trắc được trong 9 tháng đầu năm 2019 vượt quy chuẩn cho phép"- ông Sơn thông tin.
Ông Sơn cũng khẳng định, tình hình ô nhiễm không khí thời gian qua diễn biến khá phức tạp, đặc biệt trong khoảng từ ngày 18 - 25/9/2019, xuất hiện hiện tượng mù quang hóa gây cản tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Theo ông Sơn, hiện tượng mù quang hóa là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả một dạng ô nhiễm không khí xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển, sinh ra do ánh sáng mặt trời tác dụng lên các loại khí thải tạo nên những hợp chất có hại cho sức khỏe con người, làm giảm tầm nhìn.
Tại TP.HCM, "mù quang hoá" thường được hình thành trong các ngày diễn ra hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ mạnh mẽ làm giảm khả năng hòa trộn, phát tán ô nhiễm dẫn đến việc tích tụ ô nhiễm, đặc biệt trong khu vực nội thành.
Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ vào khoảng tháng 9, 10 hoặc tháng 1 hàng năm, kéo dài trong khoảng 6 - 7 ngày.
Mù quang hóa gây ô nhiễm nặng ở TP.HCM trong tháng 9 vừa qua
Nguyên nhân là do hoạt động của dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh khuếch tán sâu xuống phía Nam khiến thời tiết tại TP.HCM luôn ở trạng thái nhiều mây, không có nắng, nền nhiệt thấp, có mưa gián đoạn trên diện rộng, độ ẩm không khí cao và trong khí quyển có các hạt nhân ngưng kết khiến hơi nước bám vào nên xuất hiện sương mù.
Ngoài ra, do trời không nắng, không có đủ bức xạ làm nóng mặt đất, tạo ra lớp nghịch nhiệt làm cho các khí ô nhiễm.
Kết quả quan trắc tại 30 vị trí quan trắc môi trường không khí từ ngày 03/9 đến 20/9 cho thấy có sự gia tăng đột biến các chất ô nhiễm (NO2, SO2, CO, bụi lơ lửng, PM10, PM2.5) trong các ngày 18 - 20/9/2019, cao nhất là ngày 20/09, với mức tăng các chất ô nhiễm lần lượt là: Bụi lơ lửng tăng 2,19 lần, NO2 tăng 1,41 lần, CO tăng 1,4 lần, PM10 tăng 1,9 lần, PM2.5 tăng 2,2 lần và nồng độ các chất ô nhiễm giữa thời điểm buổi sáng và buổi chiều không có sự chênh lệch cao.
Đặc biệt các thông số bụi lơ lửng, PM10, PM2.5 có tỷ lệ vượt chuẩn tăng cao trong ngày 20/9 với các mức lần lượt là 50%, 25%, 50%.
Ông Cao Tung Sơn - Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường
Ô nhiễm không khí cao nhưng cảnh báo chậm đến người dân?
Lý giải về việc thông tin cảnh báo ô nhiễm chậm, ông Sơn cho biết hiện nay TP chưa có trạm quan trắc tự động và tất cả đều phải làm thủ công gián đoạn.
"Chúng tôi phải lấy mẫu, đem mẫu đi phân tích đánh giá rồi mới có kết quả. Từ kết quả này chúng tôi cung cấp cho phía Trung tâm quản lý hầm sông Sài Gòn để đưa thông tin các chỉ số môi trường lên bảng thông tin điện tử. Việc này mất nhiều công đoạn, thời gian nên mới dẫn đến việc chậm trễ trong công tác cảnh báo ô nhiễm"- ông Sơn nói.
Ông cũng thông tin, trong năm 2020, TP sẽ đầu tư 9 trạm quan trắc tự động. Đến năm 2030 sẽ hoàn chỉnh hệ thống quan trắc với 18 trạm quan trắc cố định và 1 di động nhằm dự báo, thông tin kịp thời các chỉ số môi trường đến người dân TP.
Ông cũng nhìn nhận phương thức quan trắc hiện nay đang trở thành hạn chế trong việc việc truyền tải thông tin đến người dân. Trong thời gian tới, trung tâm sẽ cố gắng tối đa trong việc xử lý số liệu, phân tích cụ thể các chỉ số ô nhiễm để chuyển đến người dân sớm nhất.
Đồng thời, trung tâm khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hạn chế ra bên ngoài, tham gia giao thông hay các hoạt động ngoài trời. Nếu có nhu cầu ra ngoài, người dân cần trang bị khẩu trang, đeo kính che mắt, hạn chế sử dụng nước mưa, tránh phơi thực phẩm ngoài trời.
Tuấn Kiệt
Theo Vietnamnet
TP.HCM: Các chất ô nhiễm tăng đột biến trong thời gian qua Đặc biệt ngày 20/9 mức tăng các chất ô nhiễm lần lượt là: Bụi lơ lửng tăng 2,19 lần, NO2 tăng 1,41 lần, CO tăng 1,4 lần, PM10 tăng 1,9 lần, PM2.5 tăng 2,2 lần và nồng độ các chất ô nhiễm giữa thời điểm buổi sáng và buổi chiều không có sự chênh lệch cao. Các tòa nhà cao tầng tại trung...