Xác định nguyên nhân vụ lật tàu hỏa 3 người chết ở Huế
Lực lượng chức năng vừa xác định nguyên nhân ban đầu trong vụ tàu hỏa đâm ô tô tải ở Huế khiến 3 người tử vong, 4 người bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn giữa tàu hỏa và ô tô tải ở Huế
Chiều 21/2, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cho hay, nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ tai nạn xảy ra ở Huế được xác định là do lái xe ô tô không chú ý quan sát khi đi qua đường sắt. Đoạn đường xảy ra tai nạn là đường ngang được phòng vệ bằng biển báo.
Ngay sau khi xảy ra tai nạn, lãnh đạo ngành đường sắt đã có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ, khắc phục hậu quả vụ tai nạn. Đồng thời, động viên, hỗ trợ gia đình Trưởng an ninh tàu SE2, Phạm Hồng Phượng (nạn nhân bị chết trong vụ tai nạn) số tiền 10 triệu đồng.
Theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đến 9h50 phút sáng 21/2, đường sắt Bắc – Nam, đoạn qua khu gian Lăng Cô – Cầu Hai chính thức thông tuyến. Ngoài thiệt hại về người, vụ tai nạn làm hư hỏng 1 đầu máy, 1 xe bưu vụ – phát điện, 4 toa xe khách, hư hỏng nặng hơn 100m đường sắt.
Ngành đường sắt phải hủy chuyến một đoàn tàu khách (số hiệu SE20); hủy 4 đoàn tàu hàng và 6 đoàn tàu hàng chuyên tuyến phải nằm chờ tại các ga dọc đường.
Video đang HOT
Cũng trong chiều 20/2, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện chuyển tải 2.500 hành khách về ga Huế an toàn và chuyển tiếp lên tàu khác ra Hà Nội.
Trước đó, vào khoảng 14h, ngày 20/2, đoàn tàu khách SE2 đi đến Km 738 245, thuộc xã Lộc Tiến, huyện Phù Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã va chạm với xe ô tô tải chở đá biển số 75C-02691.
Vụ va chạm khiến 3 người chết tại chỗ (1 lái xe, 1 phụ lái xe và 1 nhân viên đường sắt) và 4 người khác bị thương nhẹ gồm lái tàu, phụ lái tàu và 2 hành khách đi trên đoàn tàu SE2. Tuyến đường sắt Bắc Nam tê liệt.
Theo Danviet
Thứ trưởng Giao thông: Tai nạn đường sắt do lái xe ôtô thiếu quan sát
Từ đầu năm 2017 đến nay đã xảy ra hàng chục vụ tai nạn giao thông liên quan đến tàu hỏa, phần lớn do người dân vi phạm quy định khi đi qua giao cắt đường sắt - đường bộ.
Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Ngọc Đông cho biết, khu vực đường ngang tại Lộc Thủy (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) nơi xảy ra vụ tàu hỏa đâm ôtô ngày 20/2 có mật độ phương tiện không cao, nên ngành đường sắt đã lắp đặt biển cảnh báo.
"Mặc dù có biển cảnh báo song lái xe ôtô thiếu quan sát tàu hỏa khi vượt qua đường sắt nên đã xảy ra vụ tai nạn thảm khốc", ông Đông nói.
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông, lâu nay hệ thống cảnh báo tự động hoặc rào chắn có người gác thường chỉ được được đặt tại các đường ngang có mật độ lưu thông phương tiện cao.
"Mong muốn của ngành là lắp đặt hết các rào chắn tự động tại đường ngang. Song hiện có hàng nghìn điểm giao cắt với đường bộ, chi phí lắp đặt toàn bộ khá tốn kém nên chúng tôi phải làm từng bước", Thứ trưởng Đông nói và thông tin thêm, ngành đường sắt sẽ rà soát, đánh giá lại hiện trạng khu vực đường ngang trên để có biện pháp cảnh báo tàu hiệu quả hơn.
Hiện trường vụ tai nạn đường sắt làm 3 người chết ngày 20/2. Ảnh: Nguyễn Đông
Theo Tổng công ty Đường sắt VN, từ ngày 1/1 đến 4/2 đã xảy ra 43 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 19 người, bị thương 38 người. Bộ Giao thông đã phải họp khẩn bàn các biện pháp phòng ngừa tai nạn vào đầu tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên, đến ngày 20/2 lại xảy ra vụ tàu đâm xe ben ở Huế.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay, phần lớn các vụ tai nạn xảy ra do người dân vi phạm quy định khi lưu thông qua giao cắt đường sắt - đường bộ. Trong khi đó hiện có tới 5.800 điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ; trong 30 ngày kể từ đầu năm 2017, 80% số vụ tai nạn đường sắt xảy ra tại các điểm giao cắt này.
Thời gian tới, Thứ trưởng Đông cho rằng, ngành đường sắt sẽ phải khẩn trương làm việc với các địa phương, thống nhất công tác cảnh giới qua đường ngang; tăng mức độ cảnh báo tàu bằng các giải pháp kỹ thuật như lắp gương lồi, tăng cường tín hiệu ánh sáng trên đầu máy và tại các điểm giao cắt để dễ nhận biết.
Lãnh đạo Bộ Giao thông khẳng định giao cắt khu vực này chỉ có biển cảnh báo do mật độ phương tiện qua lại không cao. Ảnh: Võ Thạnh.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho rằng một số tỉnh, thành có đường sắt đi qua và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chưa quyết liệt trong thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tại các đường ngang cũng như xử lý trách nhiệm của địa phương, đơn vị có liên quan.
Theo ông, Bộ Giao thông và các tỉnh cần có phương án xây dựng đường gom, lập chắn đường ngang để xóa bỏ toàn bộ lối đi dân sinh. Trước mắt, phân công rõ ràng trách nhiệm tổ chức cảnh giới an toàn cho toàn bộ đường ngang; cung cấp lịch trình chạy tàu cho chính quyền địa phương các cấp để tổ chức cảnh giới.
Ngày 20/2, đoàn tàu khách SE2 khi qua đường ngang (có biển cảnh báo) tại huyện Phù Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã va chạm với xe ôtô tải chở đá làm 3 người chết, 4 người bị thương nhẹ. Ngoài ra, ngành đường sắt còn thiệt hại kinh tế hàng tỷ đồng do hư hỏng nặng một đầu máy, một toa xe bưu vụ - phát điện, 4 toa xe khách và hơn 100 m đường sắt. Do đoạn đường sắt Bắc Nam bị ách tắc hơn 19 giờ, ngành đường sắt đã phải bãi bỏ một đoàn tàu khách SE20; thuê xe ôtô vận chuyển 2.500 hành khách bằng đường bộ giữa ga Huế và ga Lăng Cô...
Trước đó, ngày 4/2, tại đường ngang dân sinh (có biển cảnh báo) trên đường sắt Bắc-Nam thuộc địa bàn huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định), tàu TN1 va vào ôtô 16 chỗ ngồi, hậu quả 1 người chết tại chỗ (lái xe) và 5 người bị thương.
Cùng ngày, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng thuộc địa bàn Lạc Đạo, Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên), tàu LP5 va vào xe ôtô 4 chỗ ngồi vượt đường ngang dân sinh, hậu quả làm 1 người bị thương nặng, 2 người bị thương.
Đoàn Loan
Theo VNE
Nhân chứng kể lại giây phút chao đảo hỗn loạn trong con tàu trật bánh Theo Trưởng tàu SE2 - anh Nguyễn Thanh Minh, tàu lúc xảy ra tai nạn chạy với tốc độ 75 km/h (vận tốc cho phép là 80 km/h). Lúc tàu gặp nạn, anh Minh đang ở toa bưu vụ cùng 10 nhân viên khác. Đầu tiên anh nghe tiếng còi tàu ré lên chói tai đồng thời với tiếng phanh gấp. Chỉ trong...