Xác định nguyên nhân cả Sài Gòn mù đặc, ô nhiễm nặng
Kết quả quan trắc 30 vị trí môi trường ở Sài Gòn, cơ quan chức năng cho biết chất lượng không khí có sự gia tăng đột biến của các chất ô nhiễm.
Trung Tâm quan trắc Tài nguyên và môi trường (Sở TN-MT) vừa có kết quả báo cáo chất lượng không khí tại TP.HCM trong tháng 9.
Lớp mù đặc quánh bao trùm Sài Gòn khiến các tòa nhà, khu dân cư ‘biến hình’ dưới lớp màu trắng đục
Theo kết quả quan trắc từ ngày 3 – 23/9 tại 30 vị trí môi trường cho thấy chất lượng không khí có sự gia tăng đột biến của các chất ô nhiễm như bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO…
Đặc biệt, trong các ngày 18 đến 20/9, các chất ô nhiễm nặng và gây ra tình trạng ‘Sài Gòn mù mịt’.
Cũng theo báo cáo, kết quả đó trong ngày 20/9 là cao nhất, bụi lơ lửng tăng gấp 2,19 lần, NO2 tăng 1,41 lần, CO tăng 1,4 lần. Đặc biệt ghi nhận bụi mịn PM10, PM 2.5 gia tăng từ 1,9-2,2 lần. Loại bụi mịn này được khuyến cáo gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Ô nhiễm không khí gây hại cho sức khỏe người dân
Video đang HOT
Lý giải nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên – môi trường cho rằng do hoạt động hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh khuếch tán sâu xuống khiến TP luôn nhiều mây, không có nắng.
Cùng với nền nhiệt độ thấp có mưa gián đoạn trên diện rộng, độ ẩm không khí cao và trong khí quyển có các hạt nhân ngưng kết, hơi nước bám vào tạo ra lớp mù.
Ngoài ra, do trời không có nắng, không có đủ bức xạ làm nóng mặt đất tạo ra lớp nghịch nhiệt làm cho không khí ô nhiễm nằm lớp sát mặt đất không phát tán lên cao được, lớp mù ngày càng dày đặc, lâu tan.
Trung tâm Quan trắc cũng bác nguyên nhân ô nhiễm không khí do ảnh hưởng của cháy rừng ở Indonesia. Tình trạng mù gây ô nhiễm không khí những ngày qua cũng thường xảy ra định kỳ hàng năm vào khoảng tháng 9, 10 tại TP.HCM. Hiện tượng này còn được gọi là mù quang hóa.
Lớp mù từ ô nhiễm không khí là mù quang hóa và không phải do cháy rừng ở Indonesia gây ra
Để hạn chế ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm, Trung tâm này khuyến cáo người dân, đặc biệt trẻ em và phụ nữ có thai, người lớn tuổi, hạn chế ra ngoài, tham gia giao thông và các hoạt động thể thao ngoài trời. Nếu có nhu cầu ra ngoài cần đeo khẩu trang, mang kính che toàn bộ mắt, che chắn khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm.
Đồng thời, người dân nhớ nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý, hạn chế phơi thực phẩm, áo quần, hạn chế sử dụng nước mưa.
Tuấn Kiệt
Theo vietnamnet
Nghiên cứu cho thấy: Tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm có thể gây rối loạn cương dương
Chất lượng không khí tồi tệ quả thật chẳng có gì tốt lành cho con người, ai ngờ còn ảnh hưởng tới cả chuyện giường chiếu.
Vài tháng trước, nhóm chuyên gia đến từ Đại học Quảng Châu, Trung Quốc, đã đăng tải một số kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Y học Tình dục (Journal of Sexual Medicine) về ảnh hưởng của khí thải xe cơ giới (VE) đối với hiệu suất cương dương.
Kết quả cho thấy, không khí ô nhiễm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung, đặc biệt là chức năng cương dương ở nam giới. Nhóm nghiên cứu chọn khí thải xe cơ giới vì đây là nguồn gây ô nhiễm không khí chính tại các siêu đô thị.
Đối tượng nghiên cứu là những con chuột 12 tuần tuổi có thể trạng tốt. Chúng được chia thành 4 nhóm 10 cá thể, được tiếp xúc với các mức độ khác nhau của VE trong khoảng thời gian 3 tháng - nhằm đánh giá mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và chứng bất lực.
Khá đơn giản, những con chuột tiếp xúc với VE càng lâu thì chúng gặp càng nhiều vấn đề về sức khỏe.
Cụ thể, 1 nhóm chuột không tiếp xúc với VE trong khi 3 nhóm còn lại phải đối mặt với không khí ô nhiễm trong 2, 4 và 6h mỗi ngày, 5 ngày/tuần.
Sau 3 tháng, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra chức năng phổi, chức năng cương dương của chuột bằng nhiều loại kích thích.
Kết quả cho thấy: Những con chuột tiếp xúc với VE trong 4 hoặc 6h/ngày đã giảm đáng kể chức năng cương dương.
Con số tương ứng với việc suy giảm chức năng cương dương sau tiếp xúc với VE là: 38,6% đối với nhóm chuột phải hít thở không khí ô nhiễm 4h/ngày; 45,6% với 6h/ngày.
Dù từ trước tới nay đã có nhiều nghiên cứu đưa ra liên hệ tiêu cực giữa không khí ô nhiễm và chức năng sinh lý - nhóm chuyên gia đến từ Đại học Quảng Châu khẳng định cần phải có nhiều nghiên cứu hơn, đặc biệt là khi họ thí nghiệm trên chuột.
Tham khảo W.O.B
Theo Helino
Bụi mịn không khí TP HCM gây viêm nhiễm hô hấp Bụi mịn PM2.5 ở TP HCM cao hơn 4 lần quy chuẩn quốc gia, tác hại đến đường hô hấp, hệ thống mạch máu toàn cơ thể. Theo AirVisual, những ngày qua chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại TP HCM ở mức ô nhiễm nặng (màu đỏ, cam) - là mức thuộc nhóm có hại cho sức khỏe của người dân....