Xác định được tàu chở hàng tông tàu cá khiến 3 ngư dân tử vong ở Quảng Nam
Qua làm việc ban đầu, các thuyền viên tàu chở hàng khai nhận họ có nghe tiếng va chạm nhưng do đêm tối nên không rõ chuyện gì. Sáng 8/6, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vừa xác định được phương tiện tông chìm tàu cá khiến 3 ngư dân tử vong xảy ra trên vùng biển xã Bình Dương, huyện Thăng Bình.
Các ngư dân may mắn sống sót được đưa lên bờ.
Phương tiện xảy ra va chạm với tàu cá QNg 91426 TS vào rạng sáng 6/6 là tàu Thịnh Long 68, do ông Bùi Văn Long (SN 1966, quê Nam Định) làm thuyền trưởng. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, tàu này chở 1.500 tấn cao lanh từ tỉnh Đồng Nai về cảng Thuận An (tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Các thuyền viên tàu Thịnh Long 68 khai nhận vào khoảng 3 giờ ngày 6/6, họ có nghe tiếng va chạm mạnh của tàu. Tuy nhiên, do đêm tối nên họ không nắm rõ chuyện gì cụ thể.
Lực lượng chức năng đã lập đoàn công tác để kiểm tra thân tàu Thịnh Long 68, các thiết bị hàng hải và hệ thống camera an ninh của tàu. Bước đầu, đoàn công tác ghi nhận camera an ninh có ghi lại hình ảnh về một vụ va chạm giữa tàu Thịnh Long 68 và một tàu cá chưa nhìn rõ số hiệu trên biển.
Các cơ quan chức năng đang phối hợp chặt chẽ để phân tích hình ảnh, sớm hoàn thành việc điều tra.
Video đang HOT
Chân dung người đàn ông cứu 5 ngư dân trên biển
Liên quan đến vụ tàu cá bị tông khiến 3 người tử vong, ông Trần Văn Nam (48 tuổi, trú xã Bình Hải, huyện Thăng Bình) cho biết ông là người cứu sống 5 ngư dân trên tàu bị nạn và vớt các thi thể giữa biển.
Các ngư dân gặp nạn được ông Nam ứng cứu.
Theo ông Nam, khoảng 5h sáng 6/6, ông điều khiển ghe máy đến vùng biển Bình Dương cách bờ khoảng 7 hải lý để đánh bắt cá. Sau khi thả lưới, ông nghe tiếng kêu cứu nên chạy đến kiểm tra.
“Khoảng cách giữa tôi và nhóm người bị nạn lúc này gần 300m. Khi tôi chạy ghe máy đến phát hiện 3 người đang ôm can nhựa, có dấu hiệu đuối sức nên đã vớt từng người lên ghe. Lúc này cả 3 đều đã uống nước biển và đuối sức”, ông Nam thuật lại. Sau khi đưa 3 người lên ghe, những người bị nạn cho biết còn 4 ngư dân (2 người đã tử vong) ở khoảng cách 100m nên ông Nam tiếp tục nổ máy đến cứu vớt.
Khi đến nơi, ông tiếp tục đưa 2 người lên ghe, 2 người tử vong được buộc bằng dây, thả nổi.
“Lúc này, cả 5 ngư dân sống sót đều lạnh và đói, tôi phải cởi áo, đưa áo mưa và nước rồi hô hấp để những người này tỉnh lại. Sau đó, gọi điện báo chính quyền xã và Đồn Biên phòng Cửa Đại đến hỗ trợ”, ông Nam nhớ lại.
Sau khoảng 3 giờ, canô Đồn Biên phòng Cửa Đại có mặt đưa các ngư dân vào bờ, ông Nam tiếp tục ở lại tìm kiếm ngư dân mất tích còn lại. Đến khoảng 10h ngày 6/6, thi thể ngư dân cuối cùng trên tàu cá được tìm thấy.
Như đã đưa tin, khoảng 3h30 ngày 6/6, một tàu không rõ số hiệu xảy ra va chạm với tàu cá QNg-91426 TS do ngư dân Trần Văn Công (47 tuổi, quê tỉnh Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng kiêm chủ tàu.
Hai tàu va chạm tại vị trí 15,47 độ vĩ Bắc – 108,32 độ kinh Đông, cách bờ biển xã Bình Dương khoảng 7 hải lý. Trên tàu có 8 ngư dân và đều trú tại TP Quảng Ngãi. Vụ việc khiến 3 ngư dân tử vong, 5 người còn lại may mắn thoát chết.
Khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ tại miền Trung
Tính đến 11 giờ ngày 4/4, mưa lũ đã làm 3 người chết (ở Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị), 1 người mất tích (Phú Yên), 5 người bị thương nhẹ (Thừa Thiên- Huế); 2 nhà bị sập (Phú Yên), 48 nhà tốc mái (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên); 2.592 lồng bè bị thiệt hại; 262 ghe, thuyền bị chìm...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 31/3 đến 3/4, khu vực miền Trung đã xảy ra mưa lớn, tổng lượng mưa phổ biến 200 - 500 mm, có nơi tới trên 750 mm. Đây là đợt mưa lũ bất thường ngay giữa mùa khô, kèm theo dông lốc, sóng lớn đã gây thiệt hại về người, nhà cửa, đặc biệt là thiệt hại và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản, nhất là tại các tỉnh: Bình Định và Phú Yên.
Ngư dân xã An Hòa Hải, tỉnh Phú Yên trục vớt tàu bị sóng đánh chìm lên bờ để sữa chữa do mưa to và gió lớn từ ngày 30-31/3. Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại các địa phương, mưa lũ diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đã làm khoảng 20.090 ha lúa và 2.327 ha rau màu bị ngập; 60 ha cây ăn quả bị thiệt hại.
Tại tỉnh Phú Yên, toàn tỉnh có trên 117 ghe, tàu đánh cá công suất nhỏ (chiều dài dưới 15m) của ngư dân 4 địa phương ven biển (Tuy Hòa, Tuy An, Đông Hòa, Sông Cầu) bị gió lốc, sóng biển đánh chìm; 2.450 lồng nuôi tôm hùm bị trôi dạt, 14 nhà ở của người dân bị sập đổ, tốc mái; 15.700/26.666 ha lúa Đông Xuân đang trong giai đoạn chín sáp, sắp thu hoạch bị ngập nước, ngã, đổ; 508 ha rau màu bị ảnh hưởng. Huyện Tuy An có một người tử vong.
Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương, tính đến 11 giờ ngày 4/4, mưa lũ đã làm 3 người chết (ở Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị), 1 người mất tích (Phú Yên), 5 người bị thương nhẹ (Thừa Thiên- Huế); 2 nhà bị sập (Phú Yên), 48 nhà tốc mái (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên); 2.592 lồng bè bị thiệt hại; 262 ghe, thuyền bị chìm.
Ngoài ra, mưa lũ còn làm 104.232 ha lúa, hoa màu bị ngập và thiệt hại tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Sạt lở một số tuyến đường giao thông địa phương tại các tỉnh, thành phố Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; ngập 7 điểm tại Quốc lộ 49B (từ 0,2-0,4m) và 12 điểm trên các tuyến tỉnh lộ tại Thừa Thiên - Huế (địa phương đã lập rào chắn) và một số tuyến đường giao thông nông thôn tại tỉnh Quảng Trị (nước đã rút, giao thông cơ bản bình thường); sạt lở, vỡ 1.300m đê bao ở tỉnh Thừa Thiên - Huế; sạt lở một số tuyến đê bao huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị; 1.500m bờ biển (Quảng Nam); 1.992m3 đất, đá vùi lấp kênh mương (Đà Nẵng, Phú Yên). Hiện còn ngập lụt một số vùng trũng thấp ven sông của các huyện Hải Lăng, Triệu Phong (Quảng Trị); huyện Phong Điền, Quảng Điền (Thừa Thiên- Huế).
Để tiếp tục ứng phó với mưa lũ và các hiện tượng thiên tai bất thường khác có khả năng xảy ra trong thời gian tới, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của mưa lũ khẩn trương, tranh thủ khắc phục sớm nhất, nhanh nhất thiệt hại mưa lũ, hỗ trợ ngay cho người bị thiệt hại ổn định cuộc sống, có chính sách giúp người dân tái sản xuất; thường xuyên nắm bắt thông tin, sẵn sàng ứng phó với đợt mưa từ ngày 4-6/4.
Các tỉnh, thành phố theo dõi, sẵn sàng ứng phó với khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, bão phía Đông Philippinnes có thể vào biển Đông trong những ngày sắp tới; hỗ trợ người dân về lương thực để không hộ nào bị thiếu đói.
Các địa phương huy động lực lượng giúp nhân dân vệ sinh môi trường, khôi phục nhà ở bị tốc mái, ngập lụt, ổn định đời sống người dân ngay sau khi nước rút; vệ sinh các cơ sở hạ tầng, công sở để sớm đi vào hoạt động; tổ chức rà soát, thống kê đánh giá thiệt hại và kịp thời đề xuất nhu cầu hỗ trợ khi vượt quá khả năng khắc phục của địa phương; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã và đang tổ chức các đoàn tới thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả tại cảng cá Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và huyện Tuy An (Phú Yên), tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị...
Các địa phương đang tích cực khẩn trương tiêu úng để nước rút đến đâu thu hoạch đến đó, các tỉnh Quảng Ngãi. Bình Định, Phú Yên đã thu hoạch 23.458 ha lúa, đồng thời trục vớt 171/262 tàu, thuyền, ghe bị chìm tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Loài cây này dân trồng làm hàng rào cho đẹp như cây cảnh giờ là thứ rau đặc sản không dễ tìm ở Quảng Nam Cây rau sen (hay rau xen) ở làng Đại Bình, xã Quế Trung (huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) được người bản địa trồng làm bờ giậu, đồng thời để chế biến những món ăn đặc sản, mang đậm hương vị đặc trưng vùng miền mà không phải nơi nào cũng có được. Ngay những người già ở làng Đại Bình, xã Quế...