Xác định nguyên nhân 3 đoàn tàu tông nhau làm gần 300 người chết
Giới chức Ấn Độ xác định nguyên nhân ban đầu làm 3 đoàn tàu tông nhau khiến gần 300 người chết là do hệ thống kiểm soát đường ray bằng máy tính bị lỗi.
Ngày 4-6, Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ Ashwini Vaishnaw cho biết giới chức nước này xác định nguyên nhân ban đầu làm 3 đoàn tàu tông nhau ngày 2-6 khiến gần 300 người chết là do hệ thống kiểm soát đường ray bằng máy tính hay còn gọi là hệ thống khóa liên động điện tử bị lỗi.
Theo hãng tin AP, đây là một hệ thống tín hiệu phức tạp, được thiết kế để sắp xếp chuyển động của các đoàn tàu trên đường ray, ngăn chúng va chạm với nhau.
Nhân viên cứu hộ Ấn Độ kết thúc công tác cứu hộ nạn nhân mắc kẹt trong vụ tai nạn đường sắt 2-6. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Theo giới chức Ấn Độ, ban đầu các lỗi tín hiệu khiến đoàn tàu tốc hành Coromandal Express (chở 1.257 hành khách) di chuyển từ Kolkata đến Chennai đi vào một đường ray phụ, sau đó đâm trực diện vào một đoàn tàu chở hàng.
Sau cú tông mạnh với tàu hàng, nhiều toa tàu của tàu Coromandal Express lật ngang, chắn hai đường ray bên cạnh.
Không lâu sau đó một tàu chở khách nữa tên là Yesvantpur-Howrah (chở 1.039 người) đi từ Bengaluru tới Howrah tiếp tục tông mạnh và hất văng một số toa của hai tàu trên.
Các cơ quan chức năng địa phương sẽ tiếp tục điều tra kỹ hơn làm rõ vụ việc.
Đức: Bé trai chết thảm vì bị tàu hoả kéo lê hàng trăm mét
Một bé trai 10 tuổi thiệt mạng sau khi bị tàu hoả đâm và kéo lê hàng trăm mét ở TP Recklinghausen - Đức.
Theo Reuters, vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra ở TP Recklinghausen, thuộc khu công nghiệp Ruhr, miền Tây nước Đức. Lực lượng cứu hộ đã triển khai một máy bay không người lái để tìm kiếm các nạn nhân khác (nếu có).
Thông tin sơ bộ từ nhà chức trách địa phương tối 2-2 cho thấy một bé trai 10 tuổi thiệt mạng và một bé trai 9 tuổi bị thương nặng sau khi bị đoàn tàu chở hàng đâm phải.
Truyền thông bản địa cho hay 2 đứa trẻ bị đoàn tàu kéo lê hàng trăm mét khi nó di chuyển qua khu công nghiệp Ruhr.
Ông Herbert Reul tại hiện trường tối 2-2. Ảnh: Reuters
Khoảng 35 lính cứu hỏa và nhân viên cứu hộ được huy động tới hiện trường. Có mặt tại đó tối 2-2, Bộ trưởng Nội vụ Herbert Reul của bang North Rhine-Westphalia nói rằng bé trai 9 tuổi đang giành giật sự sống.
"Trẻ em, tàu hỏa và ở độ tuổi còn nhỏ như vậy, những gì xảy ra ở đây thật kinh khủng. Hy vọng cha mẹ các em sẽ có đủ sức mạnh để vượt qua nỗi bất hạnh lớn này" - ông Reul cho biết.
Cũng tại Đức, hồi tháng 9-2019, một bé trai 8 tuổi chết thảm vì bị đẩy ra trước tàu cao tốc đang lao tới. Báo The Guardian dẫn lời cảnh sát Đức cho biết bé trai và mẹ bị đẩy vào đường ray ở TP Frankfurt.
Cậu bé bị tàu cao tốc lao tới đâm tử vong, trong khi mẹ em may mắn lăn được vào khoảng trống giữa hai đường ray nên thoát chết trong gang tấc.
Nghi phạm đẩy mẹ con cậu bé - một người đàn ông 40 tuổi - bị các hành khách khác truy đuổi và khống chế tại nhà ga rồi bàn giao cho cảnh sát.
Nghi phạm có ý định đẩy một phụ nữ thứ ba vào đường ray nhưng cô phản ứng kịp nên không hề hấn gì. Bước đầu, hắn được xác định đến từ Eritrea, quốc gia ở châu Phi và không quen biết các nạn nhân.
Cách đó hơn 1 tuần, một phụ nữ 34 tuổi cũng bị đẩy ra trước đầu tàu ở thị trấn Voerde, bang North Rhine-Westphalia - Đức và bị đâm chết. Cảnh sát sau đó bắt được nghi phạm, người gốc Kosovo Serbia và tạm giam. Hắn cũng không quen biết nạn nhân.
Đã xác định nguyên nhân vụ tai nạn đường sắt ở Ấn Độ Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ đã công bố nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn đường sắt thảm khốc khiến gần 300 người chết và hơn 850 người bị thương. Ấn Độ công bố nguyên nhân vụ tai nạn đường sắt khiến gần 300 người chết Ngày 4-6, Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ Ashwini Vaishnaw công bố đã tìm ra nguyên...