Xác định nguyên nhân ngao chết hàng loạt ở Hà Tĩnh
Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có tới hơn 120 ha nuôi ngao bị chết. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc và bước đầu đã xác định được nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.
Các cơ quan chức năng nhận định ngao chết hàng loạt ở Hà Tĩnh là do thời tiết
Trước đó như Dân trí đã phản ánh, chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 12ha ngao (sò lát) của nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh và Cẩm Lộc (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) sắp đến vụ thu hoạch đột nhiên chết đồng loạt.
Ngay sau đó các cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã vào cuộc và đã xác định có đến hơn 120 ha nuôi ngao bị chết.
Các cơ quan chức năng đã tiến hành thu mẫu tại vùng nuôi ngao xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà và xã Cẩm Lĩnh và Cẩm Lộc huyện Cẩm Xuyên.
Chiều 21/4, thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã có kết quả từ Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I) về hiện tượng ngao bị chết tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Theo đó, kết quả phân tích một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, độ kiềm, N-NH4 , NH3, N-NO2-, P-PO43-, H2S, COD và sắt tổng số trong 7 mẫu nước thu tại vùng nuôi ngao Lộc Hà và Cẩm Xuyên đều nằm trong giới hạn cho phép.
Đối với kết quả định lượng tảo độc hại, trong 7 mẫu thu từ vùng nuôi nghêu Lộc Hà và Cẩm Xuyên đã ghi nhận được 6 loài tảo độc hại thuộc ngành tảo Khuê và tảo Giáp với mật độ dao động lần lượt từ 0 – 640 tb/l và 0 – 60 tb/l, thấp hơn giới hạn cảnh báo.
Các cơ quan chức năng khuyến cáo chưa nên nuôi thả ngao vào thời gian này vì chưa xử lý môi trường tại các đầm nuôi
Video đang HOT
Từ kết quả đó, các cơ quan chức năng nhận định sơ bộ về nguyên nhân ngao chết tại Hà Tĩnh là do sự tác động tổng hợp của các yếu tố như mật độ nuôi dày, ngao thương phẩm bị yếu sau quá trình sinh sản, hiện tượng sương muối xảy ra trùng thời điểm bãi ngao phơi bãi vào ban đêm và thời gian phơi bãi kéo dài (10-12h/ngày). Thời tiết năm nay ít nắng nên không có tác động của bức xạ mặt trời làm cho sương muối tan chậm so với các năm trước, kéo dài thời gian tác động bất lợi lên bãi ngao.
Qua đó các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân cân san thưa mât đô ngao đê giảm sự cạnh tranh thức ăn và không gian sống. Ngao đạt kích cỡ thương phẩm nên thu hoạch để làm giảm mật độ và tránh thất thu do bị chết tiếp.
Không nên thả giống mới ở thời điểm hiện tại do bãi nuôi vẫn còn ngao bị chết chưa thu gom hết và các bãi ngao chưa được cải tạo sau thời gian dài nuôi.
Và các cơ quan quản lý cần hướng dẫn các hộ nuôi cải tạo bãi nuôi ngao theo đúng quy trình.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Ngao chết trắng, chủ đầm thuê người vớt đi đổ
Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 12ha ngao (sò lát) của nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh và Cẩm Lộc (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) sắp đến vụ thu hoạch đột nhiên chết đồng loạt. Nhiều gia đình đã rơi vào cảnh nợ nần và khó có khả năng nuôi thả vụ sau.
Vỏ ngao được chất thành từng đồng như thế này
Nhiều hộ dân nuôi ngao trên khu vực Cồn Vạn, bãi bồi Cửa Nhượng, xã Cẩm Lĩnh và Cẩm Lộc của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang đối mặt với nguy cơ trắng tay, vì hàng tấn ngao nuôi đến mùa thu hoạch đột nhiên chết hàng loạt phải đem đổ bỏ.
Riêng xã Cẩm Lĩnh có 9 hộ dân nuôi ngao với diện tích gần hơn 10 ha. Người dân ước tính, hơn 10 tấn ngao đã chết trắng, nhiều đầm nuôi số lượng chết lên tới 70-80%.
Khác hẳn với không khí nhộn nhịp, phấn khởi của người dân nuôi ngao khi đến độ thu hoạch những năm trước, năm nay tình hình hết sức ảm đạm.
Xung quanh những đầm nuôi ngao là những đồng vỏ ngao chất thành đống, bốc mùi.
Gia đình ông Phạm Ngọc Dũng (64 tuổi, xã Cẩm Lĩnh) thuê vùng bãi bồi xã Cẩm Nhượng thả nuôi ngao 11 năm nay nhưng chưa bao giờ ông thấy ngao chết nhiều như thế. Toàn bộ diện tích 2,7 ha đầm nuôi ngao gần như chết trắng.
Ông Dũng thẫn thờ bên đống ngao chết
Ông Dũng buồn bã nói: "Năm vừa rồi tôi đã bỏ ra gần 80 triệu đồng đầu tư cho vụ này, nếu thắng lợi thì được khoảng 200 triệu nhưng giờ xem ra mất trắng".
"Hầu như năm nào cũng có ngao chết nhưng ít, còn năm nay thì chết gần như hết. Chúng tôi cũng đang muốn các cơ quan chức năng vào cuộc để tìm ra nguyên nhân", ông Dũng nói.
Không chỉ trắng tay sau một mùa vụ với bao mồ hôi, công sức mà ông Dũng còn phải bỏ thêm tiền để thuê nhân công vớt ngao đi đổ để chuẩn bị cho vụ mới.
"Tôi thuê họ vớt ngao mỗi giờ đồng hồ là 25.000 đồng. Năm nay chắc phải đi vay tiền để tiếp tục thả chứ biết làm sao giờ", ông Dũng cho biết.
Đến bây giờ vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân khiến ngao chết hàng loạt
Còn bà Nguyễn Thị Khả (62 tuổi, xã Cẩm Lĩnh) thất thần nhìn đầm ngao của gia đình chết trắng.
"Chưa năm nào mà ngao chết khủng khiếp như thế. Gia đình tôi nuôi hơn 1ha ngao nhưng giờ thu hoạch chỉ được khoảng vài tạ ngao sống. Năm sau không biết lấy đâu tiền để thả vụ mới", bà Khả lo lắng.
Tương tự, tại Cẩm Lộc hơn 2ha của 3 hộ dân cũng bị chết gần như hoàn toàn.
Các chủ đầm ngao còn phải bỏ thêm tiền để thuê người vớt ngao đi đổ
Trao đổi với PV ông Trần Đình Lam, Chủ tịch xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên cho biết đã kiểm tra các bãi nuôi thả ngao, đa số các hộ nuôi đều có ngao chết rất nhiều, ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đồng mỗi hộ.
Ông Lam nhận định: "Ở xã Cẩm Lĩnh có gần 10ha ngao bị chết. Nguyên nhân bước đầu khiến ngao chết có khả năng là do trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột dẫn tới ngao bị sốc và chết".
"Xã cũng đã báo cáo Phòng Nông nghiệp huyện về lấy mẫu kiểm tra để tìm nguyên nhân đồng thời có phương án hỗ trợ phần nào cho người nuôi", ông Lam nói.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Bỏ tiền mua lại rùa biển quý hiếm nặng 10kg để thả về biển Khi phát hiện con rùa biển quý hiếm nặng 10kg được bán vào quán nhậu thì những người dân ở TPHCM đã nhanh chóng mua lại con rùa để thả về tự nhiên. Ngày 26/3, đai diên lãnh đao Chi Cuc Thuy san - Sơ Nông nghiêp và Phát triên nông thôn TPHCM cho biêt, đơn vi này đã tiêp nhân môt con...